Đây cũng không phải là điểm chốt cuối cùng, thành phố Tam Sa là một phần của chiến lược mới, với chiến lược này ông Tập Cận Bình muốn thực hiện thành công giấc mơ của các vua chúa Trung Quốc và của mình: Trung Quốc trở thành một “quốc gia vĩ đại”, một đế chế toàn cầu.
Bản đồ phi pháp mà Trung Quốc mới ban hành
Chính sách đối ngoại mới hiện nay của Trung Quốc được xây dựng nhằm hệ thống hóa và thực hiện hiệu quả hơn những ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường thế giới. Tất cả ý đồ, tư duy và định hướng trong chính sách này được thực hiện với quy mô chưa từng có và với tốc độ chưa được biết đến ở bất cứ quốc gia nào.
Trong lễ động thổ khởi công một trường học xa nhất lục địa cũng như đắt nhất hành tinh trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam) thị trưởng thành phố Xiao Jie đã mời tất cả những khách quý từ thành phố tự xưng Tam Sa. Rất nhiều khách mời đã không đến dự. Thành phố tự xưng này chỉ có 1443 người dân. Có khoảng 40 trẻ em của ngư dân Trung Quốc, các nhân viên hành chính và quân nhân, chấp nhận đến đảo với gia đình và dự kiến định cư lâu dài trên đảo này, chính quyền Tam Sa hy vọng trường học sẽ làm tăng dân số.
Chính quyền trung ương Bắc Kinh, từ khoảng cách 3,7 nghìn km đã ủng hộ ý tưởng này và chi 36 triệu nhân dân tệ (4,3 triệu EURO) để xây dựng trường. Vào giữa tháng 6, hạ tầng của trường đã xây dựng xong trên đảo Phú Lâm của Việt Nam. “ Sau 18 tháng nữa trường học sẽ sẵn sàng đón nhận học sinh” viên thị trưởng Xiao tuyên bố. Hãng thông tấn Xinwenshe hồ hởi phát biểu: “ thời gian mà Tam Sa không có cả trường học đã qua.” Có thể nhận thấy Trung Quốc mang cả trường học vào chiếm đoạt chủ quyền. Không dừng lại, thành phố Tam Sa không phải đợi lâu. Khu dân cư giữa biển đầu tiên – trên khoảng cách 350 km mới hình thành được 2 năm nay. Đây là một hòn đảo nhỏ bé có diện tích khoảng 2,13 km2, lớn nhất trong số các rặng san hô và bãi cát bồi lắng trong quần đảo Hoàng Sa. Vào tháng 7.2012. Bắc Kinh vội vã ra quyết định nâng Tam Sa lên thành thành phố nhỏ (thị trấn) của Trung Quốc.
Tất nhiên Bắc Kinh có những kế hoạch khủng hơn nhiều so với cái thành phố bé nhỏ trên hòn đảo chiếm được. Đảo sẽ trở thành điểm tựa cho kế hoạch bành trướng địa chính trị của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, định hướng nhằm xây dựng và củng cố vững chắc quyền thống trị trên biển Đông. Đây cũng không phải là điểm chốt cuối cùng, thành phố Tam Sa là một phần của chiến lược mới, với chiến lược này ông Tập Cận Bình muốn thực hiện thành công giấc mơ của các vua chúa Trung Quốc và của mình: Trung Quốc trở thành một “quốc gia vĩ đại”, một đế chế toàn cầu.
Trung Quốc phải trả giá cho đầu tư trong các chế độ đặc quyền tham nhũng
Chính vì vậy bây giờ mọi việc diến ra với tốc độ chóng mặt trong thành phố Tam Sa: chỉ 4 tuần sau khi hình thành, Tam Sa đã có Hội đồng nhân dân với 45 đại biểu đến từ tỉnh Hải Nam. Đầu tháng 6.2012 một quan chức của ngành Nông nghiệp tỉnh Hải Nam được cử làm thị trưởng thành phố. Văn phòng làm việc của ông ta được bố trí trong tòa nhà Hội đồng nhân dân với mái vòng. Ủy ban quân sự trung ương Bắc Kinh cũng bố trí lực lượng đồn trú tại nơi nay.
Có được bằng cách chiếm đoạt và hình thành trung tâm điều hành các hoạt động bành trướng trên biển Đông, đế chế Trung hoa muốn có được khả năng tiếp cận vào một không gian sống mới mà trước hết là các khu vực ngư trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên, đầu tiên là dầu và khí gas tự nhiên. Cũng theo kế hoạch của Bắc Kinh, biển Đông sẽ trở thành điểm tựa, bàn đạp nhằm hiện thực hóa sự bành trướng thương mại – chính trị nhằm đảm bảo nguồn cung giá rẻ nguyên liệu thô và năng lượng đồng thời tăng cường nhịp độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm thị trường và doanh số xuất khẩu hàng hóa vào Nam Á và châu Phi.
Cho đến nay, chính sách đồng bộ hóa “hành động toàn cầu” (Go Global) tồi tệ đang dẫn đến một kết quả là nhiều dự án đầu tư và các dự án xây dựng hạ tầng ở nước ngoài đang xụp đổ. Quỹ đầu tư quốc gia CIC, đánh giá tổng quan, đang chịu tổn thất liên quan đến những cú đầu tư nhiều tỷ đô la, do các cán bộ quản lý quỹ thiếu kinh nghiệm và tắc trách. Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã đầu tư ngân sách để xây dựng các công trình cảng biển và sân bay trên bán đảo Crimea mới sát nhập vào Nga, trên bờ biển của Pakistan, ở Nicaragua, ở Piraeus Hy Lạp, đồng thời đầu tư tài chính vào xây dựng một cảng hàng không nhỏ ở thành phố Parchim Đức. Nhưng tất cả các công trình hạ tầng đó không đủ kết nối thành một mạng lưới thống nhất để tạo thành một hiệu quả kinh tế.
Bắc Kinh trong tham vọng của mình cũng luôn không đánh giá hết mức độ nguy hiểm nghiêm trọng, liên quan đến việc dầu tư vào nước ngoài và đưa người sang làm việc ở những nước có các chế độ chính trị - xã hội khác nhau, bao gồm cả nhà nước có dấu hiệu toàn trị và có những biển hiện tham nhũng nặng nề. Trung Quốc buộc phải trả giá cho các sai lầm di dân lao động. Năm 2011 Bắc Kinh sơ tán 35 nghìn người ở Lybia – tham gia vào hầu hết các dự án, 1,8 nghìn người từ Ai Cập. Bắc Kinh cũng buộc phải can thiệp và trả tiền chuộc cho vô vàn các vụ bắt cóc công dân trên nhiều nước khác nhau, từ Pakistan đến Trung Phi. Tháng 5 năm nay Trung Quốc phải sơ tán khỏi Việt Nam 3500 lao động phổ thông do phong trào chống Trung Quốc tăng cao, tháng 6 lại tiếp tục sơ tán 1200 công nhân, rơi vào chiến tuyến ở Iraq.
“ Chiến lược hai con đường tơ lụa”
Chính sách đối ngoại mới hiện nay phải hệ thống hóa ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường thế giói và làm cho nó trở nên hiệu quả hơn. Đường lối cơ bản mà chủ tich Tập Cận Bình phát biểu trong năm 2012 với toàn đất nước có thể được hiểu như “chiến lược hai con đường tơ lụa” song song. Ông Tập muốn làm sống lại hai đường hướng truyền thống “Con đường tơ lụa”. Phương án trên đất liền là “Hành lang kinh tế Con đường tơ lụa”, trên biển là “con đường tơ lụa thế kỷ 21”. Thời điểm trước đây “Con đường tơ lụa” dài 7000 km, đây là tuyến đường mà Đế chế Trung hoa sử dụng cho ngoại thương. Trong thời điểm hưng thịnh của triều đại nhà Đường con đường thương mại này bắt đầu từ cựu đô Tây An đi qua Trung Á và các quốc gia Ả rập đến Địa Trung Hải. Tuyến “Con đường tơ lụa” trên biển bắt đầu từ bờ biển Nam Trung hoa qua biển Đông về hướng Nam Á, Iran và tiếp theo về Đông Phi. Các thương nhân ẢRập, Ba Tư, châu Á và châu Âu theo những tuyến đường này cung cấp hàng hóa vào Trung Quốc. Ngày nay, Trung Quốc muốn tự mình phát triển thương mại trên cả hai tuyến đường này và xây dựng “hành lang kinh tế có chiều dài 10000 km”.
Ngân khố của chính quyền Bắc Kinh cũng đã được lấp đầy. Thủ tướng Lý Khắc Cường trong chuyến viếng thăm chính thức châu Phi vào tháng 5 đã tuyên bố sẽ nới khoản vay ưu đãi của Trung Quốc lên đến 30 tỷ đô la, khoản tài chính này bị ràng buộc bởi những điều kiện phải được sự dụng để hiện thực hóa những dự án hạ tầng mà các công ty Trung Quốc thu lợi nhuận. Bằng cách này, các đối thủ cạnh tranh phương Tây bị đẩy bật ra khỏi thị trường lục địa đen.
Châu Phi ngày càng được Hán hóa
2500 doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư vào các cơ sở sản xuất nông nghiệp ở Namibia, vào khai thác mỏ và khoáng sản, dầu khí và Uranium – tổng thể chung khoảng 25 tỷ đô la. Điều đó dẫn đến một nhìn nhận rằng, Trung Quốc ở một cấp độ nhất định đã tạo ra một hình ảnh không mấy đẹp đẽ như các đại diện đế quốc thực dân kiểu mới. Chiến lược “Con đường tơ lụa” định hướng đến mục tiêu kết nối thông qua hành lang kinh tế 40 quốc gia châu Á, châu Phi và châu Âu với tổng dân số lên đến 3 tỷ người, có nghĩa là ½ dân số hành tinh. Siêu cường thương mại số 1 thế giới và nền kinh tế thứ 2 thế giới tìm được con đường sử dụng sức mạnh kinh tế để tạo ra sự cất cánh vị thế địa chính trị.
Nhưng chiến lược của Trung Quốc phần nào đó cũng định hướng nhằm chống Mỹ. Bắc Kinh phản đối khối mậu dịch tự do châu Á – Thái Bình Dương, được thành lập bởi Washington bỏ qua Trung Quốc. Huo Jianguo, giám đốc bộ phận phân tích của Bộ Thương mại Trung Quốc đã chỉ trích dự án này. Bắc Kinh dự kiến lôi kéo các đối tác vào dự án “Con đường tơ lụa” như Indonesia, Malaisia và cố gắng thực hiện điều đó nhằm làm yếu đi ảnh hưởng của Mỹ, đang nỗ lực khẳng định vị thế của siêu cường Thái Bình Dương ở châu Á.
Đảo Phú Lâm Hoàng Sa
Xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm của Việt NamTỉnh Hải Nam sẽ trở thành “Cửa ngõ phía Nam” và được hưởng lợi từ việc hiện thực hóa “ Chiến lược con đường tơ lụa”, thành phố Tam Sa, hình thành từ chiếm đoạt sẽ trở thành trung tâm điều phối giao thông hàng hải, trung tâm cung cấp hậu cần kỹ thuật và thiên đường du lịch. Đảo Phú Lâm (Việt Nam) được Trung Quốc đánh giá có ý nghĩa then chốt trong chiến lược “Con đường tơ lụa” trên biển, dù thực tế là năm 1974, sau một trận hải chiến ngắn ngủi, Trung Quốc đã đánh lui Hải quân VNCH và chiếm quần đảo này. Trong cuộc đấu tranh chính trị đối ngoại, Việt Nam đưa ra những bằng cứ chủ quyền trên đảo từ thế kỷ 17, Trung Quốc tuyên bố có những bằng cứ từ thế kỷ thứ 10 và hồ đồ khẳng định “ bằng cứ của chúng tôi có đến 700 năm lâu hơn” một trong những quan chức bộ ngoại giao Trung Quốc nói.
Xung đột nhỏ có thể dẫn đến khủng hoảng
Hiện nay, thành phố Tam Sa có một đường băng dài 2,5 km có thể cất hạ cánh các máy bay quân sự và dân sự, hệ thống trang thiết bị lọc nước biển, nhà máy điện và các cơ sở tái chế rác thải, điều này cho phép thành phố có thể tồn tại độc lập. Tam Sa thể hiện tuyên bố tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc trên 3 vùng quần đảo đá ngầm nước nông. Tam Sa được Bắc Kinh lấy từ ba quần đảo mà Trung Quốc cưỡng đoạt chủ quyền bao gồm Hoàng Sa (Việt Nam), đảo cát ngầm Macclesfield Bank và Trường Sa (Việt Nam).
Hãng thông tấn “Tân Hoa Xã” dẫn tuyên bố: “ thành phố quản lý chủ quyền hành chính trên 200 hòn đảo, bãi cát ngầm và rặng san hô có diện tích 13 km2 và trên cơ sở đó quản lý chủ quyền hành chính trên 2 triệu km 2 vùng nước trong khu vực biển Đông, có nghĩa là cái thành phố tự xưng Tam Sa này quản lý một khu vực diện tích lớn gấp 6 lần nước Đức. Nhưng những tuyên bố của “thiên triều” không một quốc gia láng giềng nào có thể chấp nhận nổi.
Trung Quốc bỏ ngoài tai tất cả những lời phản đối mặc dù đại lục ngoài quần đảo Hoàng Sa đánh chiếm được bằng vũ lực, chỉ sở hữu được có 7 rặng san hô trên Trường Sa (ba trong số đó cũng bằng vũ lực). Việt Nam giữ chủ quyền 29 hòn đảo, Philiphines 9, Malaisia 5 và Đài Loan 1. Sau những đợt sóng phản đối Trung Quốc ở Việt Nam mà nguyên nhân là Bắc Kinh đưa dàn khoan dầu Hải dương Thạch du 981 vảo khoảng cách 130 hải lý thuộc thềm lục địa Việt Nam, Bắc Kinh đòi Việt Nam và Philiphines phải rút khỏi “các đảo chiếm đóng phi pháp”??? Hơn thế nữa, Trung Quốc tuyên bố ý định đặt 3 dàn khoan dầu ở biển Đông. Vòng xoáy leo thang tiếp theo không cần phải đợi lâu. Manila phát hiện ra sự kiện giữa tháng 6, các tàu vận tải Trung Quốc có yểm trợ của tàu chiến bắt đầu đổ cát không xa về phía Nam rặng san hô Johnson để có thể bắt đầu tiến hành xây dựng. Manila cáo buộc Bắc Kinh tiến hành xâm chiếm chủ quyền bằng việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo nhằm hình thành căn cứ quân sự.
Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaky mà Nhật Bản đang quản lý hành chính. Những sự cố xung đột va chạm giữa các tàu tuần duyên của hai nước có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền. Tổ chức Khủng hoảng Thế giới lên án những hành động bành trướng của Trung Quốc. Theo nhận xét của các thành viên tổ chức này, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về quy mô và sự không chắn chắn trong những tuyên bố đỏi hỏi chủ quyền và về sự ngạo mạn bá quyền của mình”.
Nguy cơ bất ổn xã hội
Mong muốn giữ vững được quyền kiểm soát các khu vực dầu mỏ và khí gas tự nhiên, các nước có liên quan đều tích cực tăng cường vũ trang và thúc đẩy mạnh tinh thần tự tôn dân tộc mà thành công lớn nhất là thủ tướng Nhật Shinzo Abe, người muốn đưa đất nước trở lại một cường quốc quân sự. Tất cả những điều đó dẫn đến hai vùng nước Thái Bình Dương đang trở thành trung tâm của cuộc khủng hoảng chính trị và chạy đua vũ trang. Biển Đông là một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới cho những khu vực phát triển châu Á, trên tuyến đường này 80% các tàu chở dầu hướng đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ai kiểm soát biển Đông là kiểm soát các tuyến đường qua eo biển Malacca từ Tây Á, châu Phi và châu Âu đến Đông Á. Đây là một trong những lý do mà Hoa Kỳ đã triển khai 60% lực lượng Hải quân ở Thái Bình Dương.
Trong hơn một thiên niên kỷ, Đế chế Trung hoa chỉ nghiên cứu các vấn đề nội bộ. Ngay cả các cuộc thám hiểm của thái giám Trịnh Hòa 600 năm trước cũng bị chấm dứt theo những nguyên nhân chính trị nội địa và không để lại một dấu ấn lịch sử nào cho số phận của đại lục. Nhưng hiện nay Trung Quốc đang nỗ lực vượt lên phía trước. Tuy nhiên tốc độ phát triển ngoại mục của kinh tế và xã hội Trung Quốc đặt ra những nguy cơ cho bất ổn xã hội, chuyên gia Mỹ về vấn đề Trung Quốc Kenneth Lieberthal nhận định trên báo South China Morning Post.
Tất cả đang diễn ra với một tốc độ chóng mặt trên một quy mô và phạm vị sâu rông mà chưa một quốc gia nào có thể thực hiện được từ trước đến nay. Đây thực sự là hiện tượng bành trướng của Trung Quốc. Không ai có thể nghĩ, một đất nước mà 15 năm trước đây chỉ có thể mơ ước về lặn sâu dưới lòng biển và bay lên không gian, ngày này với những trang thiết bị lặn ngầm hiện đại có thể khảo sát nghiên cứu đáy biển, tìm kiếm tài nguyên khoáng sản ở độ sâu từ 4000 đến 7000m.
Hãng đóng tàu CSIC tuyên bố về khời đầu sản xuất hàng loạt các bộ khí tài lặn sâu có người lái. Các khí tài này được sử dụng để tìm kiếm nguôn tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển, chủ yếu ở vùng nước biển Đông. Những thành tựu đáng ngạc nhiên hơn cũng thể hiện trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ. Năm 2020 sẽ kết thúc hoạt động của Trạm không gian quốc tế, Trung Quốc muốn mình trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới có được Trạm không gian có người điều khiển, có nghĩa là quốc gia mà các nước khác sẽ phải phụ thuộc khi tham gia khám phá vũ trụ.
“ Không chỉ trích ngân hàng của chính mình”
Trong ý đồ chiến lược của Trung Quốc bao gồm cả việc tham gia vào những khu vực chưa được phân định trên hành tinh chúng ta ở Bắc Cực và Nam Cực. Mặc dù Trung Quốc không nằm trực tiếp cận kề những vùng này và vì vậy không có quyền đưa ra những đòi hỏi chủ quyền đến vùng Cực Bắc hay Cực Nam, nhưng Trung Quốc cũng có được vị thế quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực và tổ chức những cơ quan nghiên cứu về vấn đề Bắc Cực, Nam Cực.
11.06. Lần thứ 6 một đoàn thám hiểm lớn Trung Quốc lên đường nghiên cứu Bắc Cực, nơi chứa những nguồn tài nguyên dầu và khí gas tự nhiên lớn nhất thế giới, đồng thời có những khoáng sản quý giá khác. Ông Wang Zong, chủ nhiệm dự án nghiên cứu Bắc Cực tuyên bố với báo China Daily. “ chúng tôi cũng như các quốc gia khác, quan tâm đến những nguồn tài nguyên khoáng sản đang nằm dưới lớp băng của khu vực tuyến đường Tây Bắc” – ông ta nói thêm. Khi tuyến đường này do sự thay đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu làm băng tan và hải hành được, Trung Quốc có thể đưa các chuyến tàu vận tải containers vào châu Âu, chiều dài tuyến đường sẽ ngắn hơn khoảng 5186 km, tương đương với 9 ngày hải trình.
Nền văn hóa Trung Quốc cũng được sử dụng trong cuộc bành trướng toàn cầu. Năm 2005 tại Hàn Quốc đã khánh thành viện Khổng tử đầu tiên – đây là dự án thử nghiệm về sự độc quyền của Trung Quốc trong việc triển khai mở rộng trên toàn thế giới tiếng Trung và nền văn minh cổ đại Trung hoa, nền văn hóa được sử dụng trong mục đích thương mại và sâu xa hơn nữa. Các quan chức nhà nước, khởi xướng dự án này rất ngạc nhiên về kết quả của nó. Cuối tháng 6 năm nay số lượng viện Khổng tử đã lên đến 445, các viện này hoạt động ở 122 nước và khu vực.
Đây có thể được coi là dự án thành công nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực quảng bá hình ảnh của mình trên trường thế giới, do Bắc Kinh thường xuyên có những hành vi được cho là vi phạm nhân quyền, tồn tại không công bằng trong xã hội và những chính sách ngạo mạn luôn bị chỉ trích. Ở Đức có 15 viện Khổng tử đang hoạt động và ở Mỹ có tới 100. Gần đây, trong môi trường giáo dục đào tạo xuất hiện sự không hài lòng về ảnh hưởng ngày càng tăng đối với tự do nghiên cứu học tập trong các trường đại học, là đối tác của các viện Khổng tử.
Cuộc tấn công ồ ạt quy mô lớn của Trung Quốc ra thế giới được sự hậu thuẫn của những nguồn tài chính khổng lồ mà Trung Quốc có được do trở thành công xưởng thế giới và cho phép Bắc Kinh trở thành ông chủ nợ khổng lồ trái phiếu Mỹ. Cụm từ hài hước của cựu ngoại trưởng Hilary Clinton trở nên đúng nghĩa hơn bao giờ hết: “người ta không chỉ trích ông chủ nhà băng của mình” – bà đã nói khi được hỏi, sao bà không thảo luận công khai những vấn đề tồn tại trong quan hệ với Bắc Kinh. Theo thông tin của cơ quan kiểm soát ngoại hối nhà nước(SAFE), vào cuối tháng Ba, toàn bộ các khoản đầu tư của Trung Quốc chính thức đăng ký ra nước ngoài lên lên 6,13 nghìn tỷ USD.
“Trối dậy hòa bình” của Trung Quốc như một trò tuyên truyền
Một phần lớn nguồn tài chính Trung Quốc được đưa vào dự trữ ngoại tệ, có trữ lượng khoảng 4,01 nghìn tỷ đô la. Các con số này cho thấy, tổng mức đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc chiếm khoảng 10% dự trữ ngoại hối, có nghĩa là 621,5 tỷ đô la, trong khi đó nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc khoảng 2,42 nghìn tỷ đô la, tức là gấp 4 lần lớn hơn. Như vậy, sức mạnh hỏa lực tài chính của Trung Quốc vẫn có giới hạn, nếu như chúng ta tính đến những tuyên bố của SAFE về dự trữ ngoại hối vào khoảng 4,14 nghìn tỷ đô la.
Hậu quả của chính sách bành trướng Trung Quốc, châu Âu và Mỹ chỉ cảm thấy gián tiếp. Nhưng các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) lo sợ rằngtình hình có thể sớm thay đổi.. Các chuyên gia của Viện cách đây không lâu đã công bố bản nghiên cứu “Bảo vệ những lợi ích biển Trung Quốc” cho thấy, Bắc Kinh đang dần dần chia tay với nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ nước ngoài. Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc – chỉ là một khẩu hiệu mang tính tuyên truyền. Viện Stockholm đã chú ý đến một thực tế rằng, chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo Trung Quốc trong vòng 2 năm qua, không đưa ra một đường lối nào liên quan đến những chỉ dẫn mà kiến trúc sư cải tổ Đặng Tiểu Bình để lại cho thế hệ sau: “Luôn giữ đầu lạnh, thể hiện sự kiềm chế, không tham gia tích cực vào những tranh chấp quốc tế và không bao giờ được hành động vội vàng”. Bắc Kinh hiện nay cho rằng, những chỉ dẫn như vậy không còn cần thiết nữa. Trong tuần qua nhà xuất bản bản đồ tỉnh Hồ Nam được sự đồng thuận của chính quyền trung ương đã ban hành tấm bản đồ Trung Quốc theo chiều dọc đã gây lên những phản ứng quyết liệt từ quốc tế. Trên tấm bản đồ này vùng biển Đông, không bị thu gọn như những tấm bản đồ theo chiều ngang, chiếm một diện tích lên đến 3 triệu km2 được mô tả như là lãnh thổ của Trung Quốc. Như vậy đã quá rõ ràng, diện tích của Trung Quốc đã bị những kẻ dân tộc cực đoan tăng lên thêm 1/3 tính thêm cả 1 bang của Ấn Độ. Đây chính là Đế chế Trung hoa vĩ đại – trên biển và trên đất liền. Trung Quốc đang làm tất cả để giấc mơ Thiên triều sẽ trở thành hiện thực.
Nguồn: Johnny Erling "Die Welt", Liên bang Đức
Comments[ 0 ]
Post a Comment