Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói: "Đó là một động thái khiêu khích làm gia tăng căng thẳng..."
Đồ họa mở rộng khu vực tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích sang eo biển Malacca
Ngày 12/3, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng sau khi ngăn 2 tàu Philippines tiếp cận Bãi Second Thomas (Bãi Cỏ Mây ở Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng hiện do Philippines kiểm soát trái phép), đồng thời hối thúc tự do hàng hải trên Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói: "Đó là một động thái khiêu khích làm gia tăng căng thẳng. Trong khi chờ đợi một nghị quyết của các bên có tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông, không nên có hành động can thiệp cùng các nỗ lực tuyên bố nhằm mục đích giữ nguyên hiện trạng".
Mỹ cũng bác bỏ lập trường của Trung Quốc rằng các tàu Philippines “đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ”, đồng thời nhấn mạnh các nước có quyền "cung cấp định kỳ và luân chuyển nhân sự" tới các địa điểm nắm giữ trước khi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký năm 2002.
Còn lý do khác?
Động thái của Mỹ diễn ra khi chiếc máy bay Malaysia vẫn tiếp tục mất tích bí ẩn. Dựa vào cái cớ này, Đô đốc hải quân TQ Doãn Trác ngang ngược tuyên bố Bắc Kinh cần xây thêm cảng tại quần đảo Trường Sa để phục vụ cái gọi là “chiến dịch cứu hộ”.
Ông Doãn biện hộ rằng hiện nay hải quân Trung Quốc không có cơ sở cứu hộ tại các quần đảo do họ chiếm đóng ở Biển Đông nên khó triển khai tàu cứu hộ khi cần.
Báo Thanh Niên ngày 11/3 dẫn nguồn tin này cho biết, ông Doãn còn đề xuất xây dựng một sân bay ở Trường Sa và biến quần đảo Hoàng Sa, cũng thuộc chủ quyền Việt Nam, thành trung tâm liên lạc biển trong khu vực.
Theo giới quan sát, đề xuất của ông Doãn không chỉ đơn thuần nhằm phục vụ công tác cứu hộ mà để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Hay nói cách khác, lợi dụng vụ máy bay mất tích, Trung Quốc muốn thực hiện bá quyền khu vực Biển Đông.
Cũng nhân vụ việc này, Trung Quốc đã điều một tàu khu trục và một tàu tuần tra cỡ lớn của nước này tham gia tìm kiếm trên Biển Đông, dưới sự dẫn đường của phía Việt Nam.
Trung Quốc còn tái bố trí 10 vệ tinh để tìm kiếm dấu vết chiếc máy bay Malaysia bị mất tích. Theo đó, các vệ tinh với độ phân giải cao, mà trung tâm điều khiển đặt tại căn cứ Tây An ở miền Bắc, sẽ được sử dụng vào việc chỉ hướng đi, quan sát thời tiết, thông tin liên lạc và vào các công việc khác của chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines.
Mỹ vào cuộc phát hiện nhiều tình tiết
Sau thông tin máy bay Malaysia mất tích bí ẩn, cục điều tra liên bang Mỹ FBI điều đặc vụ và phương tiện để tìm hiểu nguyên nhân máy bay Malaysia Airlines mất tích.
Cnhân viên điều tra Mỹ ngờ rằng chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines Flight 370 còn bay trong khoảng 4 giờ đồng hồ kể từ khi nó tới địa điểm được xác định cuối cùng và biến mất.
Thông tin này vừa được đăng tải trên Wall Street Journal ngày 13/3, làm dấy lên khả năng chiếc máy bay có thể đã bay thêm hàng trăm km trong điều kiện mà cho đến giờ chưa được sáng tỏ.
Các quan chức chống khủng bố của Mỹ đang theo đuổi khả năng viên phi công hoặc một ai đó trên máy bay có thể đã chuyển hướng đến một địa điểm chưa xác định sau khi cố tình quay đầu máy bay để tránh bị radar phát hiện.
Cuộc điều tra vẫn chưa mang lại kết quả nào, và chưa rõ liệu các nhân viên điều tra đã thu thập được chứng cứ về khả năng máy bay bị khủng bố hoặc hoạt động gián điệp nào chưa. Tới nay, các quan chức an ninh quốc gia của Mỹ đều nói chưa có gì cho thấy là một vụ khủng bố, song họ không loại trừ khả năng này.
Mai Thùy - Báo Đất Việt
Comments[ 0 ]
Post a Comment