Đã có những cảnh báo với giới lãnh đạo Trung Quốc rằng các nhà ngoại giao sẽ không thể đạt được bất kỳ mục tiêu nào nếu điều đó không thể đạt được bằng vũ lực.
Tù binh lính TQ trong cuộc chiến phía Bắc 1979-1990
Bưu điện Hoa Nam (SCMP) ngày 29/7 đưa tin, một bài xã luận được xuất bản trên tờ Quân giải phóng, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc ngày hôm qua đã phản ánh sự cứng rắn ngày càng tăng của giới chức quân sự Bắc Kinh. Nó cảnh báo rằng các nhà ngoại giao sẽ không thể đạt được bất kỳ mục tiêu nào nếu điều đó không thể đạt được bằng vũ lực.
Những lời lẽ cứng rắn trên trang nhất tờ Quân giải phóng được đưa ra giữa lúc lo ngại quân đội Trung Quốc can dự vào việc bắc Kinh giải quyết "tranh chấp lãnh thổ" với láng giềng thay vì thông qua đường ngoại giao.
"Những điều mà các binh sĩ không thể đạt được khi nổ súng trên chiến trường thì không bao giờ đạt được bằng miệng lưỡi các nhà ngoại giao trên bàn đàm phán. Số phận của một quốc gia chưa bao giờ lại liên hệ chặt chẽ với sức mạnh và điểm yếu của quân đội cũng như chiến thắng hay thất bại trên chiến trường như hiện nay", tờ Quân giải phóng nói.
Ngày 15/7, Trung Quốc đã rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam
Bài xã luận của tờ báo này cho rằng, một năng lực chiến đấu kém sẽ chỉ mang đến nỗi sỉ nhục, và quân đội Trung Quốc cần thực hiện cải cách để nâng cao sức mạnh của mình và "răn đe kẻ thù". Nó cũng kêu gọi quân đội đối phó nghiêm túc với tình trạng tham nhũng, theo tờ báo này là nguyên nhân chính của những thất bại của quân đội Trung Quốc những thập kỷ qua.
Đang tồn tại mối quan tâm ngày một gia tăng trong dư luận khu vực về việc liệu Trung Quốc có sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề lãnh thổ ở Hoa Đông với Nhật Bản hay Biển Đông với Philippines và Việt Nam hay không.
Nghê Lạc Hùng, một nhà bình luận quân sự từ Thượng Hải cho biết, bài xã luận trên tờ Quân giải phóng nhằm thúc đẩy niềm tin Trung Quốc đã thể hiện sức mạnh của họ. "Nó muốn nói rằng chúng ta không nên có bất kỳ ảo tưởng nào về giải quyết hòa bình mà phải sẵn sàng cho chiến tranh".
Giáo sư Kerry Brown, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc tại đại học Sydney, Úc cho biết, quân đội Trung Quốc đã có vai trò lớn hơn dưới bộ máy lãnh đạo mới. "Đối với Trung Quốc với những thách thức tại thời điểm này, có một nhu cầu phát triển quân sự mạnh mẽ để hỗ trợ cho tham vọng giữ một vai trò lớn hơn trong khu vực. Tôi không nghĩ rằng có gì đáng ngạc nhiên khi thấy quân đội Trung Quốc đang tự tin hơn."
Một báo cáo của Nhóm Khủng hoảng quốc tế năm 2012 về xử lý của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông cho thấy, quân đội nước này đang đứng sau Bộ Ngoại giao trong một hệ thống quan liêu.
Thời Ân Hoằng, một giáo sư về quan hệ quốc tế đại học Nhân dân Trung Quốc nói rằng ông không đồng ý với những bình luận như vậy, bởi ngoại giao rất quan trọng. Còn sẵn sàng chiến đấu của quân đội là một vấn đề khác, so sánh vai trò quân sự với ngoại giao là không phù hợp.
Hồng Thủy - GDVN
Comments[ 0 ]
Post a Comment