Nga đang theo đuổi một mối quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam để xây dựng ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á nhằm chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Việt Nam năm 2006 (ảnh: The Kremlin)
Đến cuối năm 2015, Liên bang Nga đã thực hiện nhiều bước đột phá trong quan hệ với Việt Nam, bao gồm cả các thỏa thuận hợp tác song phương giữa Moskva và Hà Nội về các vấn đề như chống tham nhũng, quốc phòng, và thương mại...
Trong khi dư luận toàn cầu phần lớn đã có phản ứng tiêu cực chống lại nước Nga do các hành động quân sự của họ ở nước ngoài, thì ở Việt Nam, Nga lại nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân Việt Nam. Theo một cuộc thăm dò của Trung tâm nghiên cứu Pew, 75 % người Việt Nam ủng hộ các chính sách của Nga. Ở cấp độ chính thức, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, gần đây đã lên tiếng ủng hộ Nga đối với một vai trò lớn hơn trong các vấn đề trên toàn cầu.
Maria Zelenkova, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga cho biết, chính sách đối ngoại của Việt Nam dựa trên phương hướng phát triển quan hệ với Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ, đa phương hóa đa dạng hóa. Với những căng thẳng ngày càng gia tăng trên Biển Đông, đó là lý do mà Hà Nội sẽ theo đuổi các mối quan hệ gần gũi hơn với một sức mạnh láng giềng của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Việc theo đuổi một chính sách đối ngoại đa phương như vậy cũng tương tự như các quốc gia Kazakhstan và Mông Cổ đang theo đuổi, khi mà họ đang phải đấu tranh với một thực tế là có chung đường biên giới với Trung Quốc và Nga.
Tổng thống Putin tại Hà Nội năm 2013
Khi căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Việt Nam trên Biển Đông gia tăng, Việt Nam có lý do cụ thể và hợp lý để tiếp cận Nga và tìm kiếm một mức độ sâu sắc hơn trong mối quan hệ đối tác. Tuy nhiên, sự sẵn sàng của Moskva trong việc phát triển gần hơn mối quan hệ với Hà Nội lại phụ thuộc vào quyền lợi và lợi ích mà Nga có được. Điều này đặc biệt đúng nếu Nga đang có ý định bảo vệ chặt hơn quyền lợi của mình trên Biển Đông, nơi đang có tranh chấp. Như vậy câu hỏi đặt ra là, Nga sẽ được lợi gì khi theo đuổi mối quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với Việt Nam?
Ngoài sự răn đe chiến lược, một trong những yếu tố chính quan trọng nhất và là động lực chính trong chính sách an ninh của Nga hiện nay là khả năng bao vây từ hai cánh địa lý của mình nhằm chống lại một loạt các mối đe dọa và đối thủ tiềm năng. Đây là một trong những lý do chính tại sao Nga đã và đang tìm cách để giữ cho Việt Nam nằm trong quỹ đạo địa chính trị ngoại vi của mình, nhằm để tạo ra một vành đai an ninh bao gồm các nước thân thiện.
Tàu Hạm đội Thái Bình Dương thăm Cam Ranh những ngày biển động (5/2014)
Với khía cạnh này trong chính sách an ninh của Nga, nó có vẻ hơi vô lý rằng Nga sẽ phải hao tiền tốn của và sức lực để phát triển quan hệ an ninh với Việt Nam. Điều này đặc biệt là với khoảng cách lớn giữa Nga và Việt Nam và thực tế là không có mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga từ khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, Nga đã có một vài cân nhắc khác gần hơn với các khu vực ngoại vi của họ, chẳng hạn như tình hình ở Ukraine và các cam kết của mình ở Syria (trong khi đó quan trọng nhất là Nga đang mặt đối mặt với NATO).
Yếu tố quan trọng nhất và mới nhằm thúc đẩy sự xích lại gần giữa Nga và Việt Nam không phải là vấn đề an ninh ngoại vi, mà là nhằm tạo ra một hàng rào ngăn cản sự gia tăng của Trung Quốc. Trong tất cả các mối quan hệ hợp tác phát triển giữa Trung Quốc-Nga, Moskva vẫn thận trọng. Như nhận xét của học giả Elizabeth Wishnick từ Đại học Columbia cho biết, Nga tuyên bố tham vọng trở thành một cường quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (cụ thể là ở Đông Á), mà không phụ thuộc vào sự hợp tác đang phát triển với Trung Quốc, với Đông Nam Á nhắm vào khả năng cân đối với Trung Quốc.
Tàu Hạm đội Thái Bình Dương thăm Cam Ranh những ngày biển động (5/2014)
Quả nhiên là Nga đã và sẽ chỉ hợp tác với Trung Quốc ở một chừng mực nhất định nhằm phục vụ lợi ích của Nga. Khi mối quan hệ hợp tác đó trái với lợi ích của Nga thì Nga rõ ràng sẽ tìm mọi cách để cân bằng lại với sức mạnh của Trung Quốc. Điểm nhấn là các công ty năng lượng của Nga đã mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực Biển Đông, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc đã đưa ra một số phản ứng, mặc dù không chỉ đích danh Nga, họ kêu gọi Nga để tránh tham gia vào các tranh chấp đang diễn ra trong khu vực.
Nói cách khác, những điều chỉnh quan trọng trong chính sách an ninh của Nga đối với Việt Nam không phải là vấn đề an ninh ngoại vi trước mắt của Nga, mà khả năng là để làm gia tăng ảnh hưởng của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương với một ngôi sao đang lên là Trung Quốc. Là một phần của cái gọi là "trọng tâm phía Đông" của Nga, việc hoạch định chính sách của Nga cho thấy một chuỗi các vị trí của Nga, cho dù về mặt ngoại giao, kinh tế hay quân sự, đó là điều cần thiết cho mục tiêu trở lại là một cường quốc lớn của Nga.
Ngày 6-1, tàu khu trục Bystry, tàu chở dầu cỡ lớn Boris Butoma và tàu kéo cứu hộ Altau của Lực lượng Hải quân Nga cập cảng Tiên Sa, mang theo 315 sĩ quan và thủy thủ, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng. Chuẩn Đô đốc Yuldashev Aleksandr Yurevich cho biết chuyến thăm Đà Nẵng lần này nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống tốt đẹp giữa 2 nước Việt Nam - Nga.
Nga đang lo lắng rằng mình sẽ trở thành cường quốc số hai, cấp dưới của Trung Quốc ở châu Á, do đó Moskva sẽ chân thành chào đón những ai có thể hỗ trợ Nga, để giúp Moskva đóng gớp một vai trò tích cực hơn trong các vấn châu Á-Thái Bình Dương và tránh lệ thuộc vào Bắc Kinh. Một số người coi Nhật Bản là đối tác hữu hiệu đối với Nga như một đối trọng với Trung Quốc, nhưng các mối quan hệ Nga-Nhật vẫn còn có vấn đề phải giải quyết, nhất là vì các tranh chấp nhức nhối đối với quần đảo Kuril. Vì vậy, Việt Nam bỗng sáng lóe đối với Nga, một quốc gia đáng quan tâm trong các nỗ lực của Nga nhằm để cân bằng với Trung Quốc.
Ngoài các vấn đề về địa lý như là cơ sở hậu cần và sự hiện diện chiến lược..., thì Nga và Việt Nam đã bắt đầu hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Sự hợp tác này đã và đang diễn ra, cho đến nay vẫn được giới hạn trong việc bán vũ khí và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, sự hợp tác này sẽ đóng một vai trò trong việc tạo điều kiện cho Việt Nam để họ tự bảo vệ mình chống lại sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Mới đây Việt Nam cũng đã mở cửa trở lại các cơ sở từ thời Liên Xô tại Cam Ranh cho không quân và hải quân Nga.
Hơn nữa, cả hai nước đã thảo luận về khả năng hợp tác sâu sắc hơn về các biện pháp xây dựng lòng tin. Nga đã thông báo rằng họ sẽ tham gia vào một cuộc tập trận hải quân chung trên Biển Đông vào năm 2016. Truyền thông Nga đã suy đoán rằng cuộc tập trận sẽ diễn ra vào tháng Năm.
Đối với Nga, Việt Nam là một nút thắt quan trọng ở Đông Nam Á, từ đó Nga có thể chủ động và cố gắng để cân bằng hoặc chống lại sức mạnh của Trung Quốc và từ đó tăng cường vị thế địa chính trị và chiến lược ở Đông Á. Khi Việt Nam tìm cách đa dạng các mối quan hệ đối tác quốc tế của mình, họ thấy một cánh cửa mở với Nga. Đổi lại, Nga cũng thấy ở Việt Nam một cơ hội để mở rộng ảnh hưởng của mình ở châu Á, và không ai để lãng phí cơ hội này.
Tony Rinna một chuyên gia trong chính sách đối ngoại về Nga, tại Hàn Quốc.
Comments[ 0 ]
Post a Comment