Su-34 được quảng cáo là mẫu cường kích rất mạnh nhưng các chuyên gia cho rằng, nó chẳng qua chỉ là thiết kế thời Chiến tranh Lạnh, không còn phù hợp với ngày nay.
Máy bay cường kích Su-34 mang được 12 tấn bom - tên lửa.
Sukhoi Su-34 (NATO định danh là Fullback) là mẫu cường kích 2 chỗ ngồi được thiết kế từ cuối thời Liên Xô nhằm thay thế cho dòng Su-24 lỗi thời. Đây được xem là một trong những mẫu chiến đấu cơ được Không quân Nga mong đợi nhất vì những năng lực tuyệt vời mà nó mang lại. Điển hình là khả năng tấn công cực khủng của Su-34 với việc mang trên mình tới 12 tấn vũ khí gồm hầu hết các loại vũ khí hàng không của Nga.
Ngoài ra, Su-34 còn được trang bị các hệ thống điện tử, điều khiển hỏa lực tối tân với radar W-141 mới, hệ thống tác chiến điện tử tinh vi, tổ hợp quan sát ảnh nhiệt cùng các màn hình hiển thị đa năng, nên có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu mặt đất.
Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng một thời gian và có những thực chiến thì người ta bắt đầu nhận ra những nhược điểm của mẫu siêu cường kích này.
Radar tối tân nhưng vô dụng
"Su-34 vấp phải các khó khăn lớn khi tác chiến với địa hình đồi núi và rừng rậm. Radar của Su-34 không thể soi được các mục tiêu trong điều kiện địa hình như vậy và hệ thống quan sát hiển thị ảnh nhiệt cùng các thiết bị khác cũng vấp phải những hạn chế”, một nguồn tin giấu tên trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết.
Radar mạng pha W-141 trang bị trên Su-34.
Theo nguồn tin này, máy bay cường kích Su-34 mặc dù được trang bị loại radar công nghệ cao mạng pha Leninets B004 (hay còn gọi là W-141), nhưng loại radar này lại chứng minh sự vô dụng của nó trong môi trường tác chiến như trên. Các phi công không thể tìm thấy các đối tượng hay mục tiêu nào khác nhau trên màn hình hiển thị và buộc các phi công phải hạ độ cao. Nhưng không thể đổ lỗi cho Phòng chế tạo NPO Leninets, nơi sản sinh ra loại radar này. W- 141 là sản phẩm duy nhất có thể tìm kiếm và phát hiện các mục tiêu với ở khoảng cách 150-200 km.
“Su-34 là một thành tựu nổi bật nhất trong các máy bay cường kích của Liên Xô thời kỳ Chiến tranh lạnh, máy bay có thể tiêu diệt các cụm phòng không tầm thấp của NATO và tiêu diệt cả các mục tiêu di động, nhưng nó lại vô dụng trong tác chiến hiện đại”, chuyên gia giấu tên nhận định.
Không còn thích hợp với chiến tranh hiện đại
Su-34 được phát triển từ đầu những năm 1980 dựa trên tiêm kích đa năng hạng nặng Su-27. Mẫu thử ban đầu được gọi là T-10V (tên chính thức Su-27IB) thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 13/4/1990. Do sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến chương trình bị trì hoãn nhiều lần, và mãi tới giữa những năm 1990, chương trình mới lại tiếp tục với tên gọi mới Su-34. Dù vậy, mãi tới vài năm gần đây thì Su-34 bắt đầu dần được trang bị loạt cho Không quân Nga.
Tất cả những chiếc Su-34 được trang bị trong thời gian này về cơ bản chúng vẫn là một sản phẩm hoàn hảo cho thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tích hợp thiết kế khí động học với cánh mũi (PGO) tạo sự ổn định cho máy bay và khả năng cơ động tuyệt vời ở độ cao thấp khi mang vũ khí khiến Su-34 đã tạo nên sự ấn tượng trong chuyến bay trình diễn tại triển lãm MAKS-2013.
Su-34 được thiết kế để đáp ứng yêu cầu Không quân Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh, nhưng cuộc chiến đã lùi xa hơn 20 năm.
Với radar W-141, máy bay có thể phát hiện mục tiêu nhỏ ở độ cao lên đến 4.000m, khung được chế tạo từ titan và hợp kim nhôm và hệ thống điện tử mạnh khiến cho chiếc Su-34 có thể an toàn trước các loại súng phòng không nhỏ từ mặt đất. Hệ thống tác chiến điện tử Khibiny giúp bảo vệ Su-34 trước không chỉ các loại tên lửa không đối không của đối phương mà còn giúp bảo vệ trước các loại vũ khí phòng không vác vai (MANPADS). Nếu đem Su-34 so sánh với F-15E của Mỹ thì nó vượt trội hơn nhiều. Nhưng hiện nay và tương lai thì khái niệm về máy bay cường kích đã thay đổi và Su-34 đã bắt đầu bộc bộ những thiếu sót của nó.
Trong tác chiến hiện đại, máy bay không chỉ phải tránh tên lửa từ mặt đất, mà còn phải bay lên độ cao từ 5-6.000m để hạ mục tiêu. Nhưng ở độ cao này, Su-34 ngay lập tức mất đi lợi thế của hệ thống radar, W-141 không có khả năng phân biệt các mục tiêu như xe bọc thép, công sự, binh lính... Nhưng khi giảm độ cao xuống còn 2-3.000m thì radar cũng không đảm bảo khả năng có thể phát hiện được các mục tiêu như trên, điều này đã được chứng minh trong lần sử dụng Su-34 trong các hoạt động chống nổi dậy tại Ingushetia.
“Ở đó, chúng ta thấy hệ thống máy ngắm quang ảnh nhiệt của Su- 34 không có khả năng cao, nó kém hơn hệ thống tương tự của Mỹ và thậm chí còn đắt hơn hệ thống đã lỗi thời Lantirn của Pháp. Trong khi đó các hệ thống này của Nga, Mỹ, Pháp có cùng trọng lượng và kích thước thì hệ thống máy ngắm quang ảnh nhiệt của Su- 34 lại tiêu tốn một lượng điện cao hơn gấp nhiều lần so với các sản phẩm cùng loại của Mỹ và Pháp”, chuyên gia cho biết.
Các chuyên gia hàng không cho rằng, trong một cuộc chiến tranh công nghệ cao với những kẻ thù như Mỹ và NATO, Su-34 có thể dễ dàng bị bắn hạ. Theo đó, các máy bay cảnh báo sớm hiện đại của Mỹ như E-3 Sentry có thể dễ dàng nhận diện được sự can thiệp Su-34. Các hệ thống tên lửa vác vai của Mỹ và Pháp có thể bảo đảm rằng sẽ gây ngạc nhiên cho máy bay Su-34, vì vậy máy bay sẽ vẫn phải bay lên độ cao an toàn.
Tên lửa vác vai Stinger.
Hệ thống tác chiến điện tử của đối phương sẽ tạo nên các vấn đề lớn cho radar W-141. Vì vậy phi công chỉ còn cách sử dụng hệ thống ngắm quang ảnh nhiệt và đối thủ chỉ cần dựa trên các thông tin tình báo điện tử hiện đại sẽ lột mặt nạ của Su-34. “Và nếu không gặp phải các hệ thống phòng không nào của đối phương, mặc dù có buồng lái titan, radar hiện đại và hệ thống áp chế điện tử mạnh thì cũng thật là may mắn nếu máy bay có thể bay đến được mục tiêu”, chuyên gia giấu tên cho biết.
Su-34 là máy bay tốt nhất của cuộc chiến tranh lạnh, nhưng thời kỳ đó đã kết thúc cách đây 20 năm. Vì vậy, Nga sẽ cần phải dốc tâm để tạo ra loại máy bay cường kích tốt nhất của ngày hôm nay chứ không nên phó mặc cho những ý tưởng từ những năm 1980.
Kienthuc.net.vn
Comments[ 0 ]
Post a Comment