Đông Á, bao gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á, sẽ trải qua một năm biến động trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh biển.
Quân đội Trung Quốc trải qua cuộc cải cách lớn nhất từ ngày lập quốc, tăng tính chính quy hiện đại, theo mô hình phương Tây, nhưng dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Quân ủy Trung ương.
Trung Quốc điều chỉnh kinh tế, chính trị và quân sựQuá trình cải cách của Trung Quốc đã bước sang giai đoạn bấp bênh. Lộ trình năm 2016 bao gồm cải cách doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt tập trung vào việc củng cố ngành công nghiệp và áp đặt thêm sự giám sát về tài sản. Quá trình chuyển đổi cần thiết cho một nền kinh tế dựa vào tiêu dùng trong nước vừa chậm chạp lại vừa tốn kém. Các ngành dịch vụ đang được đẩy mạnh ở các tỉnh phía Nam và ven biển, trong khi lĩnh vực xây dựng nhà ở và công nghiệp nặng chuyển đến các tỉnh miền Bắc và nội địa.Chính phủ và lãnh đạo các ngành công nghiệp sẽ thúc đẩy việc hợp nhất. Bắc Kinh sẽ giảm ngành công nghiệp sản xuất kim loại. Nợ của các doanh nghiệp tăng lên làm chậm quá trình tăng trưởng kinh tế trong nước, tạo ra những rủi ro đối với quá trình cải cách. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhìn nhận về một năm khó khăn để kiểm soát các tác động của thay đổi kinh tế đối với kinh tế và xã hội. Một năm mới sẽ chứng kiến chính sách nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng và sâu rộng hơn để đẩy mạnh quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, cũng như cải cách tài chính trong nước.Những nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc sẽ ưu tiên giảm thiểu tác động kinh tế và xã hội trong khi vẫn thực hiện kế hoạch cải cách. Giống như những năm trước, sức chống đối cải cách và thay đổi thể hiện trong tính cách quan liêu và các thủ đoạn chính trị. Do chiến lược của Chủ tịch Tập Cận Bình về phối hợp chính trị và chiến dịch chống tham nhũng được tăng cường trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2017, các nhà lãnh đạo các cấp Trung Quốc sẽ tập hợp lại với nhau thành các nhóm nhỏ để có được sự bảo vệ từ nhóm trung tâm. Bắc Kinh cũng bắt đầu thực hiện một loạt các cải cách quân sự đầy tham vọng. Những điều đó sẽ làm thay đổi đáng kể cấu trúc của Quân đội Giải phóng Nhân dân để quân đội phù hợp hơn với các mô hình quân sự phương Tây. Điều này sẽ liên quan đến việc cắt giảm lớn về quân số cũng như nhân sự, tổ chức lại các quân khu. Bắc Kinh sẽ cẩn thận sắp xếp những thay đổi này bằng động lực kinh tế cho những người xuất ngũ hoặc chuyển ra khỏi vị trí lãnh đạo. Bắc Kinh cũng có thể làm giảm vai trò của chính ủy, cho phép linh hoạt hơn trong các hoạt động quân sự, đặc biệt là ở cấp chiến thuật.Ngày 12/1, Tân Hoa xã đưa tin Chủ tịch Tập Cận Bình đã ra lệnh tái cơ cấu các tổng cục của quân đội Trung Quốc. Chủ tịch Tập yêu cầu xóa bỏ 4 cơ quan đầu não của quân đội Trung Quốc gồm Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục chính trị, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Quân bị, thay vào đó là thành lập 15 cơ quan mới dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương ĐCS Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình.Khó khăn kinh tế, chính trị đối với Đông Nam ÁĐối với Đông Nam Á, sự gia tăng lãi suất đã được báo trước của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng áp lực lên các nền kinh tế khu vực, đặc biệt là Malaysia và Indonesia – hai nước phụ thuộc rất nhiều vào vay nợ nước ngoài. Tuy nhiên, suy giảm kinh tế ở Trung Quốc sẽ tiếp tục là khó khăn kinh tế lớn nhất đối với trong khu vực Đông Nam Á, mặc dù các nước bị ảnh hưởng sẽ vẫn buộc phải cân bằng sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào an ninh từ Hoa Kỳ.Những nỗ lực để thiết lập hoặc hiện thực hóa các thỏa thuận kinh tế và thương mại khu vực ở châu Á sẽ tăng trong năm 2016. Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được phê chuẩn ở một số nước trong khu vực, trong khi những nước khác mong muốn tham gia là thành viên vòng hai. Các cuộc đàm phán hướng tới quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực sẽ tăng cường, khi có những động thái của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản hướng đến việc tạo ra một thỏa thuận thương mại tự do ba bên.Thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ bắt đầu thực hiện kế hoạch chi tiết cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN mới.Trung Quốc một lần nữa thử thách thái độ của ASEAN bằng việc đưa máy bay hạ cánh xuống đường băng mới được xây dựng trên Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Thông tin trên khiến cộng đồng quốc tế lo ngạiĐể giữ được vai trò trung tâm, ASEAN phải chứng tỏ được vai trò và vị thế phù hợp của mình với các nước lớn, thông qua việc tạo dựng và định hướng phát triển cho các cơ chế hợp tác khu vực nhằm mang lại những không gian và cơ hội chiến lược cho những nước này cùng tham gia hợp tác ở khu vực.Tất cả những động thái này sẽ không thay đổi hoàn toàn tình hình kinh tế ở châu Á trong năm 2016, nhưng mỗi nước sẽ tạo ra những thách thức mới và cơ hội mới cho các doanh nghiệp ở châu Á-Thái Bình Dương.Biển Đông vẫn là một trọng tâm của tình hình an ninh khu vựcHợp tác kinh tế có thể kiềm chế sự cạnh tranh an ninh khu vực. Tuy nhiên, nó sẽ không cải thiện hoàn toàn các tranh chấp chính trị và lãnh thổ biển đảo.
Quân đội Myanmar tiếp tục giao tranh với các lực lượng nổi dậy, trong khi tiến trình thương lượng tiếp diễn, với sự tham gia của bà Suu Kyi
Biển Đông vẫn tranh chấpTrung Quốc sẽ tiếp tục khẳng định tuyên bố của mình trên các lãnh thổ tranh chấp, và Mỹ sẽ tiếp tục tự do tuần tra hàng hải quanh các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng và mở rộng hợp tác quân sự với một số quốc gia ven biển. Căng thẳng hàng hải có thể bùng phát trở lại khi Tòa án Trọng tài thường trực tại Hà Lan đưa ra phán quyết ban đầu của mình về vụ kiện của Philippines đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặc dù quyết định của Tòa không xác định vấn đề chủ quyền, và mặc dù Trung Quốc không tham gia vào vụ án, phán quyết dù sao cũng làm tăng thêm sự phức tạp cho các tranh chấp hàng hải và các câu hỏi về việc liệu các đảo tranh chấp có thể được dùng làm căn cứ pháp lý để xác định lãnh thổ. Mỹ đã lên ngân sách cho đào tạo liên quan đến quốc phòng và bán vũ khí ở khu vực Đông Nam Á (và Đài Loan) trong năm 2016 và sẽ mở rộng hợp tác quốc phòng với Nhật Bản và Úc.Năm 2016, Việt Nam sẽ triển khai mạnh các hoạt động ở vùng biển chủ quyền của mình, tăng cường công tác thăm dò khai thác dầu khí, đảm bảo an ninh năng lượng. Mặc dù giá dầu quốc tế còn có thể đi xuống, nhưng Tập đoàn dầu khí Việt Nam vẫn nỗ lực thăm dò, đầu tư, tăng cường dự trữ dầu khí, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và việc kinh doanh sản xuất, đồng thời khẳng định các vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Đây cũng là một trong những biện pháp để bảo vệ chủ quyền và an ninh trên biển.Nhật Bản sẽ tiếp tục tranh luận trong nước liệu nước này có sẵn sàng tham gia các cuộc tuần tra trên Biển Đông về mặt chính trị hay quân sự, nhưng nhiều khả năng sẽ không có quyết định được đưa ra cho đến nửa sau của năm 2016 sau cuộc bầu cử Thượng viện. Thậm chí sau đó, Tokyo có nhiều khả năng chỉ hạn chế tuần tra trinh sát trên không hơn là các hoạt động liên quan trên biển. Mỹ cũng sẽ thúc đẩy Úc đảm nhận một vai trò tích cực hơn ở Biển Đông. Tuy nhiên, giống như Tokyo, Canberra sẽ thận trọng cân nhắc các chi phí và lợi ích của bất kỳ hành động nào do có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc.Mặc dù Mỹ tiếp tục hoạt động ở Biển Đông và dự kiến bán vũ khí cho Đài Loan, Trung Quốc sẽ không giảm đáng kể quan hệ quân sự song phương với Washington hoặc đe dọa không xem xét lời mời tham gia Cuộc trận trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC).Nhật Bản tại khu vực tăng cường quan hệ với Đông Nam ÁTrong năm 2016, chương trình kinh tế “Abenomics” của Nhật Bản sẽ làm tăng chỉ trích trong xã hội do bị vỡ mộng. Chính phủ có thể cố gắng định hình lại các điều khoản đảm bảo sự thành công của chương trình, chuyển sự chú ý từ |mũi tên” tiền tệ - một trong ba khía cạnh cốt lõi của chiến lược - sang cải cách cơ cấu và các tiến trình đang được thực hiện. Kế hoạch dài hạn chẳng hạn như tăng thuế doanh thu năm 2017 có thể bị trì hoãn lâu hơn nữa khi nền kinh tế vẫn đang ở bên rìa của suy thoái kinh tế. Nếu chương trình Abenomics chính thức kết thúc, trái phiếu chính phủ có thể sẽ không trở thành thảm họa như dự đoán.Quan hệ chính trị, an ninh và kinh tế của Nhật Bản ở Đông Nam Á sẽ lan tỏa vào năm 2016, bất chấp những khó khăn kinh tế trong nước. Tokyo vẫn có số lượng tài chính đáng kể cung cấp cho khu vực Đông Nam Á và sẽ tích cực hơn theo đuổi các hợp đồng cơ sở hạ tầng trong khu vực, cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc.Các cuộc bầu cử đáng chú ý trong khu vựcVào tháng 1/2016, Đài Loan sẽ bầu ra một Tổng thống lẫn Quốc hội khoá mới. Các cuộc thăm dò cho thấy đảng đối lập Dân chủ Tiến bộ đang sẵn sàng để tiếp nhận quyền lực từ Quốc Dân Đảng đang cầm quyền. Đảng Dân Tiến theo truyền thống được coi là ủng hộ độc lập, mặc dù các quan chức của Đảng khẳng định rằng họ muốn duy trì mối quan hệ hiện tại của Đài Loan với Trung Quốc.Trung Quốc cũng sẽ theo dõi cuộc bầu cử vào tháng 5 ở Philippines, một quốc gia có vai trò trung tâm của các tranh chấp Biển Đông. Bắc Kinh hy vọng rằng một chính phủ hòa giải hơn sẽ được thành lập tại Manila.Tại Malaysia, chính phủ của Thủ tướng Najib Razak có thể tổ chức một cuộc bầu cử vào năm 2016. Đảng cầm quyền Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất và Barisan Nasional sẽ vẫn đạt được đa số, nhiều khả năng làm tăng căng thẳng trong quan hệ vốn không ổn định với người Hoa, một bộ phận quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp Malaysia.Ở Hàn Quốc, tình trạng bất ổn lao động tăng làm tăng các cuộc biểu tình và bạo động dẫn đến cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 4.Mặc dù không thực sự là cuộc tổng tuyển cử, Đại hội Đảng Lao động của Bắc Triều Tiên sẽ củng cố thời kỳ cai trị của Kim Jong Un.Tại Myanmar, bà Suu Kyi quyết định tham gia vào tiến trình hoà bình Myanmar, tuyên bố: “Tại thời điểm này, dựa trên sự uỷ thác của cử tri, thì điều đúng đắn là nên làm những gì mà nhân dân muốn chúng ta làm, chúng tôi sẵn sàng nhận trách nhiệm xây dựng một nền hoà bình vĩnh cửu trong nước. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi người sẽ giúp chúng tôi.”Chính quyền của ông Thein Sein đã thương lượng với các lực lượng nổi dậy từ khi lên nắm quyền vào năm 2011. Nhưng nhiều nhóm nổi dậy hoặc là từ chối tham gia các cuộc đàm phán trước đây, hoặc từ chối ký thoả thuận.Đông Á bước vào năm 2016 với những chuyển động chính trị và an ninh bất thường và khó lượng định kết quả./.
ReplyDeleteĐại phát viễn thông chuyên cung cấp iphone 7 tại hcm:
----------------------------------------------------
Giá rẻ nhất-chất lượng tốt nhất – Xem ngay bảng giá bán iphone7 tại đây:
Web: giá bán iphone 7
( Xem tai day): giá bán iphone 7
( xem tai day ): gia ban iphone 7 to