Các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên vùng biển xa bờ trong cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysia đã chứng minh khả năng hàng hải ấn tượng của Bắc Kinh và ý đồ tham vọng chính trị sâu xa được thể hiện trong sự việc vừa qua. Phản ứng do dự của Ấn Độ với các trường hợp nhân đạo khẩn cấp, lại là bằng chứng cho thấy rõ sự suy giảm của công tác đối ngoại quốc phòng Ấn Độ.
Tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn của Trung Quốc trong lần diễn tập với Hạm đội Nam Hải trên Biển Đông hồi tháng 3 năm ngoái. Ảnh: Chinamil
Ngay sau khi nhận được thông báo mất tích của chiếc máy bay Boeing 777, chuyến bay MH 370 từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, vào ngày 8 tháng 3, hải quân Trung Quốc đã bắt tay ngay vào nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn lớn nhất từ trước đến nay của họ. Bắc Kinh triển khai bốn tàu chiến và năm tàu bảo vệ bờ biển cùng với máy bay trực thăng và máy bay cánh cố định khảo sát tìm kiếm trong vịnh Thái Lan và phía Nam Biển Đông. Trong số các tàu chiến có hai tàu đổ bộ tiên tiến nhất của Trung Quốc (gọi tàu đổ bộ) lượng choáng nước lên đến 20.000 tấn, được trang bị máy bay trực thăng và xuồng, bao gồm cả thủy phi cơ, có thể chở tới 20 xe bọc thép và 800 binh lính.
Khi sự chú ý đã chuyển sang Ấn Độ Dương, Trung Quốc đã ra lệnh điều động chín tàu đến khu vực. Bốn tàu được dẫn đầu bởi tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn đi qua eo biển Malacca về hướng vịnh Bengal và năm tàu khác được dẫn đầu bởi tàu đổ bộ Côn Luân Sơn vượt qua eo biển Sunda của Indonesia vào khu vực nam Ấn Độ Dương. Khi nhận được thông tin có các mảnh vỡ nghi ngờ được phát hiện ở phía tây Australia, đội tàu ở khu vực Bengal đã đổi hướng di chuyển đi về phía nam. Một tàu nghiên cứu khoa học của Trung Quốc trên đường trở về từ một chuyến thám hiểm ở Nam Cực đã được điều động tham gia cùng đội tàu đang tìm kiếm ở nam Ấn Độ Dương. Các hình ảnh từ vệ tinh của Trung Quốc - đã chứng tỏ Bắc Kinh có một chương trình không gian quân sự rộng lớn - khẳng định khả năng quan sát và giúp giới hạn phạm vi tìm kiếm ở nam Ấn Độ Dương. Trung Quốc cũng triển khai hai máy bay vận tải IL-76 thuộc lực lượng Không quân Trung Quốc đến Perth phía ở Tây Úc để củng cố thêm khả năng tìm kiếm xác của chiếc máy bay MH 370.
Việc triển khai nhanh chóng phương tiện quân sự của lực lượng vũ trang Trung Quốc nhằm tìm kiếm MH 370 đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong các khả năng mới của lực lượng Quân đội Giải phóng Trung Quốc với những gì mà họ gọi là "ngoài các khả năng hoạt động chiến sự". Sau khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kêu gọi các lực lượng vũ trang phải thực hiện "nhiệm vụ lịch sử mới" của họ vào cuối năm 2004, quân đội Trung Quốc đã tập trung vào việc tổ chức, trang bị, đào tạo và triển khai các lực lượng vũ trang của mình cho một loạt các hoạt động khác ngoài các nhiệm vụ chiến sự, bao gồm cả các hoạt động hỗ trợ nhân đạo hỗ trợ, ứng cứu khẩn cấp và cứu trợ thiên tai.
Việt Nam đã ngay lập tức đã điều động các trang bị cần thiết vào cuộc tìm kiếm MH370
Cơ cấu tổ chức của PLA cho các hoạt động quân sự khác ngoài chức năng chiến sự bao gồm việc phối hợp giữa các quân khu khác nhau và một loạt các cơ quan dân sự để ứng phó hiệu quả với các cuộc khủng hoảng nhân đạo trong và ngoài nước. Họ đã xây dựng năm lực lượng chuyên ngành trong quân đội Trung Quốc và tiến hành các hoạt động trong các lĩnh vực cứu trợ trong lũ lụt, cứu trợ động đất, hạt nhân, hóa học và sinh học, hậu cần và gìn giữ hòa bình.
Trung Quốc tin rằng trong thời điểm hòa bình này, việc triển khai các lực lượng vũ trang ra ngoài sẽ gia tăng sức mạnh mềm của Bắc Kinh, họ đưa ra cái gọi là lý thuyết về mối đe dọa - Trung Quốc và giúp PLA tăng cường kinh nghiệm thực tế trong các hoạt động tương tự để đáp ứng với những trường hợp tương tự. Nói tóm lại, sự việc bổ sung vào khả năng dự phòng an ninh một cách đáng tin cậy để bảo vệ các lợi ích ở nước ngoài ngày càng tăng của Bắc Kinh bằng cách xây dựng khả năng viễn chinh một cách có hiệu quả. Những động thái được bắt đầu bằng việc triển khai lực lượng hải quân Trung Quốc với nhiệm vụ chống cướp biển ở Vịnh Aden vào cuối năm 2008 đã trở thành một hoạt động có hệ thống và ổn định trong quân đội Trung Quốc...
Raja Mohan, một thành viên ưu tú của Quỹ Nghiên cứu Observer, Delhi và là biên tập viên cho báo The Indian Express - Eurasiareview
Comments[ 0 ]
Post a Comment