Phóng viên (PV): Xin Chủ tịch nước đánh giá quan hệ Việt Nam - Pháp và những dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước từ khi thiết lập đến nay?Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Quan hệ Việt Nam - Pháp mang những chuẩn mực đặc biệt giữa hai dân tộc từng có mối liên hệ sâu sắc trong lịch sử; nhất là giữa một nước công nghiệp phát triển hàng đầu ở châu Âu với một đất nước đang phát triển năng động, tích cực hội nhập quốc tế ở châu Á.Như các bạn đã biết, 43 năm trước đây, Việt Nam và Pháp đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng quan hệ bền lâu. Trải qua năm tháng, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước ngày càng được củng cố, phát triển.Chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Francois Mitterrand (Phơ-răng-xoa-Mít-tơ-răng) tới Việt Nam trong năm 1993 có thể coi là một cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Pháp. Tiếp theo đó, những chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo cấp cao giữa hai nước đã từng bước thúc đẩy, tăng cường và đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Pháp lên những tầm cao mới, để đến năm 2013, hai nước đã ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang. (ảnh: chinhphu.vn)
Với khuôn khổ hợp tác mới, sâu rộng hơn, mạnh mẽ hơn, trong ba năm qua, chúng ta đã được chứng kiến những thành quả hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị - ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư đến khoa học - công nghệ, văn hóa - giáo dục… Pháp hiện là bạn hàng lớn thứ 5 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu và là một trong những nhà tài trợ ODA song phương hàng đầu cho Việt Nam. Kim ngạch thương mại trong năm 2015 đạt 4,2 tỷ USD minh chứng rõ nét cho sự hợp tác phát triển giữa hai nước. Các cơ chế trao đổi, chỉ đạo quan hệ trong các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, văn hóa, y tế, giáo dục, quốc phòng… được thúc đẩy và triển khai sâu rộng. Hai nước đã ký hầu hết các văn bản pháp lý cần thiết cho mở rộng hợp tác như hiệp định khung về hợp tác kinh tế, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế trùng và hàng loạt hiệp định hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể khác mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đồng thời đóng góp vào hòa bình, ổn định, thịnh vượng chung trên thế giới.PV: Thưa Chủ tịch nước, cuộc chiến tranh với Pháp trong quá khứ có ảnh hưởng đến quan hệ hiện nay của hai nước?Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Sự phát triển phong phú, cùng với những thành quả đã, đang và sẽ tiếp tục đạt được trong quan hệ Việt Nam - Pháp, có lẽ là đáp án sinh động và thuyết phục trả lời cho câu hỏi của các bạn rồi.Tôi xin nói thêm, cũng như nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ trên thế giới, nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, đã trải qua quá nhiều đau thương, mất mát để giành lấy, giữ gìn, bảo vệ hòa bình, độc lập, tự do. Cùng với đó, từ truyền thống nhân văn của mình, nhân dân Việt Nam còn biết khép lại quá khứ, nỗ lực hướng tới tương lai, một tương lai tốt đẹp với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững không chỉ riêng cho hai quốc gia chúng ta, mà còn đóng góp vào nền hòa bình, tự do, công bằng, bác ái, thịnh vượng chung cho mọi người trên trái đất này. Tôi rất tâm đắc với nhận xét của nhà văn Pháp Victor Hugo, đại ý: “Tương lai có rất nhiều tên,… đối với người hay sợ hãi nó là Điều chưa biết, với ai dũng cảm, nó là Cơ hội”.PV: Xin Chủ tịch nước cho biết Việt Nam kỳ vọng hai nước sẽ hợp tác những nội dung gì trong lĩnh vực quốc phòng?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các nước, trong đó có Pháp, vì hòa bình, ổn định, cùng có lợi.Thời gian qua, hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Pháp không ngừng được củng cố và phát triển, trở thành nội dung quan trọng trong 5 trụ cột của Đối tác chiến lược giữa hai nước. Trong thời gian tới, nhiều hướng hợp tác được tăng cường hoặc có thể mở ra như trong hỗ trợ nhau tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; trong bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không; trong phối hợp giải quyết các vấn đề an ninh mạng, an ninh phi truyền thống… Theo đó, việc xây dựng một tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng là yêu cầu cần thiết để tiến trình hợp tác ngày càng phong phú, hiệu quả hơn.Tháng 6 vừa qua, tôi đã tiếp và có cuộc nói chuyện thú vị với ngài Bộ trưởng Quốc phòng Pháp JeanYves Le Drian trong chuyến thăm Việt Nam. Ngài Bộ trưởng đã nói đến sự quan tâm của Pháp về vấn đề gìn giữ hòa bình, ổn định trên vùng biển, vùng trời trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương; về nguyên tắc thượng tôn pháp luật khi xem xét, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tôi nhận thấy đây là những quan điểm mà Việt Nam hoàn toàn chia sẻ.Qua cuộc phỏng vấn này, một lần nữa chúng tôi khẳng định luôn ủng hộ Pháp có một vai trò tích cực và xây dựng, để hai nước chúng ta có thể cùng đóng góp thiết thực trong nỗ lực thúc đẩy, bảo vệ các lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Comments[ 0 ]
Post a Comment