Cuộc bành trướng toàn cầu của “Đại hùng tinh” Trung Quốc bắt đầu ở ASEAN
Saturday, June 28, 2014
Trong Công viên ứng nghiệm SKP ở tỉnh Chonburi miền đông Thái Lan đã diễn ra lễ giới thiệu ba trạm thí nghiệm đầu tiên trên mặt đất dành cho hệ thống vệ tinh định vị “Đại hùng tinh” của Trung Quốc.
Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của việc “Đại hùng tinh” tiến vào thị trường của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Như thông báo của Chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn Sản xuất không gian toàn cầu "Guanggu Beidou" Li Dezhen, trong hai năm tới tại Thái Lan sẽ hoàn tất việc xây dựng toàn bộ các trạm cơ sở "Đại Hùng tinh". Như vậy sẽ tạo điều kiện mở rộng việc sử dụng các công nghệ Trung Quốc tại những nước ASEAN khác. Đến năm 2016, dự kiến tạo lập hệ thống tăng cường trên mặt đất, sẽ bao trùm toàn bộ khu vực Đông Nam Á nói chung. Bước đi tiếp theo là kiến thiết các trạm cơ sở bổ sung tại nhhững khu vực khác của thế giới, cũng như gia tăng số lượng vệ tinh trên quĩ đạo. Ông Li Dezhen cho biết, đến năm 2020 hệ thống định vị gồm 32 vệ tinh của "Đại hùng tinh” sẽ bao phủ toàn bộ lãnh thổ địa cầu.
Chỉ sau khi đã thành lập hệ thống tăng cường mặt đất toàn thế giới, các trạm cơ sở của “Đại hùng tinh” sẽ được cải thiện tổng thể về độ chính xác, độ nhạy và tốc độ định vị. Các kỹ sư Trung Quốc đã hứa hẹn với người dùng nội địa rằng sẽ có độ chính xác cục bộ từ 1 cm đến 1 m. Điều đó sẽ cho phép cung cấp dịch vụ không chỉ cho cá nhân mà còn đề xuất tiềm năng phục vụ của “Đại hùng tinh” dành cho các công ty hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng như ngành dầu khí, năng lượng, nông nghiệp và giao thông vận tải.
Bằng cách như vậy, trong tương lai Trung Quốc dự định tiếp cận phạm vi bao quát và các thông số mà hiện nay GPS đang cung cấp, - chuyên viên Aleksandr Rodin từ Viện Nghiên cứu Vũ trụ (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nhận xét.
“Đây là khả năng hoàn toàn hiện thực. Bất kỳ hệ thống định vị toàn cầu nào cũng đều cần phải có các thông số tương tự. Mặc dù thoạt đầu có vẻ là Trung Quốc định tính hệ thống của họ là hệ thống khu vực, nhưng bây giờ họ đã công bố tiến ra thị trường toàn cầu. Nếu tính đến rằng Trung Quốc sở hữu đủ cơ sở kỹ thuật và nguồn lực tài chính cần thiết, có thể tin chắc rằng trong triển vọng “Đại hùng tinh” sẽ trở thành một hệ thống toàn cầu”.
Theo quan điểm của chuyên viên, trong lĩnh vực hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu, có không ít khả năng cộng tác giữa GLONASS của Nga và “Đại hùng tinh” của Trung Quốc. Động lực cho sự hợp tác này đang gia tăng bởi bây giờ hệ thống Trung Quốc và hệ thống Nga có chung một đối thủ cạnh tranh ở tầm toàn cầu là hệ thống GPS của Mỹ, - ông Aleksandr Rodin phân tích. Vì vậy, chuyên gia nêu giả thiết: lựa chọn hợp lý nhất ở đây là thiết lập sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, có thể lắp đặt khí cụ Trung Quốc trên con tàu vũ trụ Nga và ngược lại.
Mới đây các đại diện của Roscosmos thông báo rằng, hầu như đã sẵn sàng để ký Biên bản ghi nhớ về việc lắp đặt ba trạm mặt đất GLONASS ở Trung Quốc và số lượng tương đương các trạm của "Đại hùng tinh" ở Nga. Chắc hẳn đây mới chỉ là sự khởi đầu. Như thông báo của hãng Interfax dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp vũ trụ Nga, có thể nói về số trạm nhiều hơn, bởi các đối tác Trung Quốc ban đầu nêu đề xuất lập một chục trạm "Đại hùng tinh" trên lãnh thổ Nga từ Ural đến Viễn Đông và cũng sẵn sàng tiếp nhận số lượng tương tự trạm GLONASS trên lãnh thổ nước mình.
Tags:
Biển Đông,
Thế giới
Comments[ 0 ]
Post a Comment