Ngày hôm nay (29 tháng 3), đại diện của các lực lượng hải quân và tàu chiến từ 18 quốc gia khác nhau đang quần tụ về khu vực Natuna phía Nam của Biển Đông.
Sau 3 ngày đêm hành trình trên biển, ngày 28/3 tàu HQ-561 của Hải quân Việt Nam đã đến đảo Ba-tam, Indonesia nơi diễn ra cuộc diễn tập Hải quân ASEAN KOMODO.
Mục đích chính của cuộc cuộc diễn tập Komodo này là hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai (HADR ), Cuộc diễn tập Komodo làm nổi bật vai trò ngày càng tăng của Hải quân Indonesia ( TNI - AL) trong ngoại giao hải quân quốc tế. Nhưng việc tổ chức cuộc diễn tập này trong bối cảnh căng thẳng kéo dài phát sinh từ các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và chúng ta cần đánh giá gi về cuộc diễn tập này?
Chắc chắn cuộc diễn tập Komodo mang đến khá nhiều thông điệp lẫn lộn. Trước tiên có thể thấy, cuộc diễn tập này nhằm cố gắng thể hiện vai trò ngày càng tăng của Indonesia trong vấn đề ngoại giao hải quân. Đưa vào đây các đại diện của các lực lượng hải quân từ 18 quốc gia là nhiệm vụ không dễ dàng. Nhất là việc lựa chọn thời gian và vị trí của cuộc điễn tập trong khu vực Biển Đông, nơi mà những căng thẳng và các sự cố va chạm giữa các bên tranh chấp vẫn còn ở mức độ cao.
Tàu HQ-561 đến địa điểm tập kết an toàn đúng kế hoạch. Để tham gia cuộc diễn tập lần này lực lượng Việt Nam có 70 người, sẽ tham gia hai hoạt động chính của cuộc diễn tập. Thứ nhất, tại đảo Ba-tam của Indonesia, lực lượng Hải quân Việt Nam sẽ chia ra làm 3 nhóm để tham gia các hoạt động: Diễn tập chỉ huy tham mưu trên hải đồ; diễn tập xử lý tình huống tại sở chỉ huy; báo cáo các kế hoạch trước khi đi biển, bao gồm kế hoạch của tàu, kế hoạch của nhóm công tác công binh và quân y.
Do tầm quan trọng ngày càng tăng của các vấn đề an ninh hàng hải trong khu vực, do đó lấy vấn đề hợp tác hải quân làm trung tâm ngày càng trở nên quan trọng, nằm trong khuôn khổ cơ chế hợp tác Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị tư lệnh Hải quân ASEAN (ANCM).
Với ANCM cuối cùng được tổ chức tại Manila, lực lượng hải quân của các nước ASEAN đã nhất trí thành lập một ANCM+ với lực lượng hải quân từ tám nước đối tác đối thoại của ASEAN.
Bằng việc bổ sung thêm ANCM+, cuộc diễn tập Komodo có thể thúc đẩy sự hợp tác hơn nữa giữa các lực lượng hải quân trong các nước ASEAN. Trong năm ngoái, TNI -AL cũng đã tổ chức các hội nghị chuyên đề về an ninh hàng hải quốc tế và đã thu hút gần 350 người tham gia, gồm các đại diện từ các lực lượng hải quân khác nhau trong khu vực.
Tóm lại, cuộc diễn tập Komodo chắc chắn sẽ đem lại một điều gì đó cho Indonesia, đặc biệt là TNI -AL, có thể là niềm tự hào. Nhưng câu hỏi là làm thế nào để có thể duy trì các cuộc diễn tập này trong tương lai, như sự hy vọng của TNI -AL là sẽ tổ chức hai năm một lần. Tất nhiên, tổ chức cuộc diễn tập là một chuyện, nhưng làm thế nào để duy trì liên tục và thường xuyên là chuyện hoàn toàn khác.
Và câu hỏi cũng cần phải được đặt ra rằng phương cách của cuộc diễn tập lần này cho ta biết thêm được điều gì đối với các cuộc diễn tập hải quân đa quốc gia khác được tổ chức trong khu vực, ngoài cuộc diễn tập lần này được tổ chức bởi Indonesia. Ví dụ, sự khác nhau như thế nào giữa cuộc diễn tập Komado và cuộc diễn tập Milan diễn ra hai năm một lần của Ấn Độ và làm thế nào khác nhau là thực hiện Komodo từ hai năm một lần của Ấn Độ " Milan " và Hội nghị tư lệnh Hải quân ASEAN (ANCM) sẽ có thêm các cuộc diễn tập an ninh hàng hải, cuộc diễn tập sau cũng mang chủ đề tương tự là HADR?
Cuối cùng, với việc Úc rút lui khỏi sự kiện ( chỉ gửi quan sát viên ), cuộc diễn tập Komodo sẽ chỉ được thực hiện với các lực lượng hải quân trong khu vực và Indonesia có thể cảm thấy thoải mái để hợp tác? Đây là những câu hỏi chính đáng cần phải đặt ra, đặc biệt là nếu Indonesia muốn cuộc diễn tập Komodo được công nhận vượt ra ngoài các giá trị tượng trưng và uy tín của mình.
Sau đó, tàu HQ-561 sẽ cơ động tới đảo Na-tu-na của Indonesia. Tại đây, lực lượng Hải quân Việt Nam sẽ tiến hành hai hoạt động trên thực địa. Hoạt động của công binh là giúp làm đường dân sinh tại địa phương. Nhóm quân y sẽ tổ chức khám bệnh cho cư dân. Theo báo QĐND.
Ngoài ngoại giao hải quân, cuộc diễn tập hải quân này còn nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông trong tư duy địa chiến lược của Indonesia. Trong khi tuyên bố mình là một quốc gia không có tranh chấp, thì vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Indonesia lại chồng lấn với yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ngay tại ở Natuna. Một vấn đề dễ nhận thấy không chỉ đến lúc Trung Quốc sẽ thiết lập một Khu Xác định phòng không ( ADIZ ) trên Biển Đông.
Nhưng Bắc Kinh chắc chắn sẽ tiếp tục thăm dò các giới hạn có thể chịu được của cái gọi là "ngoại giao im lặng" của Jakarta. Ngư dân Trung Quốc đang di chuyển về phía nam vào khu vực Natuna, điều này đã dẫn đến những cuộc đụng độ thường xuyên giữa cơ quan hàng hải Indonesia và Trung Quốc.
Đầu năm nay, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận hải quân ở Ấn Độ Dương khi quá cảnh qua eo biển Sunda và Lombok của Indonesia.
Trong khi những tưởng không có gì là bất hợp pháp về cuộc diễn tập đó, những nó lại có ý nghĩa rõ ràng nhằm thể hiện quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ lợi ích hàng hải ngoài trong khu vực hoạt động truyền thống của họ ở Tây Thái Bình Dương, được xác định thường là "chuôix đảo thứ hai". Đây cũng là một ví dụ của Trung Quốc khiến các quốc gia ven biển - Australia, Ấn Độ và Indonesia - phải hết sức chú ý.
Mặc dù có những mối quan tâm, nhưng Indonesia có một cách tiếp cận hạn chế hơn so với các nước khác trong khu vực.
Ví dụ, Việt Nam và Philippines đã phản đối mạnh một cách mẽ tuyên bố về quy định cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên hồi đầu năm nay. Và Manila đã so sánh Bắc Kinh với phát xít Đức trong Thế chiến II. Năm ngoái, Malaysia thậm chí còn phản đối cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc trong bãi James, nơi nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.
Ngược lại, Indonesia thích được xem mình như là một nhà hòa giải trung lập trong việc đối phó với Trung Quốc thông qua cam các kết ngoại giao ASEAN.
Điều này có thể dân đến việc ngày càng gia tăng sự liên kết kinh tế và an ninh của Jakarta với Bắc Kinh.
Ngoài việc "bị" là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia, Trung Quốc đã trở thành một nhà cung cấp vũ khí thay thế, chỉ sau các đối tác Nga và phương Tây của Indonesia. Điều này có thể thể hiện sự nồng ấm càng gia tăng trong quan hệ chính trị và an ninh giữa hai nước,và trong năm ngoái Jakarta với Bắc Kinh đã nâng quan hệ song phương thành đối tác chiến lược toàn diện.
Qua cuộc diễn tập Komodo cũng có thể thấy nguyện vọng của hải quân Indonesialà sẽ trở thành một lực lượng có"đẳng cấp trên thế giới". Được hỗ trợ bởi ngân sách quốc phòng gia tăng, Indonesia tiếp tục thúc đẩy hiện đại hóa lực lượng hải quân với các nền tảng mới đang dần dần được đưa vào lực lượng.
Tuy nhiên, khả năng thôi chưa phải là đủ, đảm bảo việc sử dụng hiệu quả là một nhiệm vụ quan trọng không kém. Từ cuộc diễn tập Komodo sẽ cung cấp một cơ hội cho TNI -AL không chỉ để học hỏi những bài học từ các lực lượng của nước khác, mà còn nhằm để tăng cường khả năng hoạt động liên kết với các lực lượng hải quân khác trong các hoạt động HADR, chẳng hạn như cứu trợ thảm họa sóng thần.
Hoàn thành cùng một lúc các nhiệm vụ này không phải là điều dễ dàng. Giữ được sự thoải mái, sự tin tưởng và sự tự tin được coi như là điều kiện tiên quyết. Do đó, việc Úc từ chối tham gia cuộc diễn tập này có thể là sự báo hiệu cho việc thiếu hụt lòng tin giữa hai nước.
Một mục tiêu không nói ra của cuộc diễn tập này có thể là để trấn an các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước láng giềng, đó là việc Indonesia hiện đại hóa hải quân một cách hòa bình. Mục tiêu là trở thành một lực lượng " hải quân nước xanh", lực lượng TNI -AL đặt mục tiêu là có được trang bị lên đến 274 tàu chiến các loại vào năm 2024.
Trong khi mục tiêu đó là khá tham vọng, thì việc mua sắm trang bị cho hải quân Indonesia đã thu hút mối quan tâm đáng kể từ các nước láng giềng. Ví dụ, Singapore phản đối việc đặt tên một tàu khu trục mới mua của TNI -AL do đụng chạm đến vấn đề lịch sử.
Sẽ là khôn ngoan khi không cần đánh giá quá cao ý nghĩa và kết của của cuộc diễn tấp Komodo. Trong khi điều bổ ích cho riêng mình TNI -AL là bắt đầu tổ chức được một cuộc diễn tập đa quốc gia, đó chỉ là một trong nhiều thành tố có tính xây dựng đối với việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các lực lượng hải quân trong khu vực.
Thay vào đó, tác động thực sự của cuộc diễn tập Komodo chỉ có thể được gi nhận khi nó được kết hợp với các sáng kiến hợp tác với khu vực khác... Điều đáng nói là ý nghĩa của cuộc diễn tập này ít nhất là phải được các nước trong khu vực thực hiện để góp phần vào hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Ristian Atriandi Supriyanto là một nhà nghiên cứu về an ninh hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore - Jakartapost.
Comments[ 0 ]
Post a Comment