Những đặc điểm sử dụng lực lượng không quân chiến lược
Đưa lực lượng không quân ném bom chiến lược Mỹ tham chiến là một phần quan trọng của chiến dịch không kích chống Nam Tư. Sử dụng lực lượng không quân chiến lược (lần đầu tiền trên chiến trường châu Âu) được tổ chức thực hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên của các hoạt động tác chiến theo quan điểm của bộ máy lãnh đạo quân sự Mỹ về sử dụng máy bay chiến lược trong các xung đột khu vực. Trong quá trình xung đột, bộ máy chỉ huy quân đội Mỹ tiến hành thử nghiệm các hình thái chiến thuật sử dụng máy bay chiến lược với vũ khí thông thường.
Phương pháp chủ yếu sử dụng máy bay ném bom chiến lược là B-52H tiến hành các đòn tấn công vào các mục tiêu cố định quan trọng trên lãnh thổ Nam Tư có sử dụng tên lửa hành trình không đối đất AGM-86C ( với đầu đạn nổ thường).
Với mục đích tổ chức đưa vào sử dụng máy bay ném bom B-52H trong chiến tranh, tại căn cứ không quân Fairford (Anh), thời gian trước chiến dịch (tháng 2.1999) đã triển khai cụm không quân chiến lược tiền tiêu với biên chế 8 B-52H. Tiếp sau cụm không quân này được bổ xung thêm máy bay chiến lược và giữ biên chế từ 19 – 20 máy bay cho đến khi kết thúc các hoạt động tác chiến. Theo kế hoạch của bộ tổng tham mưu quân đội Mỹ, các kíp bay của các B-52 đã tham gia tác chiến luân phiên để tăng cường kinh nghiệm.
Những chuyến bay chiến đấu của В-52Н được thực hiện trong biên chế một phi đội gồm từ một đến hai biên đội 2 – 3 máy bay (đại đa số là một biên đội 2 máy bay). Tuyến đường bay cơ bản là từ căn cứ không quân Fairford - Đông Đại Tây Dương - eo biển Gibraltar - Địa Trung Hải - biển Adriatic (phần phía bắc của biển Ionian). Trong tuyến đường bay đã được định trước một điểm tiếp dầu trên không ở khu vực phía tây hoặc khu vực trung tâm của biển Địa Trung Hải. Tuyến đường bay kéo dài khoảng 10 nghìn km, tốc độ đường trường là 820-850 km/h, bay thê đội ở độ cao 7200-7800 m, thời gian bay khoảng từ 10,5-12 giờ phụ thuộc vào thời gian bay chờ đợi ở khu vực triển khai chiến đấu (thời gian chờ đợi đôi khi kéo dài đến 2 giờ với mục đích đồng bộ hóa với các máy bay, các lực lượng tác chiến khác tham gia vào đòn tấn công.
Máy bay ném bom được các máy bay tiếp dầu từ cụm máy bay tiếp dầu triển khai trên căn cứ quân sự Ý Moroon. Các hoạt động tác chiến của máy bay ném bom chiến lược được điều hành bởi sở chỉ huy tiền phương của không quân Mỹ, trên khai trên căn cứ không quân Fairford. Mệnh lệnh sử dụng vũ khi trên tuyến triển khai chiến đấu được truyền đi từ sở chi huy tham mưu tác chiến trên tàu "La Salle" của Hải quân Mỹ, thành viên của cụm hải quân NATO triển khai trong khu vực xung đột.
Tên lửa hành trình không đối đất được phóng từ độ cao thấp trên mặt nước biển với tốc độ máy bay là 700 km/h, cách bờ biển từ 150-200 km, sau từ 25 – 40 phút tính từ thời điểm nhận được mệnh lệnh (thời gian cần thiết để triển khai đội hình chiến đấu). Thời gian phóng tên lửa của biên đội kéo dài khoảng 20 phút. Tên lửa bay đến mục tiêu, theo vị trí mục tiêu khoảng từ 60 - 90 phút. Khi đòn tấn công được tiến hành bởi nhiều biên đội, khoảng giãn cách thời gian giữa hai đợt phòng là gần 40 phút. Sau khi hoàn thành đợt phóng tên lửa máy bay quay lại đường bay trở về căn cứ theo kế hoạch. Trong một số trường hợp, đường bay về của máy bay được phép bay qua không phận của Ý và Pháp.
Trong quá trình không kích tiếp theo, bộ tư lệnh chiến dịch quân đội Mỹ đã sử dụng máy bay B-52 là phương tiện mang các loại vũ khí tấn công đường không chủng loại khác. Ví dụ, vũ khí phổ dụng nữa của B-52 là bom Мк82 khối lượng 220 kg ( tải trọng cực đại của máy bay cho phép mang đến 51 quả). Để trách bị tổn thất, máy bay ném bom ở các độ cao lớn và gây nhiễu triệt để các đài radars đối phương.
Máy bay ném bom B-1B được sử dụng vào giai đoạn hai của chiến dịch NATO chống Nam Tư. Để tổ chức lực lượng tham gia tác chiến nhóm 5 chiếc máy bay B-1B được triển khai trên căn cứ không quân Anh Fairford. Trước đó, tại căn cứ không quân tiền tiêu này đã chuyển đến hệ thống hậu cần kỹ thuật và lực lượng kỹ thuật viên, chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho các chuyến bay. Những chiếc B-1B tham chiến được biên chế thành các biên đội 2 chiếc, sử dụng đường bay ngắn nhất đến tuyến chiến đấu qua không phận của Pháp và Ý nhằm giảm thiểu thời gian bay, tránh phải tiếp dầu trên không. Tuyến đường bay có chiều dài khoảng 4600-4700 km, độ cao hành trình là 6400-7000 m, tốc độ bay đường trường là 790-870 km/h, thời gian bay khoảng 6-7 giờ (phụ thuộc vào thời gian chờ đợi trên tuyến chiến đấu). Quá trình ném bom được thực hiện ở độ cao lớn (trên 10,000 m). Sau khi đã sử dụng hết vũ khí trên boong các máy bay quay về trên tuyến đường bay quy định trùng với đường bay đến mục tiêu. Thời gian thực hiện nhiệm vụ chiến đấu khoảng 30 phút. Máy bay ném bom B-1B thực hiện nhiệm vụ trong đội hình tác chiến hỗn hợp của các loại máy bay chiến thuật và KQHQ.
Chiến dịch quân sự NATO chống Nam Tư, lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A trong điều kiện tác chiến thực tế. Tổ chức đưa vào khai thác sử dụng trong chiến tranh thế hệ máy bay ném bom chiến lược mới B-2A được thực hiện trong khuôn khổ chiến thuật “tiếp cận toàn cầu – sức mạnh toàn cầu” dự kiến tiến hành đòn tấn công sau khi bay đường trường từ căn cứ đóng quân cố định vào khu vực chiến sự, sau đó lại quay về căn cứ đóng quân và hạ cánh an toàn.
Các chuyến bay В-2А vào khu vực triển khai tác chiến theo hành lang bay Nam Đại Tây Dương. Trong thời gian bay đã triển khai tới 4 điểm tiếp dầu trên không ((trong khu vực Bờ Đông Hoa Kỳ và Đông Đại Tây Dương cách 200 km về phía tây bờ biển Bồ Đào Nha).
Cấp dầu trên không được thực hiện bởi các máy bay tiếp dầu hoạt động từ căn cứ không quân viễn chinh quân đội Mỹ và trong các đơn vị tác chiến ở tuyến tiền tiêu ở căn cứ không quân Moron (Tây Ban Nha) và Lagens (quần đảo Azores). Sau khi nhận mệnh lệnh sử dụng vũ khí các máy bay ném bom B-2A tiếp cận khu vực mục tiêu, tiến hành rải thảm bom trên độ cao 12000 m. Toàn bộ chuyến bay cả đi lẫn về là gần 20 nghìn km, tốc độ bay đường trường 770-850 km/h, thời gian bay là 28 giờ.
Các chuyến bay của máy bay ném bom В-2А được thực hiện trong đội hình biên đội 2 chiếc. Không quân Mỹ thực hiện từ 1 cho đến 3 phi vụ bay trong một ngày, giãn cách thời gian cất cánh của mỗi biên đội là 1,5 đến 2 giờ. Trong biên chế của cụm máy bay chiến đấu B-2A tham gia chiến trường Nam Tư có tất cả 6 máy bay. Lần đầu tiên các máy bay ném bom B-2A sử dụng các loại bom có điều khiển GBU-31 JDAM với hệ thống tự dẫn, điều chỉnh đường bay theo thông số tọa độ của hệ thống KRNS "NAVSTAR", theo biên chế tiêu chuẩn, mỗi máy bay B-2A mang theo 16 bom có điều khiển có khối lượng 900 kg. có thể tiêu diệt từ 1 đến 4 mục tiêu.
Như vậy, số lượng máy bay ném bom chiến lược tham gia các hoạt động tác chiến ở Nam Tư lên đến 35 chiếc (bao gồm cả 6 B-2A), chiếm 19% lực lượng không quân tham chiến ở Nam Tư và chiếm 27% tổng số các máy bay ném bom chiến lược của không quân Mỹ.
Những ưu điểm sử dụng máy bay ném bom chiến lược của không quân Mỹ trong cuộc chiến trang bao gồm:
- - khả năng sử dụng máy bay ném bom В-52Н và В-1В từ căn cứ không quân tiền phương, giảm thiểu tối đa thời gian bay đến mục tiêu và giảm thiểu nhu cầu tiếp dầu trên không.
- - sử dụng các loại vũ khí có độ chính xác cao nhằm tiêu diệt các mục tiêu có kích thước nhỏ và các mục tiêu được bảo vệ chắc chắn bằng lực lượng phòng không đối phương trong mọi điều kiện thời gian, khí hậu thời tiết trong khu vực mục tiêu;
- - tiến hành phòng các loại vũ khí đường không ngoài khu vực tác chiến hiệu quả của vũ khí phòng không đối phương, sử dụng các loại bom có điều khiển ở độ cao lớn, giảm thiếu đến bằng 0 máy bay ném bom chiến lược nhưng không làm giảm hiệu quả tiêu diệt mục tiêu;
- - khối lượng khổng lồ vũ khí của máy bay ném bom B-1B cho phép tấn công phá hủy hiệu quả một khu vực mục tiêu rộng lớn nhiều thành phần ( khu công nghiệp quốc phòng, các nhà máy chế xuất dầu mỏ, kho tàng nhiên liệu, hậu cần kỹ thuật).
Những đặc điểm sử dụng máy bay chiến thuật
Một trong những phương án sử dụng máy bay tấn công chiến thuật của cụm không quân chiến thuật Mỹ là: Sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Aviano (Ý) tốp máy bay tấn công gồm 6 chiếc F-16 (tiêm kích đa nhiệm), 2 chiếc F-16 (tiêm kích cảnh giới bảo vệ) và EC-130E (Tác chiến điện tử) được tiếp dầu trên không và dưới sử che chắn của hệ thống phòng không mặt đất, phòng không trên biển tiến hành chuyến bay vượt biển Adriatic tiếp cận khu vực tiền duyên thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Khi không kích các máy bay bay theo biên đội, lần lượt tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nam Tư. Sau khi tấn công, các máy bay được tiếp dầu và tiếp tục đòn không kích thứ 2. Mỗi tốp máy bay tấn công 6 mục tiêu ( mỗi biên đội tấn công 2 mục tiêu).
Trong thời gian tiến hành chiến dịch, các máy bay tiêm kích bay trong không gian đôi khi đến 5-6 giờ bay ở giai đoạn đầu tiên của chiến dịch và đến 10 – 12 giờ bay vào giai đoạn cuối chiến cuộc. Vấn đề này làm tăng số lượng máy bay tiếp dầu trên không và thường gắn liền với điều kiện không thuận lợi về khí hậu thời tiết buộc phải có mặt lâu hơn trong khu vực tác chiến nhằm sử dụng hết số lượng vũ khí có trên máy bay và đảm bảo chắc chắn đã tiêu diệt được mục tiêu theo yêu cầu nhiệm vụ. Nhiệm vụ điều hành tác chiến được thực hiện trên máy bay tác chiến điện tử và chỉ huy ЕС-130. Nhiệm vụ trinh sát các mục tiêu mặt đất thuộc nhóm máy bay radar trinh sát Е-8С " J-STARS", dẫn đường cho biên đội máy bay công kích mục tiêu do một biên đội máy bay F-16 thực hiện, các máy bay tiêm kích cảnh giới được điều hành bởi từ 1- 2 máy bay AWACS – U Е-ЗА thuộc hệ thống Cảnh báo sớm AWACS của NATO.
Trong các trận không chiến có sử dụng 12 máy bay ném bom tàng hình F-117 NighHawk cất cánh từ sân bay Avino – Ý tham gia tấn công ném bom các mục tiêu quan trọng của đối phương. Các máy bay F-117 sự dụng công nghệ tàng hình đột nhập tuyến phòng không đối phương và bất ngờ ném bom tiêu diệt mục tiêu. Có ít nhất 1 máy bay F-117 bị bắn hạ theo công nhận từ phía NATO bởi tên lửa S – 125.
Hoạt động tác chiến của không quân chiến thuật vào các mục tiêu cố định hoặc cơ động được thực hiện theo phương pháp “square” “hình vuông” được đề ra trong chiến tranh Iraq năm 1991 với khả năng sử dụng các tốp máy bay đa chủng loại. Kích thước của hình vuông là 50x50 km. - Có mặt tại khu vực chờ đợi sau khi hoàn thành nhiệm vụ - đến 60 phút;
Ngoài ra, những đặc điểm chiến thuật sử dụng không quân của NATO còn thể hiện bao gồm:
- - Bay khỏi khu vực chiến sự và trở về căn cứ - đến 60 phút.
- - Bay trên độ cao lớn tránh các đòn phản kích của các phương tiện phòng cơ động và địa hình đồi núi phức tạp của Nam Tư.;
- - Hoạt đông chiến đấu của lực lượng PK Nam Tư không quyết liệt mạnh mẽ, cho phép Bộ chỉ huy quân sự NATO hủy bỏ chiến thuật sử dụng lực lượng và vũ khí với mật độ dày đặc, cường độ cao và có thể đánh trọng tâm, trọng điểm. Phương thức tác chiến chủ yếu là hành động linh hoạt phối kết hợp giữa liên tục trinh sát quản lý bầu trời, tấn công mục tiêu theo tốp và các đòn tấn công đơn lẻ máy bay – tên lửa hành trình;
- - Sử dụng quy mô lớn các loại vũ khí có độ chính xác cao, cho phép trong nhiều nhiệm vụ chiến đấu, không quân không phải bay vào vùng tác chiến hiệu quả của lực lượng tên lửa phòng không đối phương, kết hợp với sử dụng triệt để khí tài tác chiến điện tử. Chính vì vậy tổn thất về lực lượng không quân của NATO rất thấp;
- - Không có được những thông tin chính xác về kết quả các đòn tập kích đường không, vì vậy bộ chỉ huy liên quân NATO phải tiến hành tập kích nhiều lần các đòn tấn công máy bay, tên lửa vò khu vực được cho rằng có sự hiển diện của lực lượng radar – tên lửa hoặc sân bay – căn cứ quân sự.
Nhìn tổng thể chung những cuộc tập kích bom điều khiển – tên lửa đã gây những tổn thất đáng kể cho tiềm lực quân sự của Nam Tư. Nhưng những cuộc tập kích liên tiếp, ồ ạt đó cũng không đạt được mục đích đề ra. Chính vì vậy trong khi diễn ra cuộc không kích ồ ạt của NATO, các lực lượng chính trị quân sự đã tiến hành các hành động gây sức ép trên quy mô rộng nhằm buộc các nhà lãnh đạo Nam Tư phải từ bỏ chính sách chính trị độc lập và tạo điều kiện cho quyền khống chế tuyệt đối của NATO trong khu vực Balkan.
Những đặc điểm tác chiến của hệ thống phòng không của Nam Tư
Quá trình sử dụng không quân chiến thuật khí tấn công các mục tiêu ở Nam Tư đã đưa ra được những chuẩn mực tác chiến chiến dịch, chiến thuật sau.
1. Số lượng máy bay tiêm kích tấn công và số lượng mảy bay bảo đảm chiến đấu với các mục tiêu ven bờ biển theo tỷ lệ là 1:1 ban đầu, đến 2:1 vào cuối chiến dịch.
2. Cường độ tác chiến cho một máy bay chiến thuật Không quân Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Nauy là 0,8-1 chuyến/ngày ; Canada, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha - 0.5-0.8 chuyến / ngày.
3. Chiều sâu tác chiến của các máy bay chiến thuật đến 900 km.
4. Thời gian bay chiến đấu không tiếp dầu đến 1,5 giờ.
5. Thời gian bay chiến đấu có tiếp dầu từ một lần trở lên kéo dài từ 3,5 đến 7 giờ, bao gồm có:
- cất cánh từ căn cứ, bay đến khu vực tiếp dầu trên không - 50 phuta;- Tổ chứcđội hình tấn công và bay vào tuyến chờ đợi – đến 60 phút;- Cơ động trên khu vực thực thi nhiệm vụ và tiến hành không kích – đến 40 phút;- Thoát ky khu vực không kích và thực hiên tiếp dầu trên không - 60;- Cơ động tiếp tục vào khu vực không kích thực hiện nhiệm vụ - đến 40 phút;
6. Số lượng bom có điều khiển cho một phi đội tấn công. – từ 10 đến 30 (GBU-12 cỡ bom 250 kg). 7. Số lượng mục tiêu mặt đất phải tiêu diệt – đến 6 mục tiêu (cố định hoặc cơ động).
Hệ thống lực lượng phòng không Nam Tư chủ yếu được trang bị vũ khí khí tài do Liên Xô chế tạo đã lỗi thời như SAM: S-75 "Dvina" S-125 "Pechora", "Kvadrat" (phiên bản xuất khẩu của SAM "Cube"), "Strela-1" ( trên thân xe BRDM) và " Strela -10 " trên thân xe thiết giáp địa hình (MTLB), tên lửa phòng không vác “Strela – 2(3)”, FIM-92 Stinger và các loại pháo phòng không. Bengrad được bảo vệ bằng các tiểu đoàn tên lửa phòng không S-125 được hiện đại hóa bởi các kỹ sư Nam Tư. Trong tất cả các khẩu đội. tiểu đoàn tên lửa đều được lắp hệ thống điều khiển hỏa lực tự động của hãng "Marconi" và đài radar hồng ngoại bởi hãng "Philips".
Để giảm thiểu khả năng sát thương, phá hoại các đòn tấn công của đối phương vào vũ khí, khí tài phòng không, quân đội Nam Tư sử dụng rộng rãi các thiết bị mô phỏng hoạt động radars phiên bản mang vác (IRIS). Các radars giả mô phỏng đánh lừa địch được đặt trên các trận địa phóng với khoảng cách từ vài trăm m đến hàng ngàn m cách radars hoặc các trạm chỉ huy trinh sát và dẫn bắn tên lửa phòng không. Công suất của các đài radars giả khoảng từ 5-6 kw. Trong cấu trúc thiết kế có sử dụng các magnetron phát xung điện tử được sử dụng trong các trang thiết bị điện tử trên MiG 21 và có tần số phát sóng tương tự như sóng radar của tên lửa SAM. Khởi điểm ban đầu công suất và thời gian hoạt động của (IRIS) không đạt yêu cầu, các thiết bị điện tử NATO nhanh chóng phát hiện. VÌ thế trong đại đa số các trường hợp phi công hỏa lực điều khiển tên lửa chống radars "Harm" dẫn tên lửa đến các vũ khí hỏa lực có phát xung, bỏ qua các đải radars IRIS giả. Sau đó thiết kế của IRIS được tiếp tục phát triển, công suất và thời gian phát xung tương tự như đài radars dẫn bắn tên lửa phòng không. Mặc dù các mô phỏng radars được sản xuất ở nhà máy, nhưng vẫn rất thiếu hụt trên chiến trường do nhu cầu rất cao. Hiệu quả sử dụng mục tiêu radars giả IRIS được chứng minh bằng thực tế để tiêu diệt các đài radars và các phương tiện hỏa lực phát xung, không quân NATO phải mất nhiều thời gian và một số lượng lớn tên lửa chống radars “Harm”, trong một số trường hợp các đài radars và tên lửa vẫn an toàn. Đặc biệt, trong 30 ngày tác chiến 2 mục tiêu giả IRIS bảo vệ hai khẩu đội “Kvadrat” và một IRIS bảo vệ khẩu đội S-125 đã bị 14 và 15 tên lửa “Harm” tấn công, trong khi đó các tổ hợp tên lửa vẫn an toàn.
Các tổ hợp tên lửa S-125 được lắp đặt các đài radar thụ động hồng ngoại có nguồn góc từ phương Tây cho phép nâng cao khả năng sống còn và khó bị phát hiện, có thể bất ngờ tấn công, có độ ổn định cao với nhiễu tích cực và thụ động, cho phép tác chiến ngày đêm. Lực lượng PK Nam Tư chú trọng ngụy trang kỹ lưỡng vũ khí trang bị trên trận địa. Để thực hiện che phủ tên lửa đã sử dụng các khí tài nguy trang trong biên chế, cũng như các vật chất trong tầm tay. Đặc biệt, khoang chỉ huy và điều khiển tên lửa được che chắn bằng lớp cao su dày từ 15 – 20 mm. Sau đó đặt lên trên các tấm chắn bằng thân gỗ ghép lại
Sơ đồ tấn công trận địa S – 125
Một khí tài khác cũng rất hiệu quả nâng cao khả năng sống còn của tên lửa phòng không là các tấm phản xạ góc, được đặt trên các trận địa giả và các trận địa tên lửa thành từng nhóm hoặc đơn lẻ trên khoảng cách 300 m so với đài radar. Hiệu quả cao nhất khi đặt các hộp phản xạ góc đồng bộ với các công trình công sự trên địa hình trận địa.
Công sự dành cho các đài radars phải được đào sao cho an ten phát tầng thấp nằm ngang với mặt đất. Điều đó làm cho tầm xa phát hiện mục tiêu xuy giảm từ 20-30%, nhưng sóng radars bị ảnh hưởng của bề mặt địa hình và sự giảm thiểu công suất của radars tầm thấp sẽ làm méo trường bức xạ sóng radar và các hộp phản xạ góc sẽ có ảnh hưởng ngụy trang che phủ tốt hơn.
Ví dụ: trên một trận địa tên lửa “Kvadrat” được bố trí theo sơ đồ có hai cụm hộp phản xạ góc, được đặt trên khoảng cách 100 – 300 m cách đài radar P-15, bị bị tấn công bởi 8 tên lửa “Harm”, nhưng cả 8 tên lửa đều không trúng mục tiêu. Có trường hợp phi công đã sử dụng 1 tên lửa chống radars “Harm” chỉ để đánh trúng một cái đĩa bừa của máy làm đất cách đài radar đến 3 km.
Trên cơ sở kinh nghiệm chiến đấu, các chuyên gia quân sự Nam Tư kết luận rằng, khí tài IRIS và các bộ khí tài phản xạ góc phải là trang thiết bị tiêu chuẩn theo biên chế của các phân đội tên lửa phòng không. Trong biên chế một khẩu đội “Kvadrat” cần phải có 3 IRIS và 2-3 bộ khí tài phản xạ góc. Để bảo vệ kíp trắc thủ trên các khẩu đội tên lửa cần sử dụng các tấm giáp sắt, bao bọc quanh đài chỉ huy, đài điều khiển, trinh sát và dẫn bắn tên lửa, do lớp giáp bọc ngoài thân xe không bảo vệ kíp trắc thủ hiệu quả trước vụ nổ và mảnh đạn tên lửa “Harm”.
Kinh nghiệm tác chiến Nam Tư cho thấy, các cuộc không chiến đều có một đặc trưng chung là sử dụng tên lửa chống radars với quy mô lớn. Bộ tư lệnh NATO cố gắng giảm thiểu đến tối đa tổn thất không quân trong chiến dịch từ lực lượng phòng không đối phương. Để thực hiện mục đích phát hiện vị trí các trận địa phòng không, xác định tọa độ và tấn công tiêu diệt, lực lượng không quân NATO đã thực hiện các hình thái chiến thuật nghi binh – khiêu khích, được thực hiện bởi nhiều tốp máy bay tiêm kích ( từ 10 – 15 chiếc) gần với khu vực tác chiến hiệu quả của tên lửa phòng không, thực hiện các hành động nghi binh tấn công mục tiêu
Sơ đồ tấn công có sử dụng tên lửa “Harm”
Đặc trưng chủ yếu các hoạt động của lực lượng phòng không – không quân Nam Tư là sử dụng phổ biến hình thức tác chiến phục kích, đột kích, cơ động và liên tục hàng ngày thay đổi vị trí đóng quân. Một số tiểu đoàn S-125 và khẩu đội “Cube” theo mệnh lệnh của Bộ tư lệnh lực lượng được cắt biên chế khỏi các lữ đoàn, trung đoàn và trực thuộc quyền chỉ huy của binh chủng phòng không và thực hiện nhiệm vụ theo kế hoach và sự chỉ huy trực tiếp của bộ tư lệnh. Điều hành tác chiến và hỏa lực được thực hiện thông qua bộ tham mưu binh chủng, ban tham mưu lữ đoàn và trung đoàn.
Mọi hoạt động cơ động phương tiện phòng không đều được thực hiện ban đêm không thành các đoàn xe hành quân. Các xe khí tài cơ động độc lập từng xe từ vị trí đến điểm tập trung theo thời gian quy định với tốc độ quy định trong trạng thái mọi mọi hệ thống thông tin liên lạc đều tắt. Để nguy trang quá trình cơ động trong đại đa số trường hợp xe khí tài đi lẫn vào đoàn xe dân sự đi sơ tán, các xe đều thay đổi hình dáng bên ngoài sao cho phù hợp với dân sự bằng vật chất ngụy trang trong tầm tay.
Quy định sống còn của Phòng không, sau khi khai hỏa 1-1,5 phút, phân đội tên lửa và radars lập tức phải thu dọn trang bị và cơ động vào khu vực tập trung bí mật có địa hình và các vật cản tự nhiên hoặc nhân tạo, dễ dàng cho ngụy trang như khe hẻm núi, vùng đất cây cối trũng, nhà chứa máy bay, nhà kho và chỉ từ đó bắt đầu cơ đầu cơ động. Thời gian từ 1 – 1,5 phút là thời gian tối thiểu để các máy bay chiến thuật NATO giáng đòn phản kích vào trận địa phòng không. Cơ động rời khỏi đường cao tốc và đi vào khu vực trận địa được thực hiện không bật đèn pha, đèn gầm hay đèn tín hiệu thân xe. Chiến thuật này đã đạt hiệu quả rất cao: không có một trường hợp nào không quân NATO đánh trúng trận địa do lộ bị mật trên đường hành quân.
Sơ đồ bố trí tổ hợp tên lửa Kvadrat
Thay đổi trận địa phóng tên lửa được thực hiện trong các trường hợp sau:
- sau khi phóng tên lửa – cơ động di dời;
- sau khi máy bay trinh sát không người lái đối phương bay qua trận địa – lập tức cơ động;
- sau khi bật ra dar ở chế độ phát xung hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu hoặc “không hoàn thành”;
- thực hiên theo mệnh lệnh từ sở chỉ huy Trung đoàn phù hợp với biểu đồ thay đổi vị trí trận địa trong khu vực chiến đấu.
Đơn vị có hiệu quả chiến đấu cao là trung đoàn tên lửa phòng không “Kvadrat” ở khu vực đồi núi, vùng trời khu vực là nới tổ chức đội hình chiến đấu của lực lượng không quân NATO. Bộ chỉ huy liên quân NATO cho rằng khu vực này các vũ khí phòng không không thể tiếp cận do đó không tiến hành các biện pháp phòng chống tên lửa SAM. Đơn vị “Kvadrat” đã thực hiện cơ động vào đêm và hoàn toán bí mật đối với lực lượng trinh sát đối phương, thực hiện tối đa các biện pháp ngụy trang chiến thuật. Sau khi triển khai trận địa đã giáng một đòn quyết liệt bằng tất cả các khẩu đội tên lửa của trung đoàn “Kvadrat”. Không quân NATO trong trận này bị tổn thất nặng nề, hơn 5 máy bay bị bắn cháy và bắn rơi.
Trong quá trình chiến đấu, các đơn vị PK Nam Tư, dưới áp lực của các đòn tấn công ồ ạt bằng tên lửa chống radars của đối phương, đã thay đổi cơ bản những tiêu chí tiêu diệt các mục tiêu trên không. Đó là; khu vực tác chiến hiệu quả của các tổ hợp tên lửa giảm thiểu 50% để đảm bảo thời gian phát xạ sóng radars nhr nhất và tối ưu hóa khả năng tiêu diệt mục tiêu với thời gian ngắn nhất. Các máy phát xung điện tử chỉ được bật lên khi mục tiêu đã nằm trong khoảng không gian 20 km (mục tiêu nằm hoàn toàn trong vùng phóng tên lửa hiệu quả).
Các dàn tên lửa đã được lắp đặt sẵn sàng với tên lửa dự bị sẵn sàng thay thế. Hoạt động của các đài phát xung, theo kinh nghiệm chiến đấu không được vượt quá 6 giây. Nếu radar không khóa được mục tiêu (đặc biệt ban đêm), đát phát xung lập tức tắt, sau 10 giây tiếp tục bật lại 6 giây tiếp theo. Nếu vẫn không khóa được mục tiêu, đài radar phát xung dẫn bắn tên lửa không được bật nữa. Trong trường hợp khóa được mục tiêu, lấp tức phóng liên tiếp 2 đạn. Sau khi phóng tên lửa, toàn bộ đơn vị chiến đấu lập tức cơ động khỏi khu vực trận địa.
Tiến hành bắn tên lửa ban ngày, phương tiện trinh sát chủ yếu là kính ngắm tele – quang học (TOV), do tổ hợp khí tài tự động “Krab” thuộc hệ thống tên lửa “Kvadrat” ở chế độ “Radio” không hoạt động được do nhiều dày đặc. Chỉ thị mục tiêu được thông báo qua điện thoại hữu tuyến bằng khoảng cách và góc hướng. Độ cao của mục tiêu không được thông báo do đối phương sẽ tiêu diệt ngay radar đo độ cao. Các trắc thủ quan sát cảnh giới, trinh sát tìm kiếm mục tiêu bằng thiết bị tele – quang học. Tần suất bỏ qua mục tiêu không vượt quá 0,7. Nếu trắc thủ đài trinh sát bật radar tìm kiếm mục tiêu, ngay tức khắc sẽ bị tấn công bởi không dưới 2 tên lửa chống radars, và không phải tất cả các tên lửa chống radar đều xuất hiện trên màn hình đài quan sát.
Sử dụng chiến thuật phục kích, tổ hợp tên lửa “Kvadrat” thường sử dụng yếu tố bất ngờ tấn công đối phương trong trường hợp không có nhiễu và tên lửa chống radars. Ví dụ, khẩu đội tên lửa khi cơ động khỏi Kosovo, tiêu diệt một máy bay trực thăng chiến đấu NATO và một số tên lửa hành trình trong điều kiện tác chiến thông thường. Đòn tấn công ở cơ chế “bắn đuổi”. Tầm xa phát hiện mục tiêu là 8 km, tầm xa tên lửa gặp mục tiêu - 10 km, độ cao - 3500 m. Đánh chặn tên lửa diễn ra ở tầm xa 15 km, tầm tiêu diệt mục tiêu - 10 km, tham số đánh chặn - 5 km.
Đài radars cơ động P – 40 của Phòng không Nam Tư
Một vấn đề nổi bật là “Kvadrat” và S-125 rất ít khi được sử dụng để tiêu diệt UAV và tên lửa hành trình, nhằm tránh lộ bí mật trận địa. phương tiện tác chiến chủ yếu với CM và UAV là tên lửa vác “Strela” các loại và hỏa lực pháo binh các cỡ nòng.
Khi phát hiện các cụm máy bay chiến đấu (15 – 20 chiếc), họ thường để cho các cụm này bay qua, Đòn tấn công bắt đầu khi trong vùng tác chiến hiệu quả có những máy bay đơn lẻ hoặc các tốp máy bay nhỏ (2-4 chiếc). Đòn tấn công vào máy bay dẫn đầu nếu thời gian giãn cách giữa các mục tiêu lớn hơn 1 phút, đòn tấn công vào máy bay bay cuối khi thời gian giãn cách nhỏ hơn. Theo phương thức tác chiến thông thường, sau khi phát hiện tên lửa, các máy bay chiến đấu NATO nhanh chóng thoát khỏi vòng tác chiến hiệu quả của tên lửa phòng không, thả bom và các thùng nhiên liệu phụ, khởi động máy gây nhiễu và thực hiện các kỹ năng chống tên lửa. 90% các lần phòng đạn là “bắn đuổi”. Các lần phóng một đạn thông thường là trượt mục tiêu, hai đạn liên tiếp là máy bay NATO chắc chắn bị tiêu diệt. Đánh giá kết quả phát bắn bằng radars không được tiến hành, ngay sau khi đầu đạn phát nổ, tất cả các đài phát đều tắt.
Đài trinh sát, điều khiển và dẫn đường mục tiêu của tổ hợp tên lửa “Kvadrat” Nam Tư.
Trong cuộc chiến đấu Nam Tư, các máy bay tiêm kích chỉ được sử dụng trong 3 ngày đầu tiên của chiến dịch, do hệ thống trang thiết bị điện tử trên máy bay (MiG 29, MiG 21 đã lỗi thời không cho phép tiến hành các cuộc không chiến với máy bay của NATO một cách “bình đẳng”. Giai đoạn tiếp theo các máy bay tiêm kích Nam Tư đã không được tham chiến.
Tổ chức hoạt động trinh sát tầm xa của Phòng không Nam Tư
Tất cả các nguồn thông tin về hoạt động tác chiến của lực lượng không quân NATO chống Nam Tư được tập trung và phân tích xử lý tại trung tâm quân chủng Phòng không – Không quân Nam Tư. Các đơn vị trinh sát và tác chiến điện tử của quân đội Nam Tư hầu hết không tham gia vào cuộc không chiến.
Các phương tiện trinh sát điện tử Phòng không thực hiện nhiệm vụ trinh sát mục tiêu chỉ bật phát xung trong thời gian rất ngắn nhằm tránh bị tiêu diệt. Phát hiện mục tiêu tầm xa, xác định hướng tấn công, vị trị của các cụm máy bay không kích Nam Tư được thực hiện bởi hệ thống các tổ hợp radars thụ động trinh sát điện tử КРТР-86 "Таmаrа" của Cộng hòa Séc. Tổ hợp radar thụ động này có khả năng phát hiện mục tiêu ở tầm xa 450 km, có đặc điểm có khả năng sống còn rất cao trong chiến đầu và hoạt động rất bí mật do tính năng kỹ chiến thuật của radar là hoàn toàn thụ động.
Với mục tiêu bảo toàn lực lượng của các đơn vị tên lửa không, theo mệnh lệnh của Bộ tham mưu quân chủng Phòng không – Không quân Nam Tư, các đài radars của trung đoàn và và tiểu đoàn tên lửa được kết nối vào cùng một hệ thống trinh sát phát hiện mục tiêu trên không và nằm ngoài các trận địa phóng tên lửa của các đơn vị. Trong trường hợp các đài radars bị tấn công tiêu diệt, các thông tin về mục tiêu sở chỉ huy trung đoàn và tiểu đoàn nhận được từ quân chủng và binh chủng theo đường điện thoại hữu tuyến và từ các trạm quan sát tiền tiêu trên hai tuyến trinh sát (8 trạm quan sát mỗi tuyến). Tuyến quan sát thứ nhất trên khoảng cách 30 km, tuyến quan sát thứ 2 trên khoảng cách 80 km cách sở chỉ huy tác chiến của các đơn vị phòng không. Các nguồn tin trinh sát mục tiêu khi đối phương cất cánh từ các căn cứ sân bay NATO được truyền về Bộ tham mưu quân chủng, binh chủng được cung cấp bởi các đài phát radio nghiệp dư. Trong hầu hết mọi trường hợp, báo động phòng không diến ra từ 10 – 15 phút trước khi máy bay đối phương bắt đầu không kích.
Như vậy: Lực lượng quân đội Nam Tư trong trận chiến không cân sức này đã không tổ chức được một thế trận phòng không rộng khắp, nhiều tầng nhiều lớp, kết hợp chặt chẽ giữa hệ thống phòng không tầm thấp, tầm trung và không quân. Hệ thống chỉ huy không đồng bộ, thống nhất. Không có được quyết tâm tiêu diệt nhiều máy bay địch mà chỉ có kế hoạch bảo toàn lực lượng để chiến đấu lâu dài. Nhưng những chiến công đạt được của PK Nam Tư cũng cho thấy: sức mạnh vượt trội của KQ – HQ Liên quân có thể gây sự tổn thất nặng nề về kinh tế và tiềm lực quân sự của đối phương, nhưng chưa đủ để làm mất sức chiến đấu của lực lượng vũ trang. Hơn thế nữa, nếu chiến tranh kéo dài, hệ thống PK Nam Tư được củng cố và hoàn thiện về phương thức tác chiến, hoàn thiệt kỹ năng chiến thuật cũng như năng lực liên kết phối hợp các lực lượng trong quân đội Nam Tư, có thể dẫn đến tổn thất nặng nề cho tập đoàn liên quân NATO. Đây cũng là một bài học cho các cường quốc hiếu chiến hiện nay khi đưa ra những tuyên bố đe dọa chiến tranh.
Phần I
Anatoly Kulikov Đại tá, Chuyên viên Tổng cục điều hành chiến dịch
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga
Trịnh Thái Bằng
Comments[ 0 ]
Post a Comment