Các lực lượng quân sự trở nên hoạt động tích cực tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Báo chí phương Tây đã khẳng định rằng chính Trung Quốc là nước gây ra làn sóng chạy đua vũ trang ở châu Á
Từ ngày 29 tháng Bảy - 2 tháng Tám, Trung Quốc tiến hành loạt các cuộc tập trận trên biển Hoa Đông. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên thực hiện thêm vụ phóng tên lửa tầm ngắn về phía biển Nhật Bản.
Mặc dù sự chú ý của thế giới đang hướng vào các sự kiện tại Trung Đông và Ukraina, diễn biến ở châu Á – Thái Bình Dương cũng không khỏi là điều đáng báo động, - ông Valery Kistanov, lãnh đạo các nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Viễn Đông (Viện HLKH Nga) nêu lên nhận xét:
“Sự tăng cường tiềm lực kinh tế-quân sự của Trung Quốc đã thay đổi cán cân lực lượng trong khu vực. Mặc dù sự đề cao hòa bình của Trung Quốc luôn được nhắc đến, các nước láng giềng trong khu vực không khỏi không lo ngại trước chính sách tiến công của Bắc Kinh trong các hoạt động hải quân. Điều này cũng liên quan đến kỳ vọng của Bắc Kinh đối với một vùng rộng lớn trên Biển Đông /biển Hoa Nam/ và các tranh chấp với một số nước trong khối ASEAN. Trước hết, là với Philippines và Việt Nam. Vì vậy, ngày càng nhiều các nước bắt đầu quan tâm đến bảo vệ an ninh và chi tiền nhiều hơn để trang bị vũ khí và tăng cường tiềm lực vũ trang. Trong thực tế, cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra ở Đông và Đông Nam Á. Trong bối cảnh như vậy, đòi hỏi có những cơ chế pháp lý để làm giảm sự căng thẳng. Một mặt bằng tạo điều kiện thảo luận các biện pháp xây dựng hệ thống an ninh tập thể trong khu vực. Châu Á – Thái Bình dương không như châu Âu, nơi đã có sẵn cơ chế OSCE. Ở châu Âu, các đường biên giới đều đã được xác định và không còn có tranh chấp biên giới giữa các cường quốc phương Tây. Trong khi đó ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các tranh chấp lãnh thổ tiếp tục là những quả bom nổ chậm. Đúng là tồn tại các mặt bằng như Diễn đàn Khu vực ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Nhưng tất cả đều diễn ra khá chậm chạp, không thuyết phục và chưa đem lại nhiều thành công đáng kể. Do vậy, các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương tìm cách xây dựng liên minh song phương. Còn Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thì công khai thực hiện những bước mở rộng tiềm lực: tăng chi tiêu quân sự, điều chỉnh phương hướng trong chính sách quốc phòng, giảm bớt hạn chế về xuất khẩu vũ khí. Điều này không khỏi gây mối lo ngại ở Hàn Quốc và Trung Quốc, đánh giá những hành động của Thủ tướng Shinzo là sự hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.”
Tình hình được gia tăng thêm sự trầm trọng bởi những nỗ lực của người Mỹ củng cố vị thế tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Philippines. Mục đích ở đây nhằm duy trì vai trò khống chế và ngăn ngừa sự xuất hiện bất cứ quốc gia có sức mạnh tương đương mình tại khu vực:
“Hoa Kỳ tin rằng, họ phải tích cực tham gia vào tất cả các công việc ở châu Á-Thái Bình Dương. Washington vẫn tiếp tục suy nghĩ bằng phạm trù chiến tranh lạnh và thế giới đơn cực, tiếp tục dựng lên các kiểu liên minh song phương trên cơ sở các thái độ bài Trung Quốc. Không chỉ với Nhật Bản. Mỹ còn lôi kéo vào cuộc đối đầu này các nước như Úc, New Zealand, tìm cách phát triển các tình tiết chống Trung Quốc ở cả ASEAN, - ông Valery Kistanov tiếp tục nhận định của mình. – “Trong khi đó, lịch sử cho thấy xung đột có thể bùng phát từ bất kỳ tia lửa khó ngờ. Đường phân thủy chính trong sự căng thẳng ở khu vực diễn ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Đây là điều rất nguy hiểm nhất, vì đứng sau Nhật Bản là người Mỹ. Bất kỳ cuộc xung đột trong khu vực đều có khả năng dẫn đến cuộc đụng độ của hai cường quốc quân sự.”
Theo công bố của Jane’s Defence Weekly, tỷ lệ chi tiêu quốc phòng của các nước châu Á-Thái Bình Dương sắp tới có thể đạt 28% tổng số chung của thế giới, hay nói cách khác là khoảng 474 tỷ đô la. Nhưng liệu điều đó có làm cho thế giới trở nên an toàn hơn?
Đài Tiếng Nói Nước Nga
Comments[ 0 ]
Post a Comment