Câu chuyện về Thánh Gióng bay lên trời được người dân Việt Nam lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trung tướng Phạm Tuân và nhà du hành Winner
34 năm trước, câu chuyện cổ tích tương tự đã trở thành sự thật.
Đêm 23 tháng 7 theo giờ Moskva, hoặc sáng sớm hôm sau theo giờ Hà Nội, tàu vũ trụ "Soyuz-37" của Liên Xô đã cất cánh. Chỉ huy trưởng là Victor Gorbatko, trước đó đã hai lần bay vào không gian. Nhà du hành thứ hai là Phạm Tuân, phi công quân sự Việt Nam. Trước đó, Phạm Tuân đã từng bắn rơi "pháo đài bay" B-52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội. Phạm Tuân đã trải qua tất cả đợt huấn luyện trước chuyến bay ở thành phố Ngôi sao, ngoại ô Moskva. Trung tâm đào tạo các nhà du hành vũ trụ được mang tên Yuri Gagarin, phi công vũ trụ đầu tiên của nhân loại. Trả lời phỏng vấn Ban Việt ngữ đài "Tiếng nói nước Nga", ông Phạm Tuân nói:
“Tôi rất phấn khởi khi biết mình được chọn vào đội du hành vũ trụ. Tôi nhận thức được rằng đây là vinh dự lớn đối với tôi và tất cả bạn bè của tôi, các phi công Việt Nam. Tôi biết rằng nhiệm vụ sẽ phức tạp hơn nhiều so với tất cả mọi công việc trước đó, phải dồn tất cả mọi sức lực cho việc thực hiện thành công nhiệm vụ. Kinh nghiệm phi công chiến đấu đã rất hữu dụng, mà quan trọng nhất, các phi hành gia của Trung tâm từng bay lên vũ trụ đã giúp tôi rất nhiều. Và tôi đã vượt qua tất cả những khó khăn của đợt huấn luyện.”
Chuyến bay kéo dài từ ngày 24 đến ngày 31 tháng 7 năm 1980. Mốc thời gian này đã được ghi vào lịch sử Việt Nam, ghi vào biên niên sử hợp tác Xô-Việt. Ngày 24 tháng 7 năm 1965 đã diễn ra trận chiến đấu đầu tiên của tổ hợp tên lửa phòng không Liên Xô vừa được trang bị cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Kể từ đó, 24 tháng 7 là Ngày thành lập lực lượng tên lửa Việt Nam. Thực tế có liên quan đến sự kiện ngày cuối cùng của chuyến bay, chúng tôi sẽ nói tiếp trong chương trình phát thanh ngày 31 tháng Bảy tới. Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhớ lại những lời mà Phạm Tuân đã nói với các thành viên Ủy ban nhà nước trước khi tàu vũ trụ xuất phát:
“Tôi vô cùng hạnh phúc vì đất nước của tôi tham gia vào công việc thăm dò không gian cho mục đích hòa bình vì lợi ích của tất cả nhân loại.”
Sự hợp tác vũ trụ Nga Việt được bắt đầu khi đó đã tiếp tục thành công trong tất cả 34 năm qua, bao gồm lĩnh vực công nghệ và nghiên cứu khoa học. Thật vậy, nhiều vấn đề trái đất trở nên dễ hiểu hơn khi nhìn từ không gian. Ví dụ như vấn đề suy thoái rừng, xói mòn đất, thay đổi đường bờ biển, xác định các khu vực đánh bắt cá đầy hứa hẹn. Sự tương tác giữa diễn ra giữa hàng trăm nhà khoa học, nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu của hai nước. Phạm vi công việc ngày càng trở nên rộng lớn hơn đòi hỏi phải ký kết một thỏa thuận liên chính phủ đặc biệt, quy định quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề bảo vệ và trao đổi thông tin khoa học. Việc vận tải qua biên giới các vật liệu dành cho việc thực hiện nghiên cứu chung trong lĩnh vực vũ trụ được miễn thuế hải quan và các loại thuế.
Trước kỷ niệm 34 năm ngày thực hiện chuyến bay hợp tác Nga Việt, tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật về thông qua thỏa thuận đó.
Đài Tiếng Nói Nước Nga
Comments[ 0 ]
Post a Comment