Cuộc diễn tập an ninh hàng hải ASEAN liệu có diễn ra?
Wednesday, March 26, 2014
Các Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đã thống nhất cùng nhau vào hồi đầu tháng này rằng sẽ phối hợp thực hiện một cuộc tập trận an ninh hàng hải tại eo biển chiến lược Malacca vào năm tới. Động thái này cho thấy họ không hề mềm yếu, đây sẽ là một bước đột phá mạnh vì từ trước tới giờ khối ASEAN thường né tránh các cuộc diễn tập an ninh mở rộng. Đây là một sáng kiến táo bạo và sẽ gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ với các cường quốc ngoài khu vực rằng Hiệp hội các nước Đông Nam Á vẫn có thể là một "người chơi" trong vấn đề an ninh.
Sáng 25/3, tàu Bệnh viện HQ-561 cùng lực lượng quân y, công binh của Hải quân Việt Nam rời quân cảng Cam Ranh dự cuộc diễn tập đa phương Hải quân ASEAN và các nước đối tác mang tên KOMODO tại Indonesia.
Các nước ASEAN hiện đang cố gắng để phô diễn một mặt trận thống nhất mặt đối mặt với Trung Quốc như bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Trong bức tranh lớn hơn, các thành viên đang cố gắng để tránh bị chia cắt bởi cuộc tranh giành ảnh hưởng Mỹ-Trung Quốc và bằng "con tim và khối óc" của họ để duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực.
ASEAN, được thành lập vào năm 1967 như một bức tường thành tư bản chủ nghĩa ủng hộ phương Tây chống lại sự lây lan của chủ nghĩa Cộng Sản, nhằm nhấn mạnh tăng cường hợp tác kinh tế, và khối đang cố gắng biến mình thành một "cộng đồng an ninh-chính trị" vào năm 2015. Nhiều người phương Tây nghĩ rằng đây là một cây cầu quá xa. Thật vậy, ASEAN từ lâu nay vẫn được coi chỉ là một nơi để đối thoại. Có một số dự đoán rằng Mỹ-Trung Quốc sẽ cạnh tranh để thống trị vấn đề chính trị của khu vực, điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng bất ổn và làm hao mòn vai trò trung tâm chính trị và an ninh của ASEAN.
Vết nứt đã bắt đầu xuất hiện. Các nước trung lập Indonesia và Malaysia đang nghiêng về phía Mỹ. Singapore, là một nước đối tác chiến lược của Mỹ, và Philippines, là một đồng minh lâu đời của Mỹ. Thái Lan là một thứ tàn dư đồng minh quân sự của Mỹ từ thời đại khác. Nhưng, nói cách khác, họ cũng có thể không còn là những nước "nhu mì" đối với các nước láng giềng mạnh mẽ ở châu Á. Việt Nam đã rất mất công với nỗ lực của mình để đưa vào Mỹ như một đối thủ cân bằng với Trung Quốc. Và Mỹ thậm chí đã xâm nhập thống trị nền chính trị ở Myanmar - trước đó Myanmar là một nước ủng hộ và trung thành với Trung Quốc.
Nhưng sự "xâm lấn" của phương Tây cũng đã không thể hoàn toàn xóa đi các ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cổ đại và cộng đồng người Hoa - cùng với sự tôn trọng, và sợ Trung Quốc. Nhiều nước Đông Nam Á có quan điểm cho rằng: Trung Quốc sẽ luôn ở đó và là nước láng giềng gần kề và mối quan tâm là liệu ảnh hưởng của Mỹ có bị mất đi như nước thủy triều xuống và có thể được thay thế bằng một Trung Quốc.
ASEAN đã bị chia rẽ về vấn đề Biển Đông. Các nước không có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông như Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan dường như dành một sự ưu tiên cho sự tham gia của Trung Quốc thông qua một "cách tiếp cận đơn giản". Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam là những nước tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và là đối thủ mặt đối mặt với Trung Quốc - và cũng bằng các cách khác nhau. Nhưng điều quan trọng là Trung Quốc đã chơi với mỗi nước bằng một phương cách khác nhau. Philippines và Việt Nam phản đối tuyên bố của Trung Quốc, trong khi Brunei và Malaysia đã nhỏ nhẹ hơn. Brunei bây giờ họ có thể đi theo cách riêng của mình và vai trò vị trí của Malaysia ngày càng trở nên mơ hồ. Indonesia và Singapore đã cố gắng để giữ vai trò trung gian giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam - vừa duy trì sự thống nhất của ASEAN.
Một câu hỏi chính đối với khu vực Đông Nam Á là liệu nó có thể chống lại những ảnh hưởng mới từ bên ngoài - với những biểu hiện trong tranh chấp Biển Đông - và duy trì vai trò trung tâm của mình trong việc duy trì an ninh khu vực. Hoặc khu vực sẽ một lần nữa bị chia rẽ, lôi kéo, và bị "dẫm đạp" bởi cuộc tranh giành chính trị giữa các cường quốc bên ngoài?
Cuộc tập trận chung tại eo biển Malacca là một bước ngoặt từ sự sụp đổ trong năm 2012, khi ASEAN không đưa ra được một thông cáo chung về vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Điều đáng chú ý là Malaysia và Indonesia đã nhiều năm tranh cãi quyết liệt về quyền chủ quyền của họ ở eo biển Malaca. Và bây giờ hai nước đã đặt sang một bên sự nghi ngờ để gửi đi một tín hiệu rằng các nước ASEAN có thể vượt qua sự khác biệt, vẫn thống nhất và quản lý vấn đề an ninh riêng của mình - ít nhất là trong eo biển. Đó là một lựa chọn khôn ngoan, bởi vì bất kỳ cuộc tập trận nào ở Biển Đông cũng sẽ làm gia tăng các vấn đề khác và đối kháng Trung Quốc.
Tuy nhiên, cường quốc bên ngoài như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ có thể sẽ muốn tham gia, nhằm đảm bảo lợi ích địa chiến lược của họ. Trong báo cáo công bố về sáng kiến này, các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN cũng công nhận rằng "kết quả ban đầu về bộ quy tắc ứng xử Biển Đông là rất quan trọng đối với an ninh hàng hải và một môi trường an ninh ổn định trong khu vực". Khải niệm về bộ quy tắc ứng xử với sáng kiến này là một bước tiến thông minh cho một ASEAN thống nhất.
Tất nhiên, các thành viên phải bỏ qua hoặc ít nhất là sự khác biệt đáng kể trên giấy tờ và ý nghĩa không chỉ trong việc quản lý an ninh của eo biển Malaca, mà còn cả về các vấn đề an ninh rộng lớn hơn. Mặc dù một lý do nào đó vẫn còn có thể làm hỏng cuộc diễn tập chung này, nhưng đây có thể là một bước đầu tiên của một sự thay đổi khái niệm về an ninh khu vực...
Mark J. Valencia một học giả cao cấp tại Viện Nghiên cứu Quốc gia về Biển Đông, Hải Nam - SCMP
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment