Việt - Mỹ hợp tác sản xuất tàu ngầm liệu có khả thi?
Theo tờ báo Sina, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tàu ngầm Mỹ vừa trình một báo cáo đánh giá đầu tiên về khả năng nước này sẽ sản xuất loạitàu ngầm điện-diesel với mức độ hiện đại hóa cao. Đáng lưu ý rằng ở châu Á, tàu ngầm thông thường có một nhu cầu rất lớn, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia, Singapore, Thái Lan.... Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến việc Việt Nam mua sắm các trang thiết bị vũ khí và tàu ngầm từ đối tác truyền thống là Nga. Vì điều đó không liên quan gì đến việc Nga xuất khẩu tàu ngầm và việc Việt Nam tự thiết kế chế tạo tàu ngầm.
Tờ Sina cũng đưa ra một nhận định “khó tin” rằng, tương lai Mỹ và Việt Nam có thể cùng nhau phối hợp để sản xuất tàu ngầm.
Trong trường hợp Mỹ và Việt Nam có thể cùng nhau hợp tác sản xuất tàu ngầm thông thường thì điều đó cũng có nghĩa là khách hàng quan trọng nhất của tàu ngầm Nga là Việt Nam đã chuyển sang tay Mỹ. Trước đó cũng đã có những thông tin cho biết rằng phía Việt Nam muốn mua hai loại máy bay quân sự từ Mỹ là máy bay F-16 và P-3C.
Đối với Việt Nam, tàu ngầm đã không chỉ được quan tâm và đưa vào sử dụng trong một hai năm nay. Tờ báo mạng Sina cho rằng, tàu ngầm đối với Việt Nam là “vũ khí ma thuật”, Việt Nam đang tham gia vào rất nhiều dự án để chống tàu ngầm và nâng cao chiến thuật sử dụng tàu ngầm.
“Tuy nhiên cần phân tích các nhu cầu thực tế để thấy rằng, Việt Nam cần các tàu ngầm nhỏ dưới 2.000 tấn, chiều dài chỉ dưới 100 m, có khả năng phóng tên lửa hành trình ngư lôi tiêu diệt các mục tiêu trên biển. Dẫu vậy, do những hạn chế còn tồn tại của Hải quân Việt Nam, họ cũng cần một số loại tàu ngầm có thời gian hoạt động lâu ngày hơn để có thể nằm chờ địch lâu hơn”, Sina bình luận.
Cũng theo tờ Sina, hiện tại Việt Nam cần đang tìm kiếm một số loại tàu ngầm mini phù hợp với khả năng tác chiến của Việt Nam, tuy nhiên trên thế giới chưa có loại nào phù hợp.
Tàu ngầm lớp Lada của Nga có rất nhiều ưu điểm mà Việt Nam đang cần, Việt Nam cũng muốn có một dây chuyền bảo trì sửa chữa và nâng cấp không chỉ tàu chiến mà cả tàu ngầm. Thế nhưng, điều quan trọng là nguồn ngân sách quốc phòng Việt Nam hiện chưa cho phép và phía Nga lại không muốn bán công nghệ.
Tàu ngầm đem lại lợi thế rất lớn khi giúp giành chiến thắng với tối thiểu vũ khí, từ lâu tàu ngầm luôn được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn, tàu ngầm là trang bị giúp nhiều quốc gia trên thế giới tạo sự cân bằng với đối thủ khi họ có trong tay các loại trang bị vũ khí cấp độ bán chiến lược quan trọng. Trong tình hình đặc biệt của châu Á, tốc độ gia tăng lực lượng tàu ngầm ở châu Á trong tương lai sẽ đem lại lợi thế cho Mỹ khi họ vẫn còn thời gian để dành chiến thắng.
Mỹ sở hữu công nghệ đỉnh nhất thế giới trong chế tạo tàu ngầm hạt nhân.
Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu quốc phòng Rand (RAND Corporation), trong lĩnh vực công nghệ tàu ngầm hạt nhân, thì các thiết kế của Mỹ là độc nhất vô nhị. Như vậy trên lý thuyết thì Mỹ có gần như toàn bộ một cách hoàn chỉnh các công nghệ để phát triển và sản xuất các tàu ngầm chạy bằng diesel-điện. Như các ứng dụng công nghệ điện tử, công nghệ phát hiện âm thanh, các hệ thống kiểm soát điều khiển tàu ngầm và vũ khí…chúng đều có thể tìm thấy trên các tàu ngầm nguyên tử. Mặc dù các trang thiết bị trang bị trên tàu ngầm khá là phức tạp, nhưng Mỹ đủ cơ sở và khả năng để phát triển một số phiên bản đơn giản và chuyển giao, mặc dù có thể chưa hoàn thiện nhưng đủ để tạo sức răn đe.
Trong một số lĩnh vực cụ thể của công nghệ tàu ngầm, Trung Quốc và Nhật Bản thường trang bị và sử dụng các loại động cơ hệ thống khí tuần hoàn độc lập (AIP). Mặc dù Mỹ không sản xuất loại này, nhưng họ hoàn toàn có thể mua được loại động cơ này từ Thụy Điển một cách quá dễ dàng mà không gặp bất kỳ sự cản trở nào. Khi Mỹ không cần đến loại động cơ phức tạp như AIP thì cũng có thể sử dụng các công nghệ tương tự như tàu ngầm Kilo của Nga hay Soryu của Nhật Bản với động cơ diesel-điện.
Hiện tại các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ cũng có sử dụng pin, tuy một số lượng nhỏ, năng lượng ít, không thể bằng của Nga và của Nhật, nhưng Mỹ có thể dễ dàng mời các chuyên gia của Đức hay của Nhật Bản giúp chuyện này. Nói chung, trong lĩnh vực này Mỹ không lo thiếu kinh nghiệm, mà ngược lại có thể góp phần nâng cao công nghệ trong tương lai, ít nhất là người Mỹ nghĩ như thế.
Nhưng đã 50 năm Mỹ không chế tạo tàu ngầm phi hạt nhân, tàu ngầm nhỏ dưới 100m. Điều đó lại là rào cản rất lớn.
Với các công nghệ sẵn có trên, việc Mỹ muốn đóng một số tàu ngầm thông thường xuất khẩu sang châu Á, các đối thủ của Trung Quốc sẽ có những trang bị vũ khí mới tiềm năng.
Tuy nhiên, một chuyên gia phân tích cao cấp tại Rand Corporation không đồng tình với kế hoạch trên. Ông phát biểu với truyền thông Mỹ rằng, công nghệ phát hiện tiếng ồn dưới nước và giảm tiếng ồn trên tàu ngầm hạt nhân rất khác biệt, cùng với việc đã 50 năm qua Mỹ không có một tàu ngầm phi hạt nhân nào.
“Như vậy, nếu bây giờ Mỹ “cả gan” cùng Việt Nam hợp tác đóng tàu ngầmthông thường thì không những sẽ tạo ra những chiếc tàu ngầm với giá thành đắt mà hiệu suất lại không cao. Đó là phản tác dụng, Mỹ cần phải nghiên cứu lại”, vị chuyên gia cho biết.
Comments[ 0 ]
Post a Comment