Các yếu tố chính trị và chiến lược đã làm cho Moscow không can thiệp vào vấn đề tranh chấp Biển Đông cùng với Bắc Kinh.
Gần đây, những căng thẳng về tranh chấp hàng hải trên Biển Đông dường như đã vượt qua cả vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku / Điếu Ngư. Trung Quốc và Việt Nam đang bị lôi kéo vào cuộc xung đột chính trị tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua với việc Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu đến quần đảo Hoàng Sa (năm trong thềm lục địa Việt Nam). Kết quả là nổ ra các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam đẩy quan hệ Trung Quốc-Việt Nam vào giai đoạn lạnh nhạt tạp thời. Ngoài ra, việc Philippines giam giữ ngư dân Trung Quốc đã làm gia tăng sự bất hòa giữa Trung Quốc và Philippines. Với tất cả những xích mích xảy ra cùng một lúc, tình hình ở vùng biển Đông đã bất ngờ trở nên rất nghiêm trọng.
Trong bối cảnh này, chúng ta đã thấy sự chỉ trích của Mỹ đối với Trung Quốc, và rõ ràng Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam, và bảo vệ Philippines. Nhưng chúng tôi đã nghe thấy sự lên tiếng của Nga, Nga là"đối tác chiến lược" của Trung Quốc, nhưng Nga có lập trường riêng về tranh chấp Biển Đông, và ít công khai hỗ trợ vị thế của Trung Quốc trong vấn đề này. Điều này đã làm cho một số người ở Trung Quốc cảm thấy thất vọng, và cho rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc-Nga không tốt như trong suy nghĩ của họ. Ngay cả trong vấn đề tranh chấp Senkaku / Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Nga đã thể hiện một vai trò lập lờ mơ hồ. Tuy nhiên trong mắt tôi (tác giả), điều này không có nghĩa là Nga hai lòng với Trung Quốc. Bởi vì những yếu tố chính trị và chiến lược phức tạp, trong đó có bốn lý do chính tôi sẽ liệt kê dưới đây.
Đầu tiên, mối quan hệ Trung Quốc-Nga khác với quan hệ Mỹ-Philippines. Trung Quốc và Nga không phải là đồng minh. Hai nước không có hiệp ước liên minh, trong khi Mỹ và Philippines có những hiệp ước về an ninh cũng như giữa Mỹ và Nhật Bản. Trong một mối quan hệ liên minh, mỗi bên có nghĩa vụ hỗ trợ về chính trị và thậm chí cả quân sự cho đối tác của mình. Trong các quan hệ quốc tế, đây là loại quan hệ cấp cao nhất của các mối quan hệ song phương. Trong khi mối quan hệ giữa Trung Quốc-Nga có một số đặc điểm của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hai bên không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ của hiệp ước an ninh hay chính trị nào.
Trong một thời gian dài, các phương tiện truyền thông chính phủ Trung Quốc đã nhấn mạnh và phát huy các nhân tố tích cực trong mối quan hệ Trung Quốc-Nga, trong khi các phương tiện truyền thông ở nước ngoài cũng thường có những sự khen ngợi quá lời đối với mối quan hệ này. Đôi khi các phương tiện truyền thông thậm chí còn thừa nhận rằng Trung Quốc và Nga là "đồng minh" ngay cả khi hai nước không có một hiệp ước liên minh. Điều này đã khiến nhiều người tin rằng sự hợp tác về chính trị giữa Trung Quốc-Nga là vô biên, chính nó đã tạo nên một sự thăng tiến tuyệt vời đối với tình hình an ninh của Trung Quốc. Nhưng sự thật của các mối quan hệ quốc tế cho chúng ta biết rằng, không có điều gì là hoàn hảo trong mối quan hệ Trung Quốc-Nga, điều đó sẽ không gây ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của Trung Quốc ở vùng biển miền Nam và Đông Trung Quốc. Thực tế là mối quan hệ Trung Quốc-Nga về cơ bản là dựa trên lợi ích chung. Biển Đông không phải là một nơi mà Nga có thể mở rộng lợi ích của mình, cũng không phải là nơi cần thiết để Nga phải can thiệp vào khu vực này và không cần một liên minh chính thức với Trung Quốc. Người Trung Quốc không nên hiểu sai tính chất của mối quan hệ Trung Quốc-Nga và mong đợi quá nhiều từ Nga.
Thứ hai, Nga mong muốn có mối quan hệ tốt với các nước xung quanh Biển Đông hàng xóm của Trung Quốc và Nga không cần phải xúc phạm các quốc gia Đông Nam Á vì lợi ích của Trung Quốc. Như đã nói ở trên, Nga không nhiệt tình trong việc công khai ủng hộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Một trong những nhất lý do quan trọng cho điều này là Nga muốn có mối quan hệ tốt với nhiều nước Đông Nam Á.
Ví dụ, Liên Xô trong lịch sử đã rất thân cận gần gũi với Việt Nam hơn là Trung Quốc. Bởi vì Liên Xô đã hỗ trợ một cách mạnh mẽ cho Việt Nam trong công quộc chống Mỹ cứu nước... Một lần nữa Nga được thừa hưởng tình bạn đặc biệt này và không có trở ngại lớn nào cho sự phát triển của mối quan hệ Nga-Việt Nam - hai nước không có bất kỳ tranh chấp nghiêm trọng nào hoặc các cuộc xung đột hay những dấu ấn lịch sử buồn... ngược lại hai nước lại có một khu vực hợp tác một cách cụ thể giữa hai nước như quốc phòng, mối quan hệ hợp tác này đã kéo dài từ Thế chiến II đến ngày hôm nay, rất nhiều các trang thiết bị vũ khí của Việt Nam có nguồn gốc Nga, như tàu ngầm diesel lớp Kilo giúp phát triển lực lượng hải quân của Việt Nam, ngoài ra, trong nửa cuối năm 2014 này Nga sẽ cung cấp bốn máy bay chiến đấu Su-30MK2 cho Việt Nam và chính những thứ vũ khí trang bị này có khả năng trở thành những vũ khí trong một cuộc đối đầu giữa Trung Quốc-Việt Nam trong tương lai.
Nga cũng rất mong muốn một mối quan hệ tốt với Philippines. Ví dụ, cách đây hai năm, ba tàu hải quân Nga (bao gồm cả tàu khu trục chống tàu ngầm Đô đốc Panteleyev) đã đến Manila trên một chuyến thăm ba ngày. Theo báo chí Nga thì chuyến thăm này đã giúp cải thiện mối quan hệ Nga-Philippine.
Thứ ba, Nga không cần thiết tạo nên một cuộc đối đầu trực tiếp với Mỹ về Biển Đông. Hiện nay Nga đã tập trung sự chú ý vào châu Âu, đặc biệt là Ukraine với cuộc khủng hoảng gây nên những đối đầu giữa Nga và phương Tây. Một vấn đề như vậy sẽ rất khó khăn để giải quyết trong ngắn hạn. Do đó, Nga có không muốn cũng như không có khả năng để đối đầu với Mỹ ở Biển Đông.
Bên cạnh đó, tranh chấp Biển Đông không thực sự là cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Các tranh chấp xuất phát từ những bất đồng giữa các nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Mỹ chỉ là một yếu tố ảnh hưởng, không phải là một yếu tố quyết định hay sẽ xác định tương lai của tình hình Biển Đông (?). Trong bối cảnh này, như một người ngoài cuộc, Nga thậm chí còn không có bất kỳ động cơ nào để hỗ trợ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và chỉ trích Mỹ
Thứ tư, sự phát triển của Trung Quốc đã thực sự gây ra một số lo lắng cho Nga. Đối với một số người ở phương Tây, sự bất hòa giữa Trung Quốc và các quốc gia ở Biển Đông có thể giúp hạn chế sự "mở rộng" của Trung Quốc vào các khu vực khác. Ở Nga, có luôn luôn có một sự lo ngại rằng sự phát triển của Trung Quốc sẽ dẫn đến việc Trung Quốc dần dần "chiếm đóng" khu vực Viễn Đông của Nga... Mặc dù các quan chức Nga rất lạc quan về tiềm năng hợp tác trong vùng Viễn Đông, nhưng họ chưa bao giờ lơ là mất cảnh giác với cái gọi là sự "bành trướng lãnh thổ" của Trung Quốc.
Putin gặp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh trong tháng 5 năm 2014
Không cần phải làm cho Trung Quốc cảm thấy nghi ngờ và thất vọng về lập trường của Nga trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Hàng chục năm hợp tác lẫn nhau đã hình thành nền những nền tảng cho các thoả thuận ngầm với sự hiểu biết lẫn nhau trong mối quan hệ Trung Quốc-Nga. Ví dụ, Nga hiện coi trọng nhất vấn đề Crimea, Trung Quốc cũng đã không công khai ủng hộ Nga, nhưng cũng không phản đối lập trường của Nga. Cùng một logic, Nga cũng thể hiệp lập trường trung hòa trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, điều đó không có nghĩa là Nga không hỗ trợ Trung Quốc. Nga có cách riêng của mình để hỗ trợ Trung Quốc, chẳng hạn như các cuộc tập trận chung Nga-Trung Quốc gần đây ở Biển Đông Trung Quốc, những hợp tác Nga-Trung tạo nên sự răn đe, ghen tị và nghi ngờ ở phương Tây. Trung Quốc và Nga lại thể hiện nhiều hơn những chính sách mơ hồ, đó lại thực sự là bằng chứng về quan hệ đối tác ngày càng sâu sắc giữa Nga - Trung. Sự sắp xếp này giúp cho cả Trung Quốc và Nga có không gian vận động cần để tối đa hóa lợi ích quốc gia của họ.
The Diplomat
Comments[ 0 ]
Post a Comment