Theo chuyên gia Heydarian, Philippines không cần phải đi quá xa để tìm một mô hình cho việc bảo vệ chủ quyền bởi Việt Nam là một quốc gia mà Philippines có thể học hỏi được nhiều bài học.
Lễ diễu binh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
Richard Javad Heydarian là giảng viên môn Khoa học Chính trị và Quan hệ quốc tế tại Đại học Ateneo De Manila. Trong vai trò là một nhà bình luận chính trị quốc tế, ông còn là khách mời khá thường xuyên của các hãng truyền thông như Aljazeera, BBC, Bloomberg, The New York Times, The Huffington Post...
Mới đây, Richard Javad Heydarian đã có bài viết trên tờ Huffington Post về vấn đề Philippines cần phải làm gì để bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đông tốt hơn. Theo ông, Manila đang có một “đồng minh tự nhiên” ở ngay tại Đông Nam Á là Việt Nam. Hơn thế nữa, Việt Nam còn là một “hình mẫu” mà Philippines nên học hỏi trong việc hoạch định các chiến lược đối phó với sự cứng rắn của Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền của mình.
Infonet xin giới thiệu sơ lược bài viết của chuyên gia này.
Những động thái mang tính chất hung hãn, quyết đoán của Trung Quốc nhằm khẳng định cái gọi là tuyên bố chủ quyền của họ ở khắp Tây Thái Bình Dương đã gây nên những cơn sóng gió và hủy hoại những năm tháng bình yên ở Đông Á, hành động của Trung Quốc đã rung lên hồi chuông báo động đối với khu vực, phá hoại hàng chục năm tương đối yên bình ở Đông Á, hành động đó đã rung lên hồi chuông báo động đối với khu vực. Và quốc gia cảm thấy dễ bị tổn thương nhất có lẽ là Philippines, khi là quốc gia có tuyên bố chủ quyền đối với một phần vùng biển Đông (Philippines gọi là biển Tây Philippines), nhưng lại là quốc gia có khả năng phòng thủ thuộc hàng kém nhất khu vực.
Trong khi đó, Trung Quốc trong những năm tháng tới họ có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, và họ đã công bố ngân sách quốc phòng thuộc hàng lớn thứ hai trên thế giới, cao hơn cả tổng số ngân sách quốc phòng của các nước láng giềng cộng lại, đồng thời Trung Quốc cũng đã và đang tiến hành các bước thử nghiệm loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của họ, Trung Quốc cũng đã chứng minh rằng họ đủ cơ sở để sản xuất, trang bị và sử dụng bị tất cả những trang thiết bị vũ khí tiên tiến của họ.
Chiều 26/10/2010, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Ngài Benigno S. Aquino III. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi nhận chức (30/6/2010) cho thấy Philippines coi trọng quan hệ với Việt Nam. (Ảnh: Đức Tám - TTXVN)
Nhưng Philippines một quốc gia có sức mạnh tương đối nhỏ ở châu Á, Philippines cần phải làm gì để đóng góp cho hòa bình và sự ổn định của khu vực cũng như việc bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.
Một số quan chức chính phủ Philippines và các chuyên gia đã không ngừng kêu gọi rằng Philippines cần phải có thêm nhiều đồng minh để nhận được nhiều hơn nữa sự hỗ trợ từ biên ngoài (ngoài Washington), bởi vì Philippines là một nước nhỏ và nghèo tiềm lực yếu, khiến Philippines khó cỏ thể bảo vệ mình. Và ở Đông Nam Á này thì có một quốc gia mà Philippines có thể tìm tới, đó là Việt Nam, một quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P - Ảnh Trọng Thiết
Việt Nam có lượng dân số ít hơn Philippines nhưng có nền kinh tế phát triển hơn so với Philippines. Việt Nam một dân tộc nhỏ, nguồn lực khiêm tốn nhưng dân tộc này chưa bào giờ chịu khuất phục trước điều gì và họ không chỉ đứng lên dành lại độc lập cho dân tộc mà hôm nay họ vẫn vươn lên và vươn lên.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 -Ảnh Trọng Thiết
Không quá xa trong lịch sử của Việt Nam, họ đã dũng cảm đánh bại và đẩy lùi sự xâm lược của các đế chế châu Á (Trung Quốc và Mông Cổ) cũng như cường quốc phương Tây (Pháp, Mỹ). Nhận thức được sự yếu kém tương đối của mình, Việt Nam đã tận dụng và kết hợp các nguồn lực cùng với thời cơ chiến lược để nổi lên như một "vương quốc Phổ của châu Á". Rõ ràng rằng họ là nước đã đã quản lý và củng cố tuyên bố chủ quyền lâu đời và rộng khắp trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và hiện nay họ vẫn tích cực bảo vệ tuyên bố chủ quyền của họ đối với không chỉ quần đảo Trường Sa mà cả Hoàng Sa. Và mặc dù họ đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, nhưng Việt Nam vẫn hưởng được các lợi ích khác từ các khoản đầu tư của Trung Quốc và quy mô lớn của hợp tác thương mại.
Tàu khu trục nhỏ Gepard-3.9 - Ảnh Trọng Thiết
Kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, Việt Nam đã không còn liên minh hay ký hiệp ước bảo trợ đối với bất kỳ cường quốc nào. Thay vào đó, Việt Nam đã và đang tích cực đa dạng hóa các mối quan hệ quốc phòng với các cường quốc với không chỉ Nga, Ấn Độ, Nhật Bản mà còn cả với Hoa Kỳ, Việt Nam luôn bảo đảm quyền tự chủ của mình và được phép tiếp cận với các trang thiết bị vũ khí tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là với các cường quốc truyền thống.
Hôm nay, Việt Nam tự hào có một sức mạnh và khả năng quân sự ghê gớm - trang bị tàu ngầm lớp Kilo, máy bay chiến đấu tiên tiến Su-27, Su-30, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến nhất thế giới với loại tên lửa hành trình P-800 Oniks/Yakhont, hệ thống tên lửa đánh chặn S-300... những trang thiết bị vũ khí này kết hợp với sức mạnh của dân tộc đã cho phép họ ngăn cản bất kỳ sự phiêu lưu mạo hiểm nào từ quốc gia láng giềng khổng lồ - Trung Quốc. Khi Trung Quốc sử dụng lực lượng bán quân sự (và giàn khoan) để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của họ trong khu vực, Việt Nam đã dũng cảm, kiên trì, bền bỉ cùng với các lực lượng thực thi pháp luật dân sự khác nhau cùng khẳng định và bảo vệ chủ quyền của mình.
Đối với Philippines, Việt Nam không chỉ là một quốc gia tượng trưng cho một mô hình ngày càng thành công, mà từ Việt Nam, Philippines có thể học được bài học về tầm nhìn chiến lược, giúp họ có thể vượt qua những sự khác biệt để vươn về phía trước, không những vậy Việt Nam còn là quốc gia hình mẫu cho một mối quan hệ đồng minh trời sắp đặt trong khối ASEAN, như việc Hà Nội và Manila đã và đang thúc đảy cho việc hình thành nên một bộ quy tắc ứng xử có tính chất ràng buộc trên biển Đông.
Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội tại Cam Ranh
Việt Nam cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ Philippines trong việc tạo dựng một chiến lược pháp lý riêng của mình nhằm chống lại các tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc. Hơn bao giờ hết, Việt Nam và Philippines cần phối hợp không chỉ với những nỗ lực về ngoại giao nhằm đưa ASEAN đến việc xây dựng thành công một bộ quy tắc ứng, và có những hành động thể hiện một lập trường vững chắc nhằm chống lại bất kỳ hành động gây mất ổn định nào trên biển Đông, mà Philippines và Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực an ninh hàng hải.
Đúng 7g30 sáng nay 8-6, tại đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa), hải quân hai nước Việt Nam và Philippines đã tổ chức cuộc giao lưu lần thứ nhất giữa lực lượng đóng quân trên hai đảo Song Tử Tây (Việt Nam) và Song Tử Đông (Philippines), thuộc quần đảo Trường Sa.
Đôi khi, chúng ta cũng không cần phải đi quá xa để tìm một mô hình hữu ích cho việc bảo vệ chủ quyền của Philippines và phương cách để đưa quốc gia vươn lên, Việt Nam là một quốc gia mà Philippines có thể học hỏi được nhiều bài học.
Comments[ 0 ]
Post a Comment