Hải cảng Việt Nam đón tàu Nga khi nào?
Friday, August 5, 2016
Chưa bao giờ trong các hải cảng Việt Nam có nhiều tàu Nga như trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Tính trung bình mỗi tháng gần bốn mươi tàu hàng khô và tàu chở dầu từ Liên Xô đã dỡ hàng tại các cảng Hải Phòng, Hồng Gai và Cẩm Phả.
Nói chung, lịch sử các mối giao thông hàng hải giữa hai nước chúng ta đã bắt đầu hơn 150 năm trước đây. Có lẽ sớm hơn nữa, nhưng bây giờ chúng tôi chỉ biết chính xác rằng, trong năm 1863 hai tàu khu trục "Abrek" và "Gaydamak" của Đế chế Nga đã cập bến cảng Sài Gòn. Một chuẩn úy hải quân trẻ Konstantin Stanyukovich phục vụ trên chiến hạm "Abrek" có lộ trình đi qua xứ Nam Kỳ trong thời gian một tháng. Sau này, khi đã trở thành nhà văn nổi tiếng, Stanyukovich đã công bố tập bút ký rất thú vị, trong đó viết về sự xâm nhập của Pháp vào Đông Dương, về cuộc đấu tranh của những người yêu nước Việt Nam chống kẻ xâm lược. Ví dụ, ông đã mô tả các sự kiện liên quan đến đoàn tàu chiến Hoa Kỳ. Tất nhiên, khi đó Stanyukovich không thể đoán về những diễn biến lịch sử sau này. Nhưng, ngày nay chúng ta có thể nói rằng, những gì ông đã mô tả là bước đi đầu tiên của Mỹ trên con đường can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Năm 1845, dưới thời vua Thiệu Trị, — ông Stanyukovich viết — các giáo sĩ truyền đạo người Pháp thông báo với thuyền trưởng tàu chiến Mỹ đang neo đậu tại cảng Đà Nẵng về những hành động sách nhiễu của chính quyền địa phương. Thuyền trưởng cùng 50 thủy thủ đã lên bờ, xâm chiếm ngôi nhà của vị quan chức chủ chốt, bắt ông này và mấy quan chức cao cấp khác làm con tin và đưa họ lên tàu của mình, sau đó tuyên chiến với những người Việt Nam địa phương, rồi mấy chiếc thuyền buồm bị đốt cháy. Tuy nhiên, sau mấy ngày nữa, mệt mỏi vì phải chờ đợi một phản ứng chính thức từ triều đình mà vẫn không có tin tức gì cả, ông ta đã đưa tất cả các con tin lên bờ, và tàu chiến Mỹ đã nhổ neo, và (theo lời Stanyukovich) "viên thuyền trưởng rất hài lòng với cuộc phiêu lưu vui vẻ". Ở đây không thể không nhắc nhở rằng, sau 120 năm sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam đã bắt đầu với việc lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng.
Trên hành trình từ các cảng Nga trên biển Baltic và Biển Đen tới Vladivostok trên Thái Bình Dương và khứ hồi, các tàu chiến của Đế chế Nga thường ghé thăm các cảng Việt Nam để lấy thêm than đá và lương thực. Mỗi lần các thuyền trưởng đã gửi báo cáo về chuyến thăm Việt Nam cho Cơ quan quân sự và Bộ Ngoại giao Nga. Các bản báo cáo vẫn được bảo quản trong kho lưu trữ, và nếu muốn thì bất cứ ai có thể tiếp cận để nghiên cứu. Ví dụ, tháng 3 năm 1884 khi quân Pháp chiếm thành phố Bắc Ninh, Sài Gòn đã biết tin này một tuần sau đó. Còn ở St. Petersburg, khi đó là thủ đô của Đế chế Nga, cách Việt Nam rất xa, thông tin này đã được biết chỉ muộn hơn một ngày. Nhờ máy điện báo, thuyền trưởng của tàu hộ tống Nga "Skobolev" đang cập bến cảng Sài Gòn đã gửi báo cáo tới St. Petersburg.
Bản báo cáo của thuyền trưởng tàu tuần dương Nga "Oryol" ghé vào cảng Sài Gòn ngày 17 tháng 2 năm 1916 cũng vô cùng thú vị. Hai ngày trước đó các hội kín của Việt Nam đã thực hiện cuộc tiến công vào Sài Gòn dưới khẩu hiệu đánh đổ đế quốc Pháp và vì công lý.
Thuyền trưởng người Nga báo cáo rằng, động lực chính của cuộc nổi dậy là cuộc đấu tranh chống hành động của Pháp ép buộc những người nông dân Việt Nam phải phục vụ trong quân đội thuộc địa. Mà đây là thời điểm Thế chiến I, và Pháp đã có kế hoạch gửi những lính Việt tham gia trực tiếp vào chiến trận ở châu Âu. Báo cáo cũng lưu ý rằng, người Pháp đã xúi giục cuộc nổi dậy bằng cách phá hủy cấu trúc truyền thống của cộng đồng người Việt.
Như các bạn có thể thấy, thuyền trưởng của tàu tuần dương Nga, dù chuyến Sài Gòn vào tháng Hai năm 1916 chỉ kéo dài một vài ngày, có thể hiểu khá chính xác tình hình trong nước.
Theo sputniknews
Tags:
VietNam-Russia
Comments[ 0 ]
Post a Comment