Indonesia là quốc gia rất quyết đoán trong việc bảo vệ lợi ích lãnh thổ, nhưng lại cẩn trọng trong các hành động có liên quan đến Trung Quốc, bài viết dưới đây sẽ giải thích tại sao.
Trung Quốc thường hay "lảng vảng" quanh quần đảo Natuna, nơi Indonesia tuyên bố chủ quyền
Với rất nhiều lợi ích ở Biển Đông, tại sao chính sách của Indonesia về khu vực này có vẻ như rất mâu thuẫn? Tờ Policy Forum vừa có một bài phân tích về vấn đề này.Dưới thời Tổng thống Indonesia Joko Widodo (thường được gọi là Jokowi), các chính sách đối ngoại và an ninh của Indonesia thường rất mâu thuẫn khi liên quan đến sự nổi lên của Trung Quốc và vấn đề Biển Đông. Indonesia vừa quyết đoán trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vừa rất thận trọng trong việc thể hiện sự quyết đoán này, khi nó có thể gây nguy hiểm cho mối quan hệ kinh tế thân mật với Bắc Kinh.Sự chuyển dịch quyền lực trong khu vực, sự phát triển kinh tế, bành trướng ngang ngược ở Biển Đông của Trung Quốc, đòi hỏi một phản ứng từ Indonesia. Vị trí địa lý của Indonesia cũng khiến nước này nằm trong ngã tư lợi ích của các nước lớn, buộc Indonesia phải chú ý đến vấn đề an ninh khu vực.
Một tàu chiến Indonesia tuần tra ở eo biển Malacca
Có hai yếu tố để lý giải sự mâu thuẫn trong chính sách của Indonesia. Đầu tiên, việc duy trì toàn vẹn lãnh thổ là một trọng tâm cụ thể của tổng thống Jokowi mà ông rất coi trọng. Một phần tuyên ngôn chiến dịch của ông là đảm bảo sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Indonesia trong tất cả các lĩnh vực chủ quyền quốc gia và quyền công dân. Do đó, Indonesia đã tăng tốc hiện đại hóa quốc phòng và triển khai những hệ thống vũ khí tinh vi nhất tại phía tây đất nước, nơi trước đây bị lơ là.Lập trường cứng rắn về duy trì tính toàn vẹn lãnh thổ cũng thể hiện trong chính sách đánh chìm tàu của Indonesia. Khi ngư dân và tàu cảnh sát Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia gần quần đảo Natuna, nguyên tắc chỉ đạo cơ bản nhất của tổng thống Jokowi được thực hành. Ông chỉ đơn giản là không thể mềm dẻo trong vấn đề này.
Indonesia bắn chìm tàu cá TQ đánh bắt trái phép hồi tháng 5.2015
Tuy nhiên, yếu tố thứ 2 lại khiến Indonesia không thể “mạnh tay” hơn khi nói đến Trung Quốc và Biển Đông. Ông Jokowi không thể khởi động một cuộc tấn công toàn diện chống lại Trung Quốc để bảo vệ quyền chủ quyền của Indonesia. Thay vào đó, ông phải cân bằng mối quan tâm an ninh quốc gia với kinh tế. Ông Jokowi đặc biệt quan tâm đến sự phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, ông luôn bận rộn xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nền kinh tế biển, duy trì sự ổn định tài chính tiền tệ của đất nước.Chính vì cần tới đầu tư nước ngoài để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng trong nước, Jokowi phải duy trì một mối quan hệ thân mật với Bắc Kinh. Indonesia có thể hưởng lợi đáng kể từ sự hội tụ lợi ích giữa nhu cầu phát triển kinh tế ở Indonesia và các dự án dài hạn của Trung Quốc.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đến thăm quần đảo Natuna trên một chiến hạm hồi tháng 6.2016 (Ảnh: AFP)
Hơn nữa, một Trung Quốc bị cô lập không đem lại lợi ích cho ông Jokowi. Khiêu khích Trung Quốc và khiến nước này hành động “táo bạo” hơn có thể sẽ khiến căng thẳng leo thang ở khu vực, gây hại cho chương trình phát triển kinh tế trong nước của ông Jokowi.Duy trì an ninh khu vực và toàn vẹn lãnh thổ là lợi ích chiến lược của Indonesia từ những ngày đầu của nền cộng hoà nước này. Tuy nhiên, mỗi chính quyền, mỗi cấu trúc chính trị lại bảo vệ lợi ích bằng nhiều cách khác nhau. Jokowi nói rõ nhiệm vụ bảo vệ những lợi ích trên là đòn bẩy cốt lõi trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Đây là một sự thật không thể bỏ qua trong sự mâu thuẫn về chính sách của Indonesia với Trung Quốc và Biển Đông.
Trà My - Policy Forum (Dân Việt)
Comments[ 0 ]
Post a Comment