Ông Leonid Gusev - Viện Nghiên cứu Quốc tế (Đại học MGIMO) cho rằng, hầu hết các nước châu Á sẽ không tham gia "trừng phạt Nga" nhưng Moscow vẫn cần phải cảnh giác, ngoại trừ đối với Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bắt tay Tổng thống Nga V.Putin nhân chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 11/2013. (Ảnh: RIA Novosti)
Trong cuộc chiến chống lại nước Nga bằng các biện pháp trừng phạt, Hoa Kỳ đã cố gắng vận động các quốc gia châu Á ủng hộ lệnh trừng phạt đối với Liên bang Nga. Đặc biệt là việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang cử sứ giả đến các quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương để vận động.
Theo thông tin trên The Wall Street Journal dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, rằng phía Mỹ đã và đang thực hiện một loạt các cuộc họp với phía đại diện của các chính phủ cũng như các tập đoàn doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân ở Hàn Quốc, Singapore và thậm chí cả Trung Quốc.
Trong bài bình luận đăng trên tờ National News Service, hôm 1/8, chuyên gia Leonid Gusev từ Viện Nghiên cứu Quốc tế, Đại học MGIMO Nga cho rằng, hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều đang có những mối liên kết tích cực với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Nhưng hầu hết những quốc gia có hợp tác với Nga về mặt kinh tế, có thể họ sẽ không sẵn sàng ủng hộ lệnh trừng phạt Nga cùng với Hoa Kỳ, nhưng Moscow vẫn phải cảnh giác.
"Nhiều quốc gia châu Á đang có những mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ. Ví dụ, Nhật Bản và Hàn Quốc nơi có cả căn cứ quân sự của Mỹ. Singapore cũng vậy, họ luôn luôn cùng đường lối với phương Tây về kinh tế và chính trị, nhưng một quốc gia đã từng là thuộc địa của nước Anh như Trung Quốc thì mọi thứ rất mơ hồ và khó lường", chuyên gia Leonid Gusev bình luận.
"Trung Quốc bị ràng buộc bởi các mối quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ với Hoa Kỳ nên việc công khai phản đối lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và phương Tây đối với Nga là không thể, mặc dù có một thực tế rằng Nga có một mối quan hệ hợp tác kinh tế rất gần với họ" chuyên gia Leonid Gusev cho biết thêm.
Đối với Lào và Campuchia, trước kia họ vẫn là đồng minh của Liên Xô, nhưng nay họ đã chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ phương Tây. Mặc dù mối quan hệ với Nga vẫn tốt, nhưng họ không thể là đồng minh.
Nga đang chạy thử tàu ngầm Kilo thứ 6 trước khi chuyển gia cho Việt Nam
Chuyên gia Leonid Gusev cho rằng, Nga trong mối quan hệ với CHDCND Triều Tiên vẫn không có gì mới. Vì Triều Tiên vẫn là một nước quá phụ thuộc vào Trung Quốc, và hơn nữa Triều Tiên là một quốc gia quá nghèo.
Đối với Ấn Độ, họ không ngừng phát triển mối quan hệ với cả Nga và phương Tây. Tất nhiên, hôm nay họ đã và đang xây dựng một mối quan hệ độc lập hơn.
Mặc dù kể từ đầu những năm 90, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực và mối quan hệ này vẫn không ngừng lại. Nhưng "nhiều hay ít thì Nga cũng có thể dựa vào Việt Nam. Chúng tôi có một mối quan hệ tốt về nhiều mặt như kinh tế, quân sự... hai nước có cả một liên doanh dầu khí chung. Ngoài ra, Nga sẽ xây dựng một nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận Việt Nam", chuyên gia Leonid Gusev cho biết.
Trần Phong - Infonet.vn
Comments[ 0 ]
Post a Comment