Xu hướng hợp tác quốc phòng giữa Philippines và Việt Nam đang mở rộng, nhưng một liên minh giữa Việt Nam - Philippines hình thành liệu có còn quá xa vời?
Bộ trưởng Quốc phòng Tướng Phùng Quang Thanh (phải) tiếp một phái đoàn của Hải quân Philippines do Phó Đô đốc Jose Luis Alano M. tại Hà Nội (21 thangs3) -. VNA / VNS Hình ảnh Nguyễn Hồng Phả
Hạ nghị sĩ Walden Bello thuộc Đảng Hành động Công dân Philippines, gần đây đã viết một bài viết nêu lên một ý kiến đăng tải trên trang Chính sách Đối ngoại trên Focus (18 tháng 3) với tựa đề "Một Liên minh vừa hình thành: Việt Nam và Philippines đối đầu với Trung Quốc".
Bello cho rằng, "Philippines và Việt Nam là đồng minh của nhau một cách rất tự nhiên trong cuộc đấu tranh chung chống lại sự bành trướng bá quyền của Trung Quốc trong khu vực Đông Á. Đã là đối tác của nhau trong ASEAN, hai nước lại có khả năng và điều khiển để xích lại gần nhau hơn khi phải đối mặt với những hành động trắng trợn hàng ngày của Bắc Kinh khi họ tuyên bố và thực thi cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc chiếm tới 80 phần trăm diện tích Biển Đông."
Philippines và Việt Nam chia sẻ quan điểm chung với nhau và những lo ngại về sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này dẫn đến sự tương tác ngoại giao tăng mạnh và một số sự phối hợp với các tổ chức đa phương, trong đó có Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Một ví dụ điển hình là sự tương tác trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng đã nổi lên trong năm năm qua, tiến độ hợp tác vẫn được thực hiện một cách chắp vá dần dần, do đó triển vọng về một liên minh giữa Việt Nam và Philippines vẫn còn khá xa vời.
Philippines và Việt Nam đã đạt được một Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng (MOU) vào ngày 26 tháng 10 năm 2010. Biên bản ghi nhớ đã được ký kết tại Hà Nội bởi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh, và "Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Voltaire Gazmin, bên lề chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
Biên bản ghi nhớ quy định về các chuyến thăm trao đổi lẫn nhau của các đoàn đại biểu quân sự, trao đổi thông tin về chống khủng bố, hợp tác giáo dục quân sự và hỗ trợ đào tạo, tìm kiếm cứu nạn, và sự hợp tác trong việc phát triển sản xuất các trang thiết bị quân sự và công nghệ. Một nhóm công tác kỹ thuật chung được thành lập để thực hiện các điều khoản trong biên bản ghi nhớ.
Một năm sau đó, Philippines và Việt Nam đã ký thỏa thuận tăng cường việc hợp tác và thực thi an ninh hàng hải giữa Cảnh sát biển Philippines và Cảnh sát biển Việt Nam (kể từ khi đổi tên thành Cảnh sát biển Việt Nam). Thỏa thuận này được xây dựng nhằm để giải quyết vấn đề một số tàu đánh cá ngư dân của bên này đi vào khu đặc quyền kinh tế (EEZ) của bên kia. Thỏa thuận này cũng bao gồm một điều khoản về giáo dục cộng đồng cho ngư dân hiểu và tôn trọng ranh giới EEZ.
Một sự tăng cường cao trong hợp tác hải quân giữa hai nước đã diễn ra vào tháng 3 năm 2012 trong các cuộc thảo luận được tổ chức tại Hà Nội giữa Phó Đô đốc Alexander Pama, Tư lênh hải quân Philippines và đại diện phía Việt Nam là Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam.
Phó Đô đốc Alexander Pama và Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã ký Biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác lẫn nhau và chia sẻ thông tin giữa lực lượng hải quân hai nước. Biên bản ghi nhớ bao gồm việc hai bên sẽ thiết lập một đường dây nóng giữa lực lượng các đơn vị bảo vệ bờ biển hai nước nhằm giám sát các sự cố hàng hải như cướp biển và xâm nhập vào vùng lãnh hải.
Biên bản ghi nhớ cũng bao gồm khả năng sẽ hợp tác với nhau trong ngành đóng tàu. Sau đó theo yêu cầu của Phó Đô đốc Pama, phái đoàn quân sự Philippines đã được đi thăm nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu chiến hải quân và dân sự X46 thuộc Công ty Đóng tàu Hải Long.
Hai bên cũng đã nhất trí về việc lực lượng hải quân Philippines và Việt Nam có thể tổ chức các cuộc diễn tập và tuần tra chung dọc biên giới hàng hải chung trên Biển Đông. Phó Đô đốc Alexander Pama và Đô đốc Nguyễn Văn Hiến Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã ký Thủ tục Điều hành chuẩn (SOPs) để hướng dẫn sự tương tác giữa lực lượng hải quân hai nước trong vùng lân cận của đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay lập tức lên tiếng cảnh báo chống lại bất kỳ cuộc tập trận hải quân nào giữa Việt Nam và Philippines. Kết quả là, có vẻ như ý tưởng về các cuộc tuần tra hải quân chung đã được hoãn lại và được thay thế bằng các trận đấu bóng đá và bóng rổ - hay gọi là các "trò chơi thú vị" - giữa các quân nhân hải quân đóng quân ở quần đảo Trường Sa.
Vào ngày 23 tháng 7 năm 2013, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã có cuộc hội đàm với Trung tướng Noel A. Coballes, Tư lệnh Lục quân Philippines. Tại buổi tiếp, Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh đề nghị hai bên xem xét thiết lập cơ chế Đối thoại Tham mưu Lục quân nhằm thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác phù hợp với nhu cầu và khả năng của mỗi bên; thúc đẩy giao lưu Sĩ quan trẻ Lục quân Việt Nam và Philippines; nghiên cứu khả năng hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự lục quân, nhất là chế tạo, nâng cấp, sửa chữa vũ khí, trang bị lục quân; sản xuất trang thiết bị mô phỏng phục vụ huấn luyện; trao đổi học viên học ngoại ngữ. Đáp lại, Tư lệnh Lục quân Philippines khẳng định, ngay sau chuyến thăm Việt Nam, Lục quân hai nước sẽ cùng thành lập một tổ chuyên môn phụ trách việc xây dựng cơ chế Hợp tác Lục quân Việt Nam và Philippines cũng như chuẩn bị các nội dung cụ thể để hai bên tiến hành Đối thoại Tham mưu Lục quân. Tại buổi làm việc này hai nước đã xem xét lại tiến độ thực hiện Biên bản ghi nhớ năm 2010 và thống nhất giữ nguyên cơ chế đối thoại giữa quân đội hai nước.
Vào cuối tháng Bảy-đầu tháng Tám năm 2013, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tổ chức cuộc họp thứ bảy của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Philippines về hợp tác song phương diễn ra tại Manila. Cuộc họp này xem xét việc thực hiện các thỏa thuận về hợp tác song phương trong giai đoạn 2011-2016. Các cuộc đàm phán xúc tiến về hợp tác trong việc đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và hợp tác an ninh hàng hải bao gồm cả các thông tin liên quan đến các hành động xâm nhập bất hợp pháp.
Vào cuối tháng Tám năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin và người đồng cấp Việt Nam, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã gặp nhau tại Manila để đánh giá về các tiến độ trong hợp tác quốc phòng. Bộ trưởng Gazmin và Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã thảo luận về tình hình an ninh ở Biển Đông, chính sách tái cân bằng hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, và hợp tác trong tương lai về các vấn đề như hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.
Theo một tuyên bố được phát đi từ Bộ Quốc phòng Philippines, "Kể từ khi ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Philippines và Việt Nam trong năm 2010, quan hệ quốc phòng giữa hai nước đã có được những tiến bộ thông qua các chuyến thăm cấp cao, trao đổi nhân sự và chia sẻ thông tin. Những trao đổi này đã thúc đẩy sự liên kết giữa chính phủ và nhân dân hai nước vì lợi ích chung của quốc gia."
Hai Bộ trưởng đã đồng ý gia hạn Biên bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng năm 2010, để bắt đầu các cuộc đối thoại chính sách quốc phòng cấp thứ trưởng.
Ngày 9 tháng 10 năm 2013, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp Thiếu tướng John S Bonafos, Tư lệnh Tác chiến đặc biệt Lục quân Philippines tại Hà Nội, Tại đây hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác giữa các lực lượng hải quân, lực lượng không quân... và lực lượng bảo vệ bờ biển. Nhưng không có chi tiết cụ thể quan trọng nào tại buổi tiếp được tiết lộ.
Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp thân mật đoàn Tư lệnh Hải quân Philippin do Ngài Phó Đô đốc Jose Luis M. Alano dẫn đầu(21/3)-Ảnh: Nguyễn Hồng Pha/TTXVN)
Ngày 31 tháng 3 năm 2014, Tư lệnh Hải quân Philippines do Ngài Phó Đô đốc Jose Luis M. Alano đã dẫn đầu phái đoàn Hải quân Philippines sang thăm Việt Nam. Tại đây Tư lệnh Alano bày tỏ quan tâm đến việc liên kết đào tạo học viên hải quân ở cấp bằng cử nhân. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho rằng, lực lượng hải quân hai nước cần nâng cao hợp tác trong việc chia sẻ thông tin tình báo thông qua đường dây nóng giữa các cấp tương ứng, thực hiện các cuộc diễn tập chung về tìm kiếm cứu nạn, và hợp tác đào tạo giáo dục lực lượng quân sự chuyên nghiệp.
Đánh giá về mối quan hệ quốc phòng Philippines-Việt Nam từ năm 2010 có thể thấy rằng, sự hợp tác đang tiến triển nhưng ở mức sơ cấp. Hai nước vẫn chưa tổ chức được các cuộc diễn tập quân sự thực tế nhằm để nâng cao khả năng tương tác. Philippines sắp ký thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ. Nhưng phía Việt Nam đã miễn cưỡng trong việc tham gia các hoạt động diễn tập hải quân chung có liên quan đến việc trao đổi các kỹ năng chiến đấu. Tóm lại, Philippines và Việt Nam sẽ phát triển quan hệ chính trị-ngoại giao gần như là để chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng không có triển vọng cho quan hợp tác quốc phòng hiện nay sẽ phát triển thành một liên minh quân sự chính thức chống Trung Quốc.
Giáo sư Carl Thayer - Diplomat
Comments[ 0 ]
Post a Comment