Kết quả chuyến đi Nhật Bản của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và các văn kiện được ký kết trong thời gian chuyến thăm này không chỉ nâng sự hợp tác Việt Nam – Nhật Bản lên cấp độ mới mà còn tăng cường vị trí của Việt Nam trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Đây là ý kiến của các chuyên gia Nga đã tham gia Hội thảo khoa học tại Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga với chủ đề "Củng cố quan hệ Việt Nam - Nhật Bản như một nhân tố đảm bảo an ninh tại Đông Á". Tham gia Hội thảo có các chuyên viên của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN và Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Viễn Đông, cũng như các nhà Việt Nam học và các nhà Nhật Bản học của hai trường đại học hàng đầu nghiên cứu phương Đông - Viện nghiên cứu Á Phi thuộc Đại học MGU và Đại học quốc gia quan hệ quốc tế MGIMO.
Để mở rộng sự đối tác chiến lược đang kết nối Nhật Bản và Việt Nam nên thiết lập quan hệ gần gũi hơn trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học và văn hóa. Dù hai nước có tiềm lực kinh tế khác nhau, nhưng, Việt Nam có ý nghĩa ngày càng quan trọng đối với Nhật Bản. Tokyo coi Hà Nội là nước đồng minh quan trọng trên trường quốc tế để chống lại sức mạnh quân sự và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc, bởi vì cả hai nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Đối với Việt Nam, nước Nhật, mà đứng đằng sau là Hoa Kỳ, là trụ cột quan trọng nhất trong khu vực trước áp lực của Trung Quốc.
Trong bối cảnh độc quyền của Trung Quốc về xuất khẩu kim loại đất hiếm, nguồn đất hiếm tại Việt Nam đóng vai trò chiến lược đối với Nhật Bản vì nguồn này có khả năng đảm bảo đến 20% nhu cầu của nền kinh tế Nhật Bản về vật liệu quan trọng đối với thiết bị điện tử và thiết bị đo đạc.
Một trong những phương hướng chính trong sự hợp tác kinh tế giữa hai nước là ngành năng lượng. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển năng động và có nhu cầu ngày càng lớn về năng lượng. Chính quyền Việt Nam dự đoán, vào những năm 2016-2017, sẽ có tình trạng thiếu điện. Bây giờ trong tổng số 8 GW lượng điện do Tổng công ty điện lực Việt Nam cung cấp, thì 50% là thủy điện, 30% - khí, 12% - than đá, và 6% - dầu mỏ. Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các thành phần này. Các công ty Nhật Bản cũng tham gia khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam. Nhật Bản cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho việc xây dựng các nhà máy điện, bao gồm cả điện hạt nhân. Vào đầu tháng 3 năm 2014 ở Việt Nam với sự tham gia của các công ty Nhật Bản bắt đầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân với công suất 1.200 MW.
Các công ty này vào thành phần tập đoàn xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân ở Việt Nam. Thỏa thuận này đã được ký kết vào tháng 11 năm 2010. Việt Nam tiếp tục hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân hòa bình cả sau vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân "Fukushima" tháng 3 năm 2011. Trong khi ở Nhật Bản đã đóng cửa hầu như tất cả các lò phản ứng hạt nhân, việc xuất khẩu công nghệ hạt nhân có tầm quan trọng đặc biệt đối với nước này.
Nhật Bản và Việt Nam có một phương hướng hợp tác nữa trong ngành năng lượng, đó là công nghiệp than. Năm 2012, Việt Nam đã vào Top 10 nhà xuất khẩu than lớn nhất thế giới, và Nhật Bản là một trong những nước lớn nhất tiêu thụ tài nguyên quý được khai thác từ lòng đất Việt Nam. Giáo sư Aleksei Polishchuk từ Viện nghiên cứu Á Phi thuôc trường đại học MGU nói: “Trong những năm gần đây, Việt Nam chiếm vị trí nổi bật trong ngành năng lượng toàn cầu. Việt Nam có trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt, than đá và uranium. Những tài nguyên này là một công cụ quan trọng để giải quyết vấn đề năng lượng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng, cần phải sử dụng nguồn tài nguyên đó một cách hiệu quả và có trách nhiệm với môi trường. Và Nhật Bản có thể đảm bảo điều kiện này. Ví dụ, trong lĩnh vức khai thác than. Trên địa bàn Nhật Bản các mỏ than đang cạn kiệt. Nhưng, các công ty Nhật Bản sử dụng những kinh nghiệm và công nghệ độc đáo tại Việt Nam, nâng cao ngành công nghiệp than của Việt Nam lên trình độ công nghệ hiện đại”.
Các công ty đó của Nhật Bản cũng đang xây dựng những cơ sở năng lượng khác tại Việt Nam, để các cơ sở mới có tiêu chuẩn cao và dễ điều khiển. Việt Nam đang trở thành một trong những đối tác lớn của Nhật Bản trong ngành năng lượng, và các đối tác khác trong lĩnh vực này sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh nghiêm trọng. Hợp tác năng lượng chỉ là một trong những yếu tố ngày càng củng cố quan hệ giữa hai nước.
Theo Đài Tiếng Nói Nước Nga
Comments[ 0 ]
Post a Comment