Những tính toán độc chiếm biển Đông của Trung Quốc
Tuesday, June 17, 2014
Trong tháng qua, hành động đơn phương cực đoan của Trung Quốc nhằm khẳng định phi pháp chủ quyền của họ trên Biển Đông đã đẩy sự căng thẳng của khu vực lên cấp độ nguy hiểm. Những hành động có tính toán Trung Quốc được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài.
Những yếu tố này bao gồm cả hành đồng nhằm nâng cao uy tín và quyền lực của chủ tịch Tập Cận Bình trong chương trình cải cách và duy ổn tình hình nội địa, cùng với giả thuyết là Mỹ sẽ gặp khó khăn và không thể can thiệp vào trong thời điểm và thời gian này. Khác với những hành động công khai đòi hỏi chủ quyền trên biển Đông, qua những tuyên bố chính thức và và những phân tích từ trong nước một lần nữa tái khẳng định tính quyết liệt của xã hội Trung Quốc duy trì đường chín đoạn gây xung đột của Bắc Kinh trên biển Đông.
Từ quan điểm Trung Quốc, phân tích một cách minh bạch và thực tế những hàng động quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông rất đơn giản. Trung Quốc tin rằng sự kiềm chế “đơn phương” từ phía Bắc Kinh không cải thiện được vị thế của Trung Quốc trong những tranh chấp trên Biển Đông và hành động “quyền lực mềm” đã đưa đến thực tế là các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc đã tăng cường sự hiển diện của mình và đưa ra những yêu cầu kiên quyết hơn. Vì vậy, để củng cố vị thế của Trung Quốc trong điều kiện hiện tại và tạo thế đàm phán có lợi trong tương lai, họ thấy cần phải thay thế hiện trạng bằng những phương tiện cần thiết.
Trung Quốc lựa chọn phương pháp tiếp cận vấn đề dân sự và bán quân sự (với tinh thần quân sự) nhưng cũng không tránh né vấn để sử dụng quân sự. Một vị thế địa chính trị thuận lợi và những độc quyền thống trị biển Đông là những yếu tố không thể thiếu được để Trung Quốc trở thành một “siêu cường hải quân mạnh” và cũng là nhiệm vụ “then chốt bậc nhất” theo nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18 năm 2012 và quan điểm chính trị của cá nhân ông Tập. Với tham vọng Trung Quốc là một cường quốc hải quân biển “Blue Water Navy” và mở rộng quyền kiểm soát, hải quân PLA phải đối mặt với những điểm cứng rắn kéo dài từ Nhật Bản đến Philippines, Biển Đông đối với Trung Quốc được xem như là đủ lớn và có ít hạn chế hơn đối với những hoạt động tăng cường sức mạnh và răn đe bạo lực của Hải quân.
Trong khi tiến hành các chính sách nhằm thay đổi hiện trạng vị thế địa chính trị đã tồn tại trong vài năm gần đây và theo đuổi quan điểm sử dụng sức mạnh quân sự hải quân, thời điểm tiến hành những hoạt động gây căng thẳng hiện này liên quan chặt chẽ đến tình hình chính trị nội bộ của Trung Quốc. Chủ tịch Tập cần sử dụng chính sách đối ngoại cứng rắn để tăng cường cơ bản địa vị chính trị trong nước.
Ông Tập đã triển khai các chính sách cải cách khi tiếp nhận vị trí quyền lực năm 2013, bao gồm từ “cải cách kinh tế sâu sắc” và tiến hành các chiến dịch “chống tham nhũng” mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến các vấn đề nhạy cảm liên quan đến các “nhóm lợi ích” và bộ máy lãnh đạo quyền lực ở Trung Quốc. Chính vì vậy, Tập Cận Bình cần các thành công trong chính sách đối ngoại chính trị cứng rắn nhằm xây dụng hình ảnh một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và làm dịu đi những trỉ trích, phê phán nội bộ về những chương trình nghị sự khác nhau trong nước. Điều này không nhất thiết phải suy đoán rằng bản thân ông Tập không có được tính cánh ngoại giao cứng rắn, nhưng điều này đã bổ xung một động lức mạnh mẽ cho chính sách ngoại giao pháo hạm.
Vấn đề cuối cùng là, Trung Quốc hành xử quyết đoán như vậy trên biển Đông vì họ tin tưởng rằng họ có thể. Đại đa số người Trung Hoa cho rằng họ có quyền do họ là đại lục. Đánh giá chủ quan này dựa trên cơ sở tiềm lực quân sự ngày càng tăng của PLA, vượt xa tất cả các nước có tranh chấp chủ quyền trên vùng nước Biển Đông cộng lại, đồng thời người Trung Quốc có sự tin tưởng vững chắc rằng Mỹ sẽ không tiến hành những hành động cứng rắn để chống lại các hành động đầy tính cướng đoạt của Trung Quốc.
Trung Quốc đã theo dõi chặt chẽ tình hình và thấy được sự lưỡng lự của Mỹ khi mưu tính can thiệp quân sự vào Syria cũng như hỗ trợ quân sự ở Ukraina và rút ra kết luận: chính quyền Obama không muốn tham gia vào một cuộc phiêu lưu về xung đột quân sự. Và trong tương lai, chính quyền Obama không muốn để lại một di sản đối ngoại là một cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc.
Có thể nói rằng, Trung Quốc không nhận thấy được sự khác biết giữa Ukraina – quốc gia không thuộc thành viên NATO và Philiphines – đồng minh của Mỹ, nhưng khi PLA chiếm quyền kiểm soát ở bãi cạn Scarborough vào năm 2012, Mỹ đã không thực hiện bất cứ hành động gì. Hơn thế nữa, Trung Quốc cho rằng Việt Nam không có đồng minh. Bà Phó Oánh, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc, tuyên bố tại đối thoại Shangri-La rằng tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam "không có gì để làm việc với Mỹ." Thông điệp này cho rằng Việt Nam không phải là đồng minh của Mỹ và khả năng can thiệp của Mỹ vào xung đột Trung Quốc với Việt Nam là rất xa vời, hay chính xác hơn là không tồn tại.
Khác với những hành động đơn phương củng cố và tăng cường vị thế địa chính trị, Trung Quốc đang tăng cường củng cố các lý luận của mình để biện minh cho “đường chín đoạn” gây tranh cãi của mình trên biển Đông. Phó tổng tham mưu trưởng Vương Quán Trung đã đưa sáu điểm mà trước đây chưa từng có về tính hợp pháp của đường chín đoạn trong Đối thoại Shangri-La, một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh quyết liệt giữ tuyên bố đòi hỏi chủ quyền gây tranh cãi của mình, chèn ép tất cả các nước trong khu vực. Điều này trái ngược hẳn với vài năm trước đây, khi đối ngoại chính Trung Quốc và cộng đồng pháp lý vẫn còn tranh luận về tính hợp pháp của đường 9 đoạn, nhưng tại thời điểm này các nhà phân tích đại lục đã hầu như nhất trí: Trung Quốc sẽ đơn phương đưa đường 9 đoạn đi kèm với những tuyên bố gây tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.
Trung Quốc hiểu rất rõ những mâu thuẫn về đường 9 đoạn và Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982, họ đã đầu tư rất nhiều để nghiên cứu văn bản pháp lý quốc tế này nhằm chứng minh quyền “yếu tố lịch sử” . Một số các chuyên gia Trung Quốc đã tìm thấy được trong UNCLOS những chi tiết biện minh cho tuyên bố của mình. Họ cho rằng Công ước quốc tế về Luật biển này không rõ ràng và “không thể kết luận” về vấn đề “tiêu chí lịch sử”. Chính vì vậy theo quan điểm của các chuyên gia này, vấn đề quyền lịch sử chưa được giải quyết trong UNCLOS và cần phải tranh luận tiếp tục và công khai. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc đang muốn vô hiệu hóa Công ước về Luật Biển 1982 bằng những cuộc tranh luận kéo dài.
Một số các chuyên gia khác của Trung Quốc cho rằng đường 9 đoạn sẽ có được cơ sở pháp lý quốc tế nằm ngoài các quy định của UNCLOS. Thay vào đó, họ sẽ cố gắng khai phá một cách giải trình mới cho tuyên bố này nằm ngoài khuôn khổ của UNCLOS từ những tập quán quốc tế được pháp điển hóa hoặc các quy tắc thực hành thông lệ quốc tế. Cả hai trường hợp này, người Trung Quốc đều cho rằng đường 9 đoạn được hình thành trước UNCLOS đến 4 thập kỷ và quyền lịch sử của Trung Quốc còn có từ lâu đời, do đó UNCLOS không có quyền hồi tố để áp dụng với chủ quyền lịch sử của Trung Quốc, quyền thống trị và quyền quản lý được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử. Nói chính xác hơn, Trung Quốc đáng áp đặt sức mạnh để vô hiệu hóa Công ước quốc tế về Luật biển 1982, bóp méo lịch sử và bịa đặt.
Trung Quốc cũng rất cẩn thận kiểm soát những yêu sách trong khu vực đường 9 đoạn. Lý do của sự “mơ hồ chiến lược” khá rõ ràng: để cứng rắn rời khỏi phòng họp hoặc linh hoạt thương lượng trong các cuộc đàm phán song phương tương lai. Đại đa số các nhà phân tích Trung Hoa có xu hướng cho rằng vùng nước nằm trong đường 9 đoạn là đặc quyền của Trung Quốc mặc dù chính quyền Bắc Kinh cho đến thời điểm này vẫn không công khai xác định vị trí đó. Điều đó cho thấy, “đường 9 đoạn” thực tế là một yếu tố chủ quan mập mờ có chủ định, được tính toán kỹ lưỡng nhằm xác thực một điều chưa hề có để thể hiện quyền lực thống trị của bạo lực trong khu vực.
Nhiều người trong cộng đồng chính trị Trung Quốc hiểu rất rõ tính chất yếu ớt của những lập luận pháp lý, Tuy nhiên trong trò “đánh lận con đen” luận cứ yếu về pháp lý còn hơn tất cả đều không thể biện minh. Hơn thế nữa, những luận điểm như vậy được hỗ trở bởi sức mạnh quân sự to lớn và khả năng sẵn sàng sử dụng nó. Cái giá phải trả cho vị thế địa chính trị và quyền lực thống trị biển Đông đối với Trung Quốc có thể coi là chấp nhận và khống chế được.
Thực tế là ở Trung Quốc, khi phân tích những lợi ích – chi phí thì những lợi ích thu được từ hành động cưỡng chế lớn hơn nhiều những tổn thất tài chính. Sau tất cả điều này, Trung Quốc có thể có những cách khác chủ yếu bằng kinh tế để cải thiện mối quan hệ (mua chuộc) với các nước Đông Nam Á trong khi đó trên biển Đông yêu sách vô căn cứ của họ khó có thể đạt được thông qua bất cứ biện pháp nào khác ngoài biện pháp cưỡng chế bằng vũ lực. Ngoài ra, Trung Quốc không chấp nhận cơ chế giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình theo quy định của UNCLOS. Vì vậy ngay cả khi phán quyết của tòa án quốc tế ủng hộ những yêu cầu của Philiphines, Trung Quốc cũng sẽ không công nhận kết quả đó và sẽ rất khó khăn, có thể nói là không thể có tình huống tòa án thực thi được những phán quyết của mình.
Cho dù các quốc gia láng giềng có muốn hay không thì Trung Quốc đang lấy được những gì họ muốn. Bằng cách này hay cách khác, Trung Quốc sẽ gặm nhấm dần từng mét nước, thay đổi các phương pháp, sẵn sàng dùng quân sự và chấp nhận tổn thất. Những phát triển trong tính toán chiến lược của Trung Quốc và vị thế địa chính trị, xác lập bằng sức mạnh bạo lực cần được các nước trong khu vực đánh giá một cách chính xác, phản ứng kịp thời, quyết liệt và mạnh mẽ, trong số các nước đó có Mỹ.
Yun Sun, Ủy viên Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Stimson
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment