Các phương tiện truyền thông đã lưỡng lự trong việc ca ngợi những nỗ lực tìm kiếm chiếc máy bay mất tích Malaysia Airlines 370 của hãng hàng không Malaysia là một minh chứng cho sự hợp tác đa phương và sự hoen ố bởi các sự cố trong giao tiếp và lòng tin.
Các máy bay Việt Nam tham gia cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích
Trong khi sự mất lòng tin giữa các quốc gia có liên quan chặt chẽ nhất trong các hoạt động tìm kiếm dường như đã cản trở việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích, có một vấn đề lớn hơn với những tác động rộng lớn hơn: sự việc tìm kiếm MH370 có thể thực sự đã thúc đẩy sự cạnh tranh trong khu vực.
Việc tìm kiếm máy bay mất tích đã thúc đẩy sự cạnh tranh an ninh trong ba cách: làm trầm trọng thêm những nhận thức hiện tại đó là sự mất lòng tin; bởi vô tình tiết lộ khả năng quân sự và sự hạn chế (quan trọng đối với các nước láng giềng đang cảnh giác nhau không ngừng), và từ đây sẽ dẫn đến những nỗ lực hiện đại hóa quân sự trong tương lai.
Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á dường như đã tạm thời đặt sang một bên những tranh chấp của họ trong những ngày chiếc máy bay MH370 biến mất và bắt đầu một loạt các hoạt động tìm kiếm đa phương lớn. Máy bay tuần tra của Việt Nam và Malaysia, tàu hải quân Trung Quốc và hải quân Philippines thường theo dõi chuyển động của nhau ...
Hơn chục quốc gia đã đóng góp lực lượng quân sự để tìm kiếm, ban đầu tập trung vào Biển Đông, một khu vực có tranh chấp hàng hải và lãnh thổ. Trong những năm gần đây, các tranh chấp này đã dẫn đến việc đối đầu thường xuyên giữa hải quân và các tàu bảo vệ bờ biển của các quốc gia tuyên bố chủ quyền.
Chỉ mới tuần trước, lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc bị cáo buộc là đã chặn tàu cung cấp thực phẩm và nước cho lực lượng quân đội Philippines đang đóng quân trên một bãi cát ngầm trên vùng biển tranh chấp ở Trường Sa, Biển Đông, chỉ cách đó một vài trăm dặm về phía tây, tàu và máy bay của hai nước lại đang hợp tác với nhau để tìm kiếm máy bay mất tích.
Gần đây, việc tìm kiếm đã chuyển sang Ấn Độ Dương, một điểm nóng của sự cạnh tranh an ninh, ngoại giao, kinh tế và an ninh giữa Bắc Kinh và New Delhi.
Việc phối hợp một hoạt động đa quốc gia đó là một thách thức nhất là lại thực hiện trong một môi trường căng thẳng an ninh từ trước. Ngay cả công việc hàng ngày như thông tin liên lạc cũng rất phức tạp khi người tham gia phải vượt qua rào cản ngôn ngữ, do đó cần chuẩn hóa quy trình phát thanh, tích hợp thiết bị không tương thích. Thực hiện một sứ mệnh đa phương có vẻ trở nên khó khăn hơn nhiều khi các quốc gia cố ý che giấu thông tin quan trọng, hạn chế phối hợp và công khai chỉ trích những nỗ lực của các bên tham gia khác.
Trong vòng vài giờ biến mất của chiếc máy bay MH370, rõ ràng rằng sự mất lòng tin từ quá khứ và sự cạnh tranh giữa các bên tham gia tìm kiếm chính là yếu tố chính đã cản trở những nỗ lực tìm kiếm. Các quan chức Trung Quốc chỉ trích những gì họ coi là sự phản ứng chậm chạp của Malaysia, trong khi chính phủ Malaysia che giấu dữ liệu thôn tin radar do đó khu vực tìm kiếm phải dàn trải và kéo dài ngày.
Thiếu sự hoạt động phối hợp giữa các thành viên tham gia. Quan chức Việt Nam báo cáo đã tìm hiểu về hình ảnh vệ tinh của Trung Quốc và tuyên bố để xác định đống đổ nát đó là không chính xác.
Việc không có lòng tin không chỉ cản trở các hoạt động tìm kiếm không chỉ hôm nay, mà cũng có thể hạn chế những nỗ lực hợp tác trong tương lai. Có những sự nghi ngờ rằng một trong số các nước láng giềng đã cố ý phá hoại, hoặc che giấu thông tin tình báo có thể nhen nhóm lại sự thù địch và nghi ngờ rằng các hoạt động này có thể kéo dài vượt ra ngoài ý nghĩa của việc tìm kiếm MH370.
Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi những nỗ lực tìm kiếm của các bên có thể vô tình đã thúc đẩy sự cạnh tranh về an ninh. Bằng cách triển khai nhân sự, tàu và máy bay, các quốc gia đã phơi bày khả năng quân sự và kinh nghiệm hoạt động có giá trị những thứ có thể được áp dụng dự phòng trong tương lai. Sự gần gũi với các phương tiện quân sự tham gia vào nỗ lực tìm kiếm cũng cung cấp một địa điểm lý tưởng cho các nước thu thập thông tin tình báo về khả năng và quy trình hoạt động của quốc gia đối thủ của họ.
Trung Quốc, phái một đội tàu lớn bao gồm hai tàu đổ bộ mới nhất và lớn nhất của mình và bố trí các vệ tinh quân sự để hỗ trợ trong việc tìm kiếm, như vậy là đã phô bày ra khả năng hải quân và tình báo của Bắc Kinh. Chưa đầy một thập kỷ trước, Trung Quốc đã bị gây áp lực mạnh để triển khai và duy trì các hoạt xa bờ của họ, nhưng kinh nghiệm thu được trong các quá trình triển khai khác gần đây, như sứ mệnh chống cướp biển đang diễn ra ở Vịnh Aden, đã giúp Trung Quốc cải tiến khả năng của mình trong việc thực hiện các hoạt động quân sự tầm xa. Trung Quốc có thể là đã tập trung cao độ vào việc tìm kiếm 152 công dân mất tích của mình hơn là cố ý báo hiệu về khả năng quân sự, nhưng việc triển khai các tàu chiến tiên tiến và các trang thiết bị công nghệ hình ảnh vệ tinh của Bắc Kinh có khả năng sẽ thúc đẩy mối quan tâm giữa các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
Về lâu dài, sự thiếu sót trong khả năng quân sự bị phô bày trong cuộc tìm kiếm MH370 có có thể dẫn đến những điều chính mang tính cạnh tranh trong an ninh quốc phòng. Ví dụ, các quốc gia Đông Nam Á có thể khởi động các chương trình hiện đại hóa phòng không nếu như cuộc điều tra cho thấy những lỗ hổng của các hệ thống radar quân sự của họ đã cho phép MH370 vượt qua không phận của họ mà không bị phát hiện. Những nỗ lực tái cơ cấu rất có thể, và từ đây sẽ lại bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
Đây cũng không phải là một tin xấu đối với sự hợp tác của khu vực. Thay vì che giấu thông tin, các quốc gia tham gia phải xem đây như một một cơ hội để tăng cường hợp tác an ninh.
Các nước liên quan cần thúc đẩy sự minh bạch và chia sẻ thông tin, thay vì đưa ra những lời chỉ trích thì hãy tăng cường phối hợp và tăng cường thông tin liên lạc. Hợp tác như vậy không chỉ có thể tăng cường những nỗ lực hiện tại, mà còn mở đường cho cải thiện sự ổn định trong khu vực.
Erik Lin-Greenberg tiến sĩ về Khoa Khoa học Chính trị tại Đại học Columbia. Trước đây là một sỹ quan không quân Hoa Kỳ - SCMP
Comments[ 0 ]
Post a Comment