Chính phủ Nhật Bản đang chuẩn bị một dự luật mới nhằm cho phép Nhật Bản có thể bắt đầu xuất khẩu vũ khí. Đằng sau sáng kiến này là các cuộc vận động hành lang của các công ty lớn, bao gồm Mitsubishi Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries, là những công ty tập đoàn đang mong muốn có được một vị trí trên thị trường vũ khí châu Á. Đối với Nga, sự cạnh tranh từ Nhật Bản lại không nhiều và gần như không có một mối đe dọa nào, mặc dù Nhật Bản đã có hợp đồng để cung cấp cho Ân Độ các thủy phi cơ.
Tuy được chế tạo lại từ F-16 nhưng F-2 có những khả năng mà F-16 không có được.
Chính phủ của ông Abe có thể đồng ý đối với dự luật mới về việc xuất khẩu vũ khí vào cuối tháng Ba. Năm 1967, Tokyo đã đưa ra nguyên tắc "Ba thống nhất", theo đó Nhật Bản sẽ không xuất khẩu vũ khí cho các quốc gia trong khối Cộng sản, các quốc gia đang chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, và không bán vũ khí cho các quốc gia đang tham gia vào các cuộc xung đột quốc tế. Tuy nhiên, từ cuộc chiến chống chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản từ năm 1976, quốc gia này đã từ chối việc xuất khẩu vũ khí cho bất kỳ quốc gia nào. "Bởi vì sự tự giới hạn này từ đó Nhật Bản chỉ nhập khẩu vũ khí và phát triển sản xuất cho riêng mình. Nhưng nếu Nhật Bản chỉ sản xuất để sử dụng thì chi phí sẽ rất tốn kém," - Tổng giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ TsAST (Nga) Ruslan Pukhov cho biết với RBC.
Theo Bloomberg, đó là một phiên bản dự thảo của việc sửa đổi dự luật, trong đó vẫn sẽ cấm việc xuất khẩu vũ khí cho các quốc gia có liên quan đến các cuộc xung đột quốc tế, còn với các quốc gia khác Nhật Bản có thể thực hiện đầy đủ các thương vụ vũ khí. Theo khảo sát, có tới 67% người Nhật Bản phản đối việc dỡ bỏ lệnh cấm. Tuy nhiên, ông Abe đã sẵn sàng hy sinh hình ảnh một "Nhật Bản hòa bình" trong bối cảnh Trung Quốc liên tục gia tăng sức mạnh quân sự, các báo cáo đã chỉ ra rằng, ngân sách quốc phòng năm ngoái của Trung Quốc đã tăng lên đến 139 tỷ đô la. Ngoài ra, ở tầm quốc gia thì việc một nước từ bỏ các quy tắc cũ sẽ không chỉ là một cơ hội tốt để tăng cường quan hệ với các đồng minh phương Tây và châu Á của mình mà còn nhằm để cân bằng ngân sách quốc phòng. Theo IHS, năm ngoái ngân sách quốc phòng của Nhật Bản lên đến 56,8 tỷ USD (đứng thứ năm trên thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nga và Anh). "Chính phủ trước của Nhật Bản đã tìm cách giảm chi phí của ngành công nghiệp quốc phòng, nhưng chính quyền ông Abe trong năm 2013 đã đề nghị gia tăng ngân sách trong năm 2014," - lưu ý đây là đánh giá của nhà phân tích Craig Caffrey, IHS.
Tàu Aegis lớp Kongo vũ khí uy lực của Hải quân Nhật Bản.
Chủ trương bãi bỏ quy định cấm xuất khẩu vũ khí chính là những nhà cung cấp vũ khí chính cho Bộ Quốc phòng - Mitsubishi Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries. Mitsubishi là nhà sản xuất tàu chiến, tàu ngầm, xe tăng, máy bay và tên lửa, trong khi Kawasaki - là nhà sản xuất máy bay tuần tra, trực thăng và động cơ phản lực. Họ đã bị thu hút bởi thị trường châu Á. Trong năm 2013, chi tiêu quốc phòng của các nước châu Á-Thái Bình Dương lên đến 369 tỷ USD (chiếm 24% của thế giới). Theo IHS dự đoán rằng vào cuối năm 2019, tỷ lệ chi tiêu quốc phòng của các quốc gia châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng lên đến 28%.
Tuy nhiên, tiềm năng xuất khẩu của Nhật Bản lại bị hạn chế do chi phí sản xuất khá cao. "Những khách hàng tiềm năng đầu tiên có thể sẽ là các đồng minh phương Tây của Nhật Bản. Có thể Úc đã sẵn sàng để mua công nghệ tàu ngầm, Mỹ và Pháp lại quan tâm đến các hệ thống vũ khí mặt đất...", - nhà phân tích Simon Vezerman SIPRI cho biết với RBC.
|
Tàu sân bay Izumo hạ thủy ngày 6 tháng 8 năm 2013 |
Các chuyên gia phân tích cũng đồng ý rằng Nhật Bản không phải là một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Nga. "Các thương vụ vũ khí của Nga tập trung vào phân khúc giá trung bình, do đó, Nhật Bản sẽ sớm cạnh tranh với các nhà cung cấp đắt tiền như Mỹ, Pháp," - ông Pukhov cho biết. Tuy nhiên, ở một số nước châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ, lợi ích của cả Nga và Nhật Bản đang nằm ở đó. "Ấn Độ bây giờ đã chiếm tới 38% lượng xuất khẩu của vũ khí Nga, trong khi Nga xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ còn 12%. Nhưng hợp tác quân sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc lại không có, trong khi Ấn Độ lại sẵn sàng mua thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản (tương đương với thủy phi cơ của Nga loại BE-200). Tuy nhiên, với Nga đối thủ cạnh tranh tại Ấn Độ đáng gờm hơn chính là Mỹ, Pháp và Anh," - Vezerman cho biết thêm.
Thị trường tiềm năng khác của Nhật Bản sẽ là Philippines, Việt Nam và Indonesia. "Nhật Bản có rất nhiều loại vũ khí có thể được sử dụng, bao gồm cả các tàu tuần tra. Indonesia có thể lại thích mua tàu cũ giá rẻ của Nhật Bản chứ không thích mua tàu mới của Nga nữa."- Pukhov cho biết.
Sáng 16.9.2013, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì lễ đón chính thức Ngài Itsunori Onodera, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Nhật Bản sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.
Theo NHK Nhật Bản đưa tin ngày 14 tháng 3 vừa qua cho biết, chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Việt Nam Trường Tấn Sang diễn ra từ ngày 16, NHK cho biết những chủ đề chính trong cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Abe và Chủ tịch Trương Tấn Sang thì ngoài vấn đề TPP, xây dựng nhà máy điện hạt nhân cũng như thảo luận về việc tăng cường mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược thì vấn đề hợp tác an ninh hàng hải là một trong những vấn đề được đánh gia cao nhất trong chuyến thăm, với việc Trung Quốc đã và đang tăng cường các hành động cứng rắn trên Biển Đông, đã có các ý kiến tham khảo hướng tới việc Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam, động thái này sẽ nhằm "góp phần cho hòa bình và ổn định của khu vực và cũng là để Việt Nam có thể tăng cường khả năng thực thi pháp luật trên vùng Biển Đông của Việt Nam."
RBC, NHK
Comments[ 0 ]
Post a Comment