Vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, tòa án quốc tế đã đưa ra phán quyết bác bỏ cái gọi là chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên Biển Đông. Sự kiện này đã tạo sự chú ý đối với toàn thế giới, và phán quyết này rất có lợi cho Manila trước yêu sách của Trung Quốc.
Một sụ kiện cũng quan trọng trong quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Philippines đó là dịp kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, tuy nhiên sự kiện này đã bị lu mờ bởi phán quyết của tòa án quốc tế.
Trong những năm gần đây, hai quốc gia Đông Nam Á này đã cố gắng để tạo dựng mối quan hệ ngày càng gần gũi hơn trước một Trung Quốc ngày càng có những hành động quyết đoán hơn trên Biển Đông. Trước những thách thức mà Bắc Kinh đặt ra trên Biển Đông, Hà Nội và Manila đang theo đuổi các nỗ lực để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, đỉnh điểm là việc hai bên ký một tuyên bố chung về việc thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược (JSESP) vào ngày 15 tháng 11 năm 2015.
Rất nhiều lĩnh vực được đề cập, tuy nhiên điểm nhấn đặc biệt của JSESP là quốc phòng an ninh. Mối quan hệ đối tác chiến lược là nhằm thúc đầy một “khu vực hòa bình, ổn định” nhằm ứng phó linh hoạt với sự phát triển và thay đổi về chính trị, kinh tế và kiến trúc an ninh trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Sau khi tòa án quốc tế đưa ra phán quyết, phía Việt Nam đã tuyên bố hoan nghênh phán quyết đó, Hà Nội coi đây là nền móng đề giải quyết hòa bình các tranh chấp. Việt Nam cũng nhắc lại rằng, họ đang xem xét một hành động pháp lý tương tự như Philippines đã làm.
Mặc dù tòa án quốc tế đã đưa ra phán quyết, tuy nhiên lại không có lực lượng nào thi hành phán quyết. Vì vậy, đề có được mục tiêu là hòa bình, ổn định và quan hệ láng giềng tốt ở Biển Đông, Philippines hiện nay cần phải cẩn thận các định lại mối quan hệ của mình với Trung Quốc, cũng như với các quốc gia đồng minh và cả quốc gia đối tác chiến lược như Việt Nam.
Mặc dù Philippines có kế hoạch hợp tác với Trung Quốc, nhưng Manila cũng cần phải đảm bảo rằng mối quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội vẫn phải được duy trì vì lợi ích chiến lược chung của hai bên. Về vấn đề này, JSESP có thể đóng vai trò quan trọng khi có những leo thang căng thẳng trong vùng biển tranh chấp.
Cán bộ chiến sỹ hải quân Việt Nam và Philippines giao lưu tại đảo Song Tử Tây năm 2014
Như việc Việt Nam có thể chia sẻ cùng Philippines các cơ chế để quan lý các tranh chấp với Trung Quốc. JSESP giữa Philippines và Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các thỏa thuận song phương, bao gồm các biên bản thỏa thuận về quốc phòng, theo đó, hai bên đã đồng ý để “trao đổi kinh nghiệm” trong các cuộc tiếp xúc song phương giữa hai nước.
Trong khi chính quyền mới của Philippines đang có kế hoạch đàm phán với Trung Quốc, thì các quan chức Philippines có thể xem xét các cơ chế để quản lý tranh chấp với đối tác Việt Nam, đặc biệt là việc sử dụng đường đây nóng để ngăn chặn những tình huống leo thang căng thẳng trên Biển Đông. Hiện nay Hà Nội và Bắc Kinh có tổng cộng bốn đường dây nóng là trong nông nghiệp, ngoại giao, quốc phòng và giữa các Tổng Bí thư của hai đảng.
Mặc dù còn có những hạn chế, tuy nhiên từ sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa Việt Nam đã cho thấy rằng, đường dây nóng luôn luôn phải được kết nối để hán gắn mối quan hệ và theo đuổi các cuộc đàm phán để giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng. Cơ chế này cũng có thể giúp giảm thiểu các tác động lan tỏa tỏa đối với tranh chấp ở các khu vực khác trong quan hệ Trung Quốc và Philippines.
Ở cấp độ đa phương, Philippines và Việt Nam có thể đề xuất các biện pháp khác để quản lý tranh chấp. Theo JSESP, hai quốc gia đã nhất trí "tăng cường hợp tác đa phương về an ninh quốc phòng tại các diễn đàn”. Như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và ADMM +. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong tranh chấp Biển Đông, các quốc gia thành viên của ASEAN đã có sự chia rẽ sâu sắc, từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến các nỗ lực của các quốc gia thành viên của khối trong việc thúc đẩy vai trò trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực.
Thất bại trong việc ASEAN không thể ra tuyên bố chung về tranh chấp Biển Đông, tuy nhiên từ đây ASEAN cũng nên bắt đầu sử dụng các biện pháp khác để không làm suy yếu những nỗ lực nhằm thúc đẩy vai trò trung tâm của khối.
Với sự hỗ trợ của Việt Nam, Manila trong năm 2017 sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, từ đây Philippines có thể đưa ra một số đề nghị để thiết lập một đường dây nóng giữa các bộ trưởng quốc phòng các quốc gia ASEAN.
Từ đây ADMM có thể đưa ra các bước nền tảng để có được những tương tác quân sự giữa các bên một cách trực tiếp, chẳng hạn như tương tác Hải quân ASEAN, như việc sẽ tiến hành các cuộc diễn tập về các nguyên tắc nhằm tránh các tình huống va chạm trên biển.
Giữa Manila và Hà Nội cũng có thể hợp tác về việc trao đổi các thông tin liên quan đến công tác bảo vệ bờ biển. Trong JSESP cũng đã chỉ rõ rằng, hai bên sẽ "tăng cường năng lực và phối hợp để chống lại các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống”.
Mặc dù Việt Nam vẫn phối hợp, hợp tác với Trung Quốc, nhưng Hà Nội luôn giữ được sự cân bằng quyền lực với Trung Quốc, nhờ vào khả năng quân sự của Việt Nam và các quốc gia chủ chốt trong khu vực sẽ đóng góp phần vào sự ổn định trên Biển Đông.
Một phần trong công tác hiện đại hóa và tăng cường năng lực quốc phòng của mình, Việt Nam đã gia tăng năng lực bảo vệ bờ biển của mình bằng việc mua và trang bị từ Nga hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biển Bastion-P, cùng với các trang bị vũ khí khác, Việt Nam luôn sẵn sàng buộc đối thủ phải trả giá đắt trước các hành động quyết đoán trong khu vực chủ quyền của Việt Nam.
Thông qua các cam kết song phương, các quan chức Philippines có thể cân nhắc việc trang bị một số hệ thống phòng thủ bờ biển như của Việt Nam. Manila đã nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển khi quân đội Mỹ sử dụng trong các cuộc tập trận gần đây.
Những diễn biến gần đây trên Biển Đông đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cho mối quan hệ giữa Philippines và Việt Nam trước cách tiếp cận quyết đoán của Trung Quốc. Mặc dù giữa hai quốc gia đang có các tranh chấp chồng lấn, tuy nhiên mọi việc sẽ được giải quyết trong tương lại gần khi mà mối quan hệ đối tác chiến lược của họ phát huy được hiệu quả.
Theo Diễn đàn Đông Á
Comments[ 0 ]
Post a Comment