Trung Quốc có khả năng đang thử nghiệm phương tiện đánh bật các tên lửa tầm trung và tầm ngắn.
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc
Đây là công tác phát triển các tổ hợp phòng không thông thường có sức phản công các đầu đạn tên lửa chiến thuật. Giả định này được các chuyên gia Nga đưa ra khi cho ý kiến về việc Trung Quốc thử nghiệm thành công thiết bị đánh chặn tên lửa trên đất liền. Cuộc thử nghiệm được tiến hành ngày 23 tháng 7. Theo các chuyên gia đánh giá, hoạt động này không đề ra mục tiêu đẩy lùi mối đe dọa tên lửa đạn đạo bởi Trung Quốc không sở hữu công nghệ như vậy.
Đây là cuộc thử nghiệm thứ ba các hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất được Trung Quốc thực hiện kể từ năm 2010. Công tác liên quan đến hoạt động nghiên cứu các cấu phần phục vụ Lực lượng Phòng không, - Thiếu tướng dự bị Pavel Zolotarev, Phó Giám đốc Viện Mỹ và Canada nhận định:
“Ở đây có khả năng sử dụng giải pháp kỹ thuật và không chỉ các giải pháp kỹ thuật đã vay mượn từ Nga. Đối với Trung Quốc, tự vệ trước các tên lửa tầm trung và tầm ngắn, tất nhiên là nhiệm vụ cấp bách hơn so với chống tên lửa chiến lược. Hoa Kỳ đặt ra nhiệm vụ triển khai tiềm lực ở châu Á, trước hết dựa vào hoạt động của các hàng không mẫu hạm. Trung Quốc đẩy mạnh tiềm năng tên lửa để đối phó những cụm hàng không mẫu hạm như vậy, làm cho Hoa Kỳ rất lo ngại và thúc đẩy phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực phối hợp với Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc cũng không ngừng đối xứng cải thiện khả năng đẩy lùi mối đe dọa tên lửa của Mỹ trên biển.”
Đại tá Konstantin Sivkov, Tiến sĩ Khoa học Quân sự, đưa ra nhận xét rằng, Trung Quốc đã thử nghiệm thiết bị đánh chặn tên lửa chiến thuật, hay tối đa là tên lửa chiến thuật linh hoạt:
“Trung Quốc chưa thể giải quyết vấn đề đối phó tên lửa đạn đạo cấp chiến lược, có tầm bắn hàng ngàn cây số. Tốc độ bay của đầu đạn tên lửa là 3 - 5 cây số/giây. Ở tốc độ này, hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc không hoạt động. Hai cây số mỗi giây là tốc độ mà họ có thể hạ tên lửa, tức là phạm vi hoạt động của tên lửa chiến thuật linh hoạt. Tầm bay của chúng không lớn, dưới 300 cây số. Trong giới hạn này, Trung Quốc có thể bắn hạ các tên lửa của Mỹ cũng như Ấn Độ. Có nghĩa hệ thống phòng thủ tên lửa Trung Quốc được thiết kế để bảo vệ các cuộc tấn công tên lửa nhằm vào đối tượng cụ thể.”
Lầu Năm Góc đang triển khai các yếu tố lá chắn tên lửa châu Á tại căn cứ của họ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Thái Bình Dương. Đối lại, Nga và Trung Quốc tăng cường công tác tư vấn trong lĩnh vực này. Có thể phối hợp nỗ lực trong những phương diện nào? Ông Pavel Zolotarev cho ý kiến:
“Trước hết, có lẽ là về lĩnh vực thông tin. Nga sở hữu một hệ thống cảnh báo tên lửa hiện đại. Công nghệ cho phép phát triển các hệ thống radar tinh vi như ở Armavir, ở Kaliningrad, bố trí chúng tại vùng Viễn Đông. Trong mọi điều kiện, bao gồm cả những tình huống không rõ ràng như thử nghiệm tên lửa của Bắc Triều Tiên, ngoài tất cả các yếu tố khác, việc trao đổi thông tin và hợp tác trong lĩnh vực này luôn hữu ích cho cả Nga và Trung Quốc.”
Trung Quốc thực hiện thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa trong bối cảnh những tuyên bố về khả năng triển khai ở Hàn Quốc các thành phần phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ. Moskva có cái nhìn thận trọng trong vấn đề này và kêu gọi Seoul cân nhắc “kỹ lưỡng” trước khi thực hiện bước làm như vậy. Động thái này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình chiến lược trong khu vực và kích hoạt vòng xoáy chạy đua vũ trang mới ở Đông Bắc Á.
Đài Tiếng Nói Nước Nga
Comments[ 0 ]
Post a Comment