Sự phát triển vượt bậc của không quân và tên lửa hành trình trên không, trên biển đã cho các cường quốc quân sự một công cụ dường như là răn đe mạnh mẽ nhằm gây áp lực với các nước nhỏ hơn. Trong lịch sử chiến tranh sau Đại chiến thế giới lần II, cuộc không kích lớn nhất là Linebacker II của Mỹ vào Việt Nam và cuộc không kích Nam Tư của liên quân NATO với sức mạnh tấn công gấp rất nhiều lần đối phương. Có thể có được những kinh nghiệm gì từ cuộc chiến?
Một điều rất rõ rằng Linebacker đã thất bại. Chiến dịch “Sức mạnh đồng mình” được cho là đã dành được thắng lợi, nhưng theo các thống kê sau này thì Nam Tư còn khả năng phòng thủ của lâu dài do vậy kết quả các đợt không kích của NATO rất hạn chế.
Chiến dịch “Sức mạnh đồng minh” được tiến hành bởi cụm binh lực đa quốc gia NATO với vị thế dẫn đầu là lực lượng quân sự Mỹ. Lần đầu tiên trong các hoạt động tác chiến liên minh có sự tham gia của quân đội Đức mà trong các chiến dịch trước đây, họ chỉ tham gia giới hạn ở mức độ cung cấp tài chính hoặc lực lượng hậu cần kỹ thuật. Các sân bay của Ý, Đức, Anh, Pháp, Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ được sử dụng làm căn cứ cho các đơn vị không quân chiến thuật của NATO khi tiến hành chiến dịch.
Phương án trọng tâm nhằm đạt được mục đích chiến dịch “Sức mạnh Đồng minh” của bộ máy lãnh đạo quân sự - chính trị NATO là sử dụng triệt để các phương tiện tấn công đường không. Chiến dịch không kích được lên kế hoạch và triển khai thực hiện trong thời gian từ 24.03 đến 10.06.1999, chia ra làm 3 giai đoạn.
Mục đích chính giai đoạn đầu tiên mà Bộ tư lệnh viễn chinh NATO đặt ra: chiếm lĩnh và khống chế bầu trời, chế áp lực lượng phòng không của Nam Tư và vô hiệu hóa hạ tầng kỹ thuật các cơ sở, căn cứ quân sự ởKosovo. Dự kiến trong 2 -3 ngày bằng những đòn tập kích trên không (trong thời gian tối trời) sẽ tiêu diệt hết các trạm radars trinh sát, các phương tiện vũ khí trang bị, các đầu mối và các trung tâm thông tin liên lạc, sở chỉ huy điều hành tác chiến Phòng không – Không quân, gây rối loạn hệ thống điều hành quân sự và bộ máy nhà nước. Ngoài ra, NATO cũng lên kế hoạch đánh thiệt hại nặng các cụm binh lực tại các căn cứ đống quân cố định và phong tỏa các lực lượng đóng quân ở Kosovo.
Giai đoạn thứ hai được dự kiến sẽ tiến hành các đòn tập kích bằng bom – tên lửa nhằm tiêu diệt tất cả các mục tiêu quan trọng trên toàn bộ lãnh thổ Nam Tư. Những nỗ lực chính tập trủng chủ yếu vào tiêu diệt các đơn vị quân đội, vũ khí trang bị và phương tiện tác chiến, các mục tiêu quân sự các cấp, bao gồm cả cấp chiến thuật. Trong giai đoạn này NATO đặt nhiệm vụ trọng tâm là phong tỏa vùng chiến sự.
Giai đoạn thứ ba, NATO dự kiến sẽ giáng những đòn hủy diệt vào các mục tiêu nhà nước và công nghiệp quân sự của Cộng hòa Liên bang Nam Tư nhằm làm suy giảm tiềm lực kinh tế - quân sự của đất nước và chế áp hoàn toàn ý chí phản kháng của nhân dân Serbia.
Vào những ngày đầu tiên của các hoạt động tác chiến, cụm các lực lượng binh liên quân Không quân và Hải quân NATO có gần 300 máy bay chiến đấu, trong đó có 8 máy bay ném bom chiến lược và 35 chiến hạm. Sau này, để thực hiện thành công các mục tiêu tác viễn chinh, hình thành tập đoàn liên quân NATO, bao gồm hơn 600 máy bay chiến đấu (tổng số hơn 1000 máy bay), bao gồm cả máy bay ném bom tàng hình cấp chiến lược В-2А và máy bay ném bom tàng hình chiến thuật F-117A, hơn 60 chiến hạm, 4 tàu sân bay.
Một đặc điểm mới của các cụm CVBG NATO là trong biên chế có sự hiển diện số lượng lớn các phương tiện bay UAV đa dụng. Trong khu vực chiến sự tập trung đến 40 UAV ( gần 20 chiếc của Mỹ, 10 chiếc của Pháp và hơn 10 chiếc của Đức).
Các vũ khí tấn công đường không chủ yếu là tên lửa hành trình (CM) trên biển và trên không, các loại vũ khí có độ chính xác cao – bom có điều khiển JDAM. Cụm không quân của tập đoàn quân NATO có hơn 50% là lực lượng máy bay chiến lược, chiến thuật của không quân và KQHQ Mỹ. Trong biên chế của quân đoàn có hơn 30% chiến hạm và 90% tên lửa hành trình Tomahawk của Hải quân Mỹ... Chiến dịch không kích Nam Tư đã tiến hành hơn 20 nghìn lượtxuất kích của máy bay chiến đấu và yểm trợ thuộc lực lượng không quân và hải quân các nước NATO, sử dụng 870 tên lửa hành trình (792 tên lửa biển đối đất và 78 tên lửa không đối đất), trong đó tấn công các mục tiêu thuộc lãnh thổ Kosovo là 374 tên lửa hành trình biển đối đất. Trong quá trình diễn ra chiến dịch, hoạt động tác chiến hàng ngày chủ yếu là các máy bay không quân Mỹ, có sự tham gia tích cực của các máy bay Anh, Pháp, Đực, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Các đơn vị này hình thành lực lượng tấn công đường không chủ yếu của Tập đoàn quân NATO trong vùng chiến sự. Các máy bay của không quân Na Uy, Hà Lan, Canada, Bỉ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Đan Mạch được sử dụng thường xuyên trong các nhiệm vụ cảnh giới trên không, trinh sát và gây nhiễu mục tiêu.
Chỉ riêng trong tuần đầu tiên của chiến dịch NATO đã tiến hành 7 đợt không kích ồ ạt bằng tên lửa hành trình – máy bay chiến đấu (MMAS). Trong hai ngày đầu tiên của chiến dịch đã tiến hành 2 MMSA trong thời gian 3 giờ liên tục. 21.55 24.03 đến 01.00 (gđp) 25.01 tiến hành đòn MMSA thứ nhất với sự tham gia của 180 máy bay thuộc cụm không quân tập đoàn liên quân NATO, được biên chế tổ chức trên các căn cứ không quân Ý, chiếm 65% tổng số máy bay của tập đoàn. Trong số đó có 60% máy bay tham chiến thuộc không lực Mỹ. Đòn MMSA thứ 2 tiến hành vào hồi 22.25 (gđp) 25.03 đến 01.35 (gđp) 26.03. Tham gia vào các MMSA còn có 3 В-52Н và 2 В-2А từ biên chế của Không quân Mỹ.
Theo ý đồ chiến dịch của bộ tư lệnh khối NATO, các phương tiện mang tên lửa hành trình như chiến hạm nổi và tàu ngầm trong giai đoạn từ 24 đến 26.03 1999 cũng tham gia 2 đợt MMSA các đòn tấn công dữ dội bằng tên lửa hành trình (CM –Tomahawk) (cruise missiles "Tomahawk"), tổng số phương tiện mạng bao gồm 4 chiến hạm nổi và 3 tàu ngầm mang CM của Mỹ và Anh.Đội hình tác chiến của các chiến hạm mang CM Tomahawk tuân thủ theo yêu cầu đảm bảo an toàn phóng CM trên biển và hiệu quả tác chiến của PK hạm đội trên biển. Với yêu cầu đó các cụm chiến hạm chiến thuật giãn cách nhau từ 60 đến 350 km, khoảng cách từ khu vực cơ động phóng đạn đến bờ biển từ 60 đến 400 km. Chỉ riêng trong hai đợt MMSA đã phóng 180 CM Tomahawk ( 60 tên lửa đợt 1 và khoảng 120 tên lửa đợt 2, chiếm 56% tổng số tên lửa có trong cụm không quân Tập đoàn liên quân NATO). Sau hai đợt tập kích ồ ạt, CM Tomahawk được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu quan trọng mới phát hiện, chủ yếu sử dụng vào ban đêm.
Số lượng CM được sử dụng trong các MMSA đầu tiên tương đương với số lượng cất cánh của máy bay chiến thuật, các mục tiêu bị tấn công bởi CM là sân bay, các thành phần của hệ thống PK, cac cơ quan nhà nước, sở chỉ huy quân sự, các căn cứ đóng quân cố định và hàng loạt cơ sở công nghiệp quan trọng khác.
Khi tấn công mục tiêu, các CM sử dụng quỹ đạo bay phức tạp nghi binh đánh lừa hệ thống phòng không bằng phương pháp hướng về một nhóm mục tiêu nhưng lại bay vòng để tấn công mục tiêu chính từ phía sau lưng (công kích từ hậu phương).
Từ đòn MMSA đầu tiên đến các đòn tấn kích tiếp theo, lực lượng KQ và HQ NATO sử dụng một sơ đồ chiến thuật tiêu chuẩn. Đội hình chiến thuật lực lượng gồm 3 thê đội nối tiếp nhau, thê đội tên lửa hành trình, thê đội máy bay đột phá phòng không và thê đội lực lượng công kích chủ lực.
Thê đội tên lửa hành trình ( CM) được tiến hành trước khoảng 5 – 10 phút khi thê đội tấn công đột phá hệ thống phòng không cất cánh. CM (90 đạn) được phóng từ 3 máy bay ném bom chiến lược B-52H (24 CM), 4 chiến hạm nổi của hải quân Mỹ và 3 tàu ngầm mang tên lửa hành trình của Mỹ và Anh (66 CM).
80% số CM sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu cố định được bảo vệ bằng hệ thống phòng không (PK) mạnh và dày đặc (các cơ quan nhà nước và cơ sở quân sự, trung tâm chỉ huy và thông tin liên lạc, căn cứ không quân, phương tiện phòng không hiện đại) nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất trong thời gian không quân hoạt động. 20% CM tấn công vào các cơ sở công nghiệp lưỡng dụng (các nhà máy sản xuất hóa chất, các nhà máy lọc hóa dầu và nhà máy chế tạo sản xuất máy móc, trang thiết bị, động cơ trạm nguồn).
Thê đội đột phá phòng không có 75 máy bay chiến đấu. Đại đa số là các máy bay tiêm kích chiến thuật, có nhiệm vụ chọc thủng trong hệ thống phòng không Nam Tư theo hai hành lang có chiều rộng 50 km. Đặc điểm của thê đội này là sử dụng ồ ạt tên lửa chống radars “Harm”, hoạt động ở chế độ tự dẫn “bắn – quên” hoặc theo tọa độ chỉ thị mục tiêu của máy bay trinh sát điện tử RC-135V/W cùng với việc sử dụng các phi đội máy bay tạo mục tiêu giả và nghi binh đánh lừa.
Thê đội tập kích đường không gồm hơn 100 máy bay chiến thuật tiêm kích đa nhiệm và trinh sát đường không. Các phi đội bay trong đội hình chặt chẽ dưới sự che chắn của nhiễu có mật độ dày đặc và cường độ cao và các bộ khí tài chế áp phòng không trong một thời gian ngắn sau đó phân tán thành nhiều hướng khác nhau theo độ sâu xâm nhập, độ cao và thời gian tiếp cận mục tiêu.
Vũ khí tấn công các mục tiêu mặt đất là các loại bom – tên lửa đường không có độ chính xác cao, được chỉ thị mục tiêu bằng các hệ thống dẫn đường lasers, vô tuyến. Chiếu xạ mục tiêu được thực hiện bởi các máy bay chỉ huy, trinh sát trong biên chế của thê đội.
Trong hai đợt MMSA đã có hơn 300 máy bay chiến đấu và yểm trợ tham gia, trong đó có 5 B-52H, 4 B-2A, phóng hơn 200 CM. Kết quả hai đợt không kích đã đánh thiệt hại nặng 70 mục tiêu trên toàn bộ lãnh thổ Nam Tư, trong đó 50 mục tiêu quân sự, công nghiệp quốc phòng gần 15 mục tiêu. Các vùng dân cư gần các mục tiêu quân sự trong khu vực Belgrade, Pristina và các thành phố khác cũng bị thiệt hại nặng nề.
Một điểm đặc biệt là trong danh sách các mục tiêu không có các nhà máy công xưởng khai thác và chế biến quặng Chrome và Kẽm, điều đó cho thấy, phương Tây đã dự kiên sau khi kết thúc chiến sự sẽ kiểm soát các nguồn tài nguyên chiến lược khổng lồ này của Nam Tư.
Nhìn tổng thể chung trong giai đoạn đầu của chiến dịch, Bộ tư lệnh NATO đã đạt được mục đích đề ra: khống chế và thống trị bầu trời bằng sự mạnh không quân vượt trội, có ưu thế hơn hẳn lực lượng không quân Nam Tư. Bằng phương pháp sử dụng ồ ạt tên lửa chống radars, tấn công dồn dập với số lượng lớn tên lửa hành trình, bom điều khiển có độ chính xác cao, đã vô hiệu hóa hệ thống trinh sát đường không của đối phương, phá hủy một phần hệ thống tên lửa phòng không.
Nhưng thực tế, nhiệm vụ chế áp và vô hiệu hóa hoàn toàn lực lượng phòng không, đánh thiệt hại nặng các đơn vị không quân của Nam Tư đã không hoàn thành. Cơ bản, các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình, bom có điều khiển chỉ phá hủy được doanh trại, kho tàng, các sở chỉ huy đã bị lực lượng vũ trang Nam Tư để lại khi triển khai cơ động lực lượng. Mức độ tổn thất hoàn toàn không ảnh hướng đến sức chiến đấu của đối phương.
Ghi chú: Chiến dịch Linebacke II. Mỹ sử dụng gần 50% B-52 của toàn nước Mỹ (197 trên tổng số 400 chiếc), xuất kích 741 lần chiếc, 1/3 số máy bay chiến thuật của toàn nước Mỹ (1.077 trên tổng số 3.041 chiếc), xuất kích 3920 lần chiếc, 1/4 số tàu sân bay (6 trên tổng số 24 chiếc),cùng nhiều tàu chỉ huy - dẫn đường, tàu khu trục, tàu tên lửa, tàu radar, tàu bảo vệ, tàu cứu hộ,...Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom. Cường độ không kích trên thực tế lớn hơn gấp nhiều lần.
Điểm đặc trưng của chiến thuật sử dụng không quân NATO là mọi hoạt động tác chiến đều diễn gia trên độ cao lớn (6-12 nghìn m) trong điều kiện tối trời. Các đặc điểm chiến thuật này nhằm đảm bảo an toàn cho chuyến bay và các phương tiện bay trong điều kiện hoạt động tích cực của các vũ khí khí tài phòng không cơ động Nam Tư và hệ thống pháo phòng không, có thể tạo ra lưới lửa dày đặc trong khu vực bảo vệ mục tiêu, cũng như tránh được những nguy hiểm trên địa hình phức tạp lãnh thổ Nam Tư. Điều này cũng cho thấy, NATO đánh giá không cao các phương tiện, khí tài và kỹ năng chiến đấu của lực lượng radars quản lý bầu trời tầm xa của Nam Tư.
Mặc dù đã dự đoán trước tình hình, nhưng tập đoàn liên quân NATO bất ngờ khi không gặp một hệ thống phòng không phản kích mạnh và hệ thống từ phía lực lượng PK Nam Tư.
Hoạt động của những đơn vị tên lửa chiến thuật cơ động “Kvadrat”, (phiên bản tên lửa phòng không xuất khẩu của “Cube” trong thời kỳ Liên bang Xô viết” “S-125” và “Strela” giống như hoạt động chiến thuật kiểu du kích từ các trận địa phục kích. Theo những nguyên nhân khác nhau, lực lượng radars trinh sát và tác chiến điện tử không được đưa vào chiến đấu, lực lượng không quân tiêm kích cũng không được tham gia tác chiến. Điều đó cho thấy, lực lượng quân sự Nam Tư không có được một phương án tác chiến PK hoàn chỉnh, đồng bộ và quyết liệt.
Ưu thế thống trị bầu trời đã cho phép tập đoàn Liên quân NATO tiếp tục tăng cường khả năng tác chiến trên không từ cuối tháng 3 trong giai đoạn hai của chiến dịch. Không bị phòng không đe dọa, số lượng các chuyến không tập tăng vọt, đến 19.04.1999 đã tiến hành đến 5300 chuyến bay. Trước tình hình thuận lợi ngoài dự kiến khi giải quyết nhiệm vụ chiếm ưu thế không chế bầu trời và tập kích đường không. Bộ tư lệnh tập đoàn quân quyết định không sử dụng các đòn MMSA và chuyển sang không kích theo hệ thống tác chiến với phương pháp đánh tập trung hỏa lực tiêu diệt các mục tiêu mới phát hiện hoặc chưa bị tiêu diệt. Mục đích của những hoạt động tác chiến này là nhằm đánh thiệt hại nặng tiềm lực quân sự và tiềm lực kinh tế - quốc phòng của Nam Tư. Các đòn tấn công chủ yếu nhằm vào các đơn vị chiến đấu, lực lượng và phương tiện phòng không, sân bay, các nhà máy, tổ hợp công nghiệp quốc phòng, các đầu mối giao thông quan trọng trên các tuyến đường vận tải hậu cần kỹ thuật và cơ động của các đơn vị quân sự.
Bộ tư lệnh NATO cho rằng, sử dụng chiến thuật “đe dọa thường xuyên” sẽ làm suy yếu nghiêm trọng ý chí chiến đấu của lực lượng Yugoslavia, giảm thiểu đến mức tối đa khả năng quần chúng nhân dân tổ chức các hành động phản kích đánh trả.
Giai đoạn hai của chiến dịch, lực lượng không quân và KQHQ NATO tiếp tục tiến hành các đợt không kích tàn bạo khốc liệt hơn vào lực lượng phòng không Nam Tư, mặc dù có những tổn thất nhưng các đơn vị phòng không Nam Tư vẫn hạn chế được các hoạt động tác chiến của các phương tiện bay NATO. Kết quả là, bộ máy lãnh đạo NATO không đạt được mục tiêu tiêu diệt và làm tan rã lực lượng quân đội Nam Tư ở Kosovo, hơn thế nữa, quân đội Nam Tư con đánh tan rã các cụm lực lượng vũ trang Albania "Quân đội Giải phóng Kosovo".
Bắt đầu từ 19.04.1999. Bộ tư lệnh NATO, không đạt được mục đích đặt ra trong giai đoạn hai của chiến dịch, đã chuyển sang giai đoan ba, thay đổi mục tiêu và nhiệm vụ tác chiến. Các đòn không kích được triển khai trên toàn bộ lãnh thổ Nam Tư với mục đích làm tê liệt toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị xã hội, ngăn chặn mọi hoạt động và gây áp lực tâm lý nặng nề lên bộ máy chính trị lãnh đạo đất nước. phá hủy căn cứ hậu cần – kỹ thuật của lực lượng vũ trang Nam Tư. Trong các mục tiêu được lựa chọn để tấn công có cả các tập đoàn công nghiệp, các trung tâm, cơ sở bảo đảm hạ tầng đời sống của các thành phố lớn, các nhà máy điện, các tuyến đường giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, đài truyền hình và đài phát thanh, các mục tiêu dân sinh khác.
Tần suất các hoạt động tấn công đường không tăng lên gấp 2 lần (từ 120 chuyến bay không kích đến 230 chuyến bay không kích mỗi ngày đêm do đã tăng cường lực lượng máy bay chiến đấu lên gấp 1,5 lần (cho đến cuối chiến dịch tăng đến 2,4 lần).
Giai đoạn tháng 5 là giai đoạn đặc trưng bởi mật độ không kích dày đặc và dữ dội nhất trong toàn bộ chiến dịch, số lượng máy bay cất cánh trong ngày tăng vọt đến 740 lần/ chiếc. Đến giữa tháng 5, biên chế của cụm không quân thuộc tập đoàn liên quân NATO tăng đến 1000 chiếc, trong đó có 770 máy bay của Không quân và KQHQ Mỹ. Cường độ dữ dội của các đợt không kích cho thấy, tập đoàn liên quân NATO không thể hủy diệt được sức chiến đấu của quân đội Nam Tư. Vì vậy trọng tâm các hoạt động tác chiến chuyển sang hủy diệt hạ tầng kinh tế của đất nước nhằm đè bẹp sức kháng cự của bộ máy lãnh đạo và nhân dân Nam Tư. Các cuộc tập kích đường không tập trung chủ yếu vào các cơ sở đảm bảo đời sống của nhân dân thành phố lớn, các tuyến đường giao thông và tất cả các cơ sở công nghiệp dân dụng. Đến đầu tháng 6, có thông tin về sự khởi đầu của giai đoạn không kích thứ tư chủ yếu sẽ nhằm vào hạ tầng đời sống xã hội. Bộ máy lãnh đạo NATO đã không cần phân biệt mục tiêu dân sự và mục tiêu quân sự.
Đòn tập kích đường không cuối cùng diễn ra ở Kosovo vào 09.06, đến ngày 10.06, bộ tư lệnh NATO ra quyết định đưa lực lượng không quân chuyển sang nhiệm vụ tuần tiễu không phận Nam Tư và sẵn sàng không kích trong điều kiện cần thiết. Ngày 22.06 bộ tư lệnh NATO chính thức tuyên bố chiến dịch “sức mạnh đồng minh”, kéo dài 90 ngày kết thúc. Chiến dịch đã sử dụng hết các hình thái chiến dịch chiến thuật tấn công của lực lượng không quân: chiến dịch tập kích đường không, tấn công từ trên không, tác chiến đường không theo hệ thống.
Tổng hợp tất cả những tin tức thu được về quá trình cuộc chiến quanh Cô-xô-vô, theo các quan chức quốc phòng Mỹ và các nước phương Tây thì sau 5 tuần không kích của Mỹ vào ngoại ô Belograd, Nam Tư vẫn bảo tồn được 80-90% số xe tăng; 75% số tên lửa phong không hiện đại nhất và 60% số máy bay chiến đấu Mig của mình. Còn số lượng bộ binh tập trung bảo vệ Cô-xô-vô đầu chiến dịch là 40 nghìn quân sau cuộc chiến không bị giảm đi mà đã đưỡng tăng cường.
Anatoly Kulikov Đại tá, Chuyên viên Tổng cục điều hành chiến dịch
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga
Trịnh Thái Bằng
QuocPhongAnNinh.edu.vn
Comments[ 0 ]
Post a Comment