Tạp chí Forbes vừa qua có đăng tải một bài viết của tác giả Anders
Corr, bài viết đề cấp đến việc Việt Nam phải chọn một trong ba chiến lược để
đối phó với sự quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo Anders Corr, Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với các hành
động quân sự ngày càng quyết đoán hơn của Trung Quốc, ngay trên vùng biển đặc
quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
(UNCLOS) năm 1982. Để đối phó với nguy cơ ngày càng cao từ phía Trung Quốc,
Việt Nam có khả năng phải lựa chọn một trong ba chiến lược: 1, tiếp tục chiến
lược phòng ngừa rủi ro hiện tại (có thể gọi là chiến lược cân bằng) giữa Hoa
Kỳ, Trung Quốc và Nga; 2, Việt Nam sẽ trở thành đồng minh của Hoa Kỳ để chống
Trung Quốc; 3, phát triển khả năng quân sự của Việt Nam, bao gồm cả việc tìm
kiếm khả năng răn đe hạt nhân.
Các hành động của Trung Quốc đối với Việt
Nam, hay các chiến lược ứng phó của Việt Nam đối với Trung Quốc đều đem đến
những hậu quả cho không chỉ hai nước mà cả thế giới. Nếu Trung Quốc dành một
chiến thắng trước Việt Nam thì hậu quả không chỉ dừng lại ở đó mà còn đe dọa
đến nhiều quốc gia khác. Vì vậy, những quyết định chiến lược của Việt Nam trong
thời gian tới cần được sự quan tâm của tất cả các quốc gia có liên quan.
Ba chiến lược trên đặt ra cho Việt Nam đều
có thể mang đến những hệ quả xấu và kéo theo những rủi ro, và rất có thể sẽ gây
ra những thay đổi cơ bản về chính trị và kinh tế của Việt Nam. Quyết định của
Việt Nam sẽ không chỉ ảnh hưởng đến tình hình trong nước mà còn cả quốc tế đối
với các sự kiện trong tương lai gần.
Hiện nay, Việt Nam đang theo đuổi chiến
lược phòng ngừa rủi ro giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga, đây là chiến lược phức
tạp, nhưng chiến lược này đem đến khả năng xung đột thấp nhất về ngoại giao,
kinh tế và cả xung đột quân sự. Với chiến lược này Việt Nam sẽ tìm cách gia
tăng sự liên kết bằng kinh tế và thương mại với các đối tác như Hoa Kỳ và Trung
Quốc, trong khi chỉ duy trì mối quan hệ hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ và các
nước đồng minh ở mức độ vừa phải, tăng cường mua sắm vũ khí mới ở mức độ vừa đủ
sức răn đe tương tự sức răn đe hạt nhân.
Tác giả Anders Corr cho rằng, chiên lược phòng ngừa rủi ro hiện tại
của Việt Nam có thể làm giảm nguy cơ chiến tranh giữa hai nước, nhưng Việt Nam
dễ bị tổn thương trước sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc. Việt Nam có thể sẽ
phải có một số nhượng bộ về chính trị và thậm chí là về chủ quyền bằng việc
khai thác dầu khí chung với Trung Quốc hay cùng khai thác thủy sản trên Biển
Đông… tác giả Anders Corr cho rằng, chiến lược này của Việt Nam sẽ có thể làm nhân
dân bất mãn và có thể gây nên những rủi ro về ổn định chính trị và nhiệm kỳ các
lãnh đạo Việt Nam.
Về chiến lược thứ hai, với chiến lược này thì các lãnh đạo của
Việt Nam sẽ loại bỏ các ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam, và trở thành
đồng minh chặt chẽ với Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan, Philippines, Úc và Ấn Độ. Trong chiến lược Việt Nam liên minh
với Hoa Kỳ, Việt Nam "có nhiều khả năng" để duy trì nền độc lập và chủ quyền của mình
trên Biển Đông. Nhưng các quốc gia đồng minh dần dần gây ảnh hưởng đến Việt Nam
và sẽ dẫn đến những hành động mang tính “dân chủ” như đòi cải cách hiến pháp,
đòi “dân chủ”, “tự do ngôn luận”, và lực lượng phản đối các động thái “dân chủ”
trên sẽ phản ứng và Việt Nam hỗn loạn, nội chiến, kinh tế và ảnh hưởng chính
trị đi xuống. Trong khi đó, việc Việt Nam tạo lập liên minh với Hoa Kỳ chống
lại Trung Quốc sẽ dẫn đến các biện pháp trả đũa từ Trung Quốc và có thể từ Nga.
Chiến lược thứ ba, tập trung phát triển khả năng quân sự của Việt
Nam, một số quan điểm cho rằng chiến lược này sẽ làm giảm khả năng Trung Quốc
tấn công Việt Nam. Với chiến lược này Việt Nam không chỉ mua sắm nhiều vũ khí
mới và tự sản xuất nhiều loại vũ khí trong nước, mà Việt Nam có thể phát triển
hoặc mua các đầu đạn hạt nhân trang bị cho các loại tên lửa của mình.
Chiến lược này thì khả năng thay đổi chế độ là cực thấp, nhưng sẽ
tốn thời gian, tiền bạc, kích động một cuộc chạy đua vũ khí lớn ở châu Á, và
nếu theo đuổi khả năng răn đe hạt nhân, Việt Nam sẽ hứng chịu những tổn thất
rất lớn về ngoại giao và các đòn trừng phạt kinh tế.
Việc Việt Nam theo đuổi khả năng răn đe hạt nhân với Trung Quốc có
thể kéo theo việc Trung Quốc sẽ thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu Việt Nam,
với lý do tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Việt Nam, không chỉ bằng vũ khí
thông thường… Ngoài ra, khi theo đuổi chiến lược này, Trung Quốc sẽ sử dụng các
chiến lược đối phó với Việt Nam, làm tăng khả năng xung đột giữa hai nước, ngay
cả khi mà phía Trung Quốc không mong muốn. Chiến lược này sẽ mang lại nhiều tổn
thất về chính trị, kinh tế nhưng không hiệu quả đối với một Trung Quốc có dã
tâm và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Cuối cùng, tác giả Anders Corr nêu quan điểm của mình rằng, Việt
Nam nên liên minh với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Úc và
Ấn Độ, trong khi vẫn tăng cường đáng kể khả năng quân sự của mình.
Cần phải thấy rằng quan điểm của tác giả Anders Corr không phủ hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Về chiến lược mà Việt Nam đang theo đuổi là chính sách "cân bằng" ( tác giả gọi là chính sách "phòng ngừa rủi ro"), tác giả đưa ra luận điệu về chiến lược này sẽ gây nên sự phẫn nộ trong dân chúng đối với Chính phủ là không chính xác. Thứ nữa, Việt Nam luôn kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam không liên minh với nước này để chống nước khác. Quan điểm Việt Nam "nên" liên minh với Hoa Kỳ của tác giả không chỉ làm Việt Nam mất độc lập, tự chủ, mà còn dẫn đến việc mất chủ quyền lãnh thổ mà nguy cơ đất nước rơi vào hỗn loạn như Ukraine hiện nay sẽ không xa.
Comments[ 0 ]
Post a Comment