Hợp đồng thăm dò dầu khí của tập đoàn quốc gia Ấn Độ OVL (ONGC Videsh Ltd - OVL) tại Biển Đông hết hạn vào tháng 6/2016. Nhưng vì quyền lợi địa chính trị của hai bên, Việt Nam tiếp tục gia hạn hợp đồng để Ấn Độ tiếp tục hiện diện trên Biển Đông.
Theo trang Infracircle của Ấn Độ, tập đoàn dầu khí quốc gia OVL tiếp tục thăm dò lô 128. Một nguồn tin dấu tên cho biết, quyết định gia hạn hợp đồng đã được phía Việt Nam chấp thuận.
Sự kiện này diễn ra sau khi tòa án quốc tế bác bỏ cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc trong đường chín đoạn mà họ vẽ ra trên Biển Đông.
OLV đã được gia hạn hợp đồng thăm dò và khai thác lô 128 hai lần, lần đầu tiên hai năm từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2016. Và lần thứ hai là một năm kể từ tháng sáu vừa qua. Một nguồn tin thân cận dấu tên cho biết thêm rằng, chính phủ Việt Nam muốn Ấn Độ "đồng hành" cùng với Việt Nam trên Biển Đông, họ không muốn tập đoàn dầu khí của Ấn Độ rời khu vực mà Trung Quốc đang dòm ngó. Được gia hạn hợp đồng, tập đoàn OVL tiết kiệm được 15 triệu đô la, không phải bồi thường cho Việt Nam do không khoan đủ số giếng quy định.
Vì sao OVL đã bỏ lô 127, nhưng tiếp tục bám trụ lô 128 cho dù chưa tìm thấy dầu khí ? Theo chuyên gia Jabin T. Jacob thuộc viện nghiên cứu Trung Quốc, có trụ sở tại New Delhi, lợi nhuận không phải là lý do chính yếu của OVL tại Biển Đông. Trên thực tế, sự hiện diện của tập đoàn dầu khí quốc gia ở Biển Đông là yêu cầu chiến lược tối quan trọng của Ấn Độ để giữ chân Trung Quốc. Lô 128 trên Biển Đông là một thách thức khó khăn của OVL.
Báo mạng Infracircle Ấn Độ cho biết, báo này đã gửi email đến bộ Ngoại Giao Ấn Độ, Tập đoàn dầu khí Việt Nam, các sứ quán Trung Quốc và Việt Nam tại New Delhi để xin thêm thông tin, nhưng chưa được trả lời.
Các dự án thăm dò dầu khí của Ấn Độ tại hai lô 127 và 128 ngoài khơi Việt Nam đã bị Bắc Kinh phản đối với lý do là nằm trong một khu vực thuộc cái gọi là chủ quyền mà Trung Quốc tự tuyên bố.
Comments[ 0 ]
Post a Comment