Các bên đều không muốn cuộc khủng hoảng Ukraine vượt khỏi tầm kiềm soát. Nhiều câu hỏi đặt ra về quan hệ Mỹ-phương Tây xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine/Crimea.
Câu hỏi đầu tiên, đó là sau Crimea, Nga có leo thang xung đột sang các vùng lãnh thổ khác của Ukraine không? Hay nói cách khác Tổng thống Putin có dừng lại ở Crimea không?Việc Nga đưa quân vào Crimea bảo đảm an toàn cho cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 là nắm bắt thời cơ lịch sử của cuộc khủng hoảng chính trị và hiến pháp ở Ukraine. Nếu không có sự việc lực lượng thân phương Tây hủy bỏ thảo thuận ngày 21/2 và lật đổ Tổng thống Victor Yanukovych ngày sau đó, Nga khó có cớ để thực hiện vụ sự sáp nhập này một cách khá êm thams như vậy.Mọi việc đều được tiến hành hết sức cấp tập: Quốc hội Crimea quyết định tổ chức trưng cầu dân ý trong vòng 1 tháng ngay sau khi quân đội Nga đã cơ bản nắm quyền kiểm soát Crimea. Ngày 21/3, tức là 1 tháng sau khi Victor Yanukovych bị lật đổ, Tổng thống Nga đã ký sắc lệnh phê chuẩn Hiệp ước sáp nhập Crimea. Các bên liên quan đều bất ngờ. Và cơ hội như vậy chỉ đến một lần.Mặt khác, Crimea vốn là một phần của lãnh thổ Nga trong 300 năm, bị Khruschev “làm quà” cho Ukraine năm 1954, trái Hiến pháp Liên Xô. Tổng thống Putin đã “sửa chữa một lỗi lầm” lịch sử quá khứ. Về lý, điều này ít nhiều cũng chấp nhận được. Các quyết định của các nước G-7 ngày 24/3 bên lề Hội nghị quốc tế hạt nhân ở La Hay có thể coi như sự chấp nhận thực tế sự đã rồi tại Crimea. Một cái giá vừa phải đối với Nga về chính trị và kinh tế. Nếu Nga lại làm tới sang các tỉnh khác của Ukraine thì sẽ mang tiếng xâm lược và phải trả một cái giá cực kỳ nặng nề. Thậm chí, Nga cũng không có cơ hội để sáp nhập vùng Transnistria của Moldova, một vùng ly khai thân Nga. Phương Tây đang thiết chặt các điều kiện cấm vận. EU mới áp đặt trừng phạt giai đoạn 2, Mỹ thì đã một phần bước sang giai đoạn 3, cũng là vạch lằn ranh đỏ đối với Nga trong vấn đề Ukraine, đồng nghĩa với việc để ngỏ lối ra cho hai bên để giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Ukraine có vị trí địa-chiến lược quan trọng đối với châu Âu
Ở khu vực Đông - Nam Ukraine có hai điểm nóng Kharkov và Donetsk. Có biểu tình đòi tự trị hay thành lập nhà nước liên bang. Nhưng đó là vấn đề nội bộ của Ukraine. Tuy nhiên Nga sẽ dùng vấn đề kiều dân để tiếp tục tạo sức ép. Nga cũng còn một số đòn bẩy quan trọng khác, như vấn đề khi đốt với Ukraine; để ngỏ vấn đề công nhận chính phủ tạm quyền Kiev và chính quyền mới sau bầu cử 25/5/2014 (đến nay Nga chỉ mới đồng ý gặp không chính thức giữa hai ngoại trưởng, trong khi Kiev và phương Tây tha thiết thúc đẩy gặp gỡ cấp cao Nga-Ukraine), v.v..Thứ hai, liệu có chiến tranh Nga-Ukraine không?Tất cả các bên đều loại trừ giải pháp quân sự. Nhìn về lợi ích của tất cả các bên liên quan, chiến tranh là không có lợi. Kiev khá kiềm chế. Việc chính phủ tạm quyền ra lệnh rút quân khỏi Crimea cũng là thế vạn bất đắc dĩ, vì chẳng khác gì chấp nhận thực tế Crimea thuộc về Nga. Phương Tây và Nga đều không muốn cuộc khủng hoảng Ukraine tuột khỏi tầm kiểm soát. Chính quyết định của Washington, Berlin, Paris và có thể cả London nữa chứ không phải Kiev đã làm nguội các cái đầu nóng ở Ukraine.Có thể nói, Crimea là cuộc phản kích thứ hai của Nga chống lại quá trình Đông tiến của NATO. Cuộc phản kích đầu tiên là chiến tranh Grudia 2008. Crimea là điểm dừng lúc này.Nếu Nga tiến hành chiến tranh, sẽ tái diễn cuộc chiến sa lầy như ở Afghanistan với cái giá lớn hơn rất nhiều. Nên nhớ rằng, 10 năm Afghanistan đã làm Liên Xô “chảy máu”, là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ Liên Xô mấy năm sau.Mặt khác, Nga cần thời gian để “tiêu hóa” vấn đề Crimea và hóa giải cấm vận của phương Tây. Nga đã ngay lập tức củng cố sự hiện diện quân sự lên toàn bộ bán đảo Crimea trên Biển Đen; và trù tính biến Crimea thành đặc khu kinh tế, miễn thuế đến năm 2015.Về kinh tế, chưa nói đến các thiệt hại do các biện pháp cấm vận bước đầu gây ra, hàng năm Nga phải chi phí cho Crimea từ 3-5 tỷ USD để trang trải phúc lợi xã hội, thâm hụt ngân sách và xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm cả việc xây dựng một cây cầu bắc qua eo biển Kerch nối Crimea với Nga tốn nhiều tỷ USD. Khu vực này cũng sẽ cần những nguồn điện, nước và nhiên liệu mới. Vào lúc nền kinh tế Nga đang báo động đỏ.Nhưng Moskva sẽ tiếp tục sử dụng các đòn bẩy chính trị, ngoại giao, kinh tế (nhất là khí đốt) với Ukraine. Mặt khác, Kremlin vẫn làm cho phương Tây bán tín bán nghi về ý đồ tiếp theo của Tổng thống Putin. Cũng là để tạo thế mặc cả. Mặt khác, Nga cũng có nhiều động thái giảm căng thẳng với phương Tây.Và chúng ta đừng quên rằng Tổng thống Putin và Thủ tướng Merkel vẫn thường xuyên điện đàm. Họ là các bậc thầy của cuộc chơi chính trị, kế thừa truyền thống lịch sử địa-chính trị châu Âu và ý thức về tương lai của châu Âu. Chính trục Berlin - Moskva sẽ có tiếng nói quyết định đối với trật tự tương lai của châu Âu chứ không phải ai khác. Hãng tình báo tư nhân của Mỹ Stratfor hồi đầu năm nay dự báo: Đến năm 2034, mối liên kết Nga-Đức sẽ chi phối châu Âu và đe dọa vai trò lãnh đạo của Mỹ. Mỹ đang xoay trục sang châu Âu, nhân dịp này làm một công đôi việc: Vừa thiết lập liên minh mới kiềm chế Nga, vừa hạn chế vai trò của Đức và phá quan hệ gần gũi Nga-Đức./.
Nguyễn Nguyên - ToQuoc.gov.vn
Comments[ 0 ]
Post a Comment