Ruvr - Cuối năm 2013 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khởi xướng hai khái niệm - "Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa vĩ đại" và "Tuyến đường tơ lụa hàng hải”, minh chứng về quá trình đổi mới nghiêm túc trong chính sách khu vực và toàn cầu của CHND Trung Hoa.
Chiến lược này mang những hệ quả gì cho các nước láng giềng và khu vực?
Hiện thời chưa rõ hoàn toàn về động cơ “nội bộ” và các “siêu nhiệm vụ chiến lược” của đề án được nêu ra. Chỉ được biết những đường nét chung của đề án đường bộ. Cụ thể, Trung Quốc sẽ sử dụng dự trữ tài chính để tạo ra kiểu "vành đai kinh tế " của các nước từ Thái Bình Dương đến châu Âu, kể cả trước hết là Trung và Nam Á, vùng Kavkaz, sẽ trở thành đối tượng nhận hàng hóa, đầu tư, các dịch vụ cơ sở hạ tầng và dòng chảy lao động Trung Quốc. Tất cả những điều đó, theo khẳng định từ truyền thông chính thức của Trung Quốc, là để "đạt được cùng có lợi và cùng thắng cuộc”.
Liên quan đến phương án đường biển, khi phát biểu ngày 10 tháng 10 năm 2013 trong Nghị viện Indonesia, ông Tập Cận Bình nói rằng bởi kể từ thời xa xưa (từ thế kỷ XI T.C.N) Đông Nam Á đã là một đầu mối hàng hải quan trọng của Con đường Tơ lụa, nên Trung Quốc đề nghị hiệp lực tạo ra Con đường Tơ lụa mới trên biển, nhằm mục đích cùng thắng cuộc “cùng chung phát triển và thịnh vượng”.
Xin lưu ý rằng cả trong hai phương án đều xuất hiện thuật ngữ "cùng thắng cuộc”, mà theo ý tứ của nhà lãnh đạo Trung Quốc, sẽ phải trở thành "câu móc" hấp dẫn lôi kéo những đối tác tiềm năng hoặc đã sẵn có. Hơn nữa, "câu móc" khá ấn tượng. Ở đây đang nói về sự di chuyển dòng vốn tư bản hàng nhiều tỉ của Trung Quốc. Bắc Kinh hứa hẹn với các nước ASEAN rằng trong khuôn khổ tuyến đường biển "Con đường tơ lụa" đến năm 2020 sẽ nâng tầm thương mại song phương từ mức hiện tại 400 tỉ lên đến 1 nghìn tỷ dollar, còn đầu tư sẽ tăng 2,8 lần.
Cái gì thực sự đứng sau chiến lược “các tuyến đường tơ lụa"? Theo quan điểm của giới chuyên viên, Bắc Kinh đang chuẩn bị phân chia lại kinh tế thế giới từ Thái Bình Dương đến châu Âu. Minh chứng về điều này là bản thân quy mô của các dự án tơ lụa, bao trùm cả biển cũng như phần lục địa Á-Âu. Đề án mà Hoa Kỳ tích cực thúc đẩy hiện nay, - Đối tác xuyên Thái Bình Dương – chính là nhằm chống lại mục đích của Trung Quốc toan gạt người Mỹ ra khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong trường hợp thực thi thành công, “Chiến lược tơ lụa" có thể là vũ khí hiệu quả để kiềm chế Hoa Kỳ và đẩy bật người Mỹ ra ngoại vi Đại Tây Dương.
Ngay hôm nay đã có thể thấy rằng dự án mới nhất của Bắc Kinh là một phần trong tổng thể chiến lược tạo dựng siêu cường Trung Quốc. Hiện thực bây giờ khác với chính sách thận trọng của những nhà lãnh đạo Trung Quốc lớp trước về xây dựng một "thế giới hài hòa" và "môi trường hài hòa”. Về hình thức nó thực sự là một kiểu “tái hiện lịch sử” làm sống lại “thời phục hưng vĩ đại của nền văn minh Trung Hoa cổ đã khai mở "Con đường tơ lụa" dẫn sang phương Tây cách đây 2.000 năm. Về nội dung kinh tế, ngoài sự bão hòa quá mức theo phương pháp hứa hẹn trao đổi và buôn bán, ở đây nói về sự quyết đoán, sắc bén và chiến lược năng động. Thêm vào đó là hàng loạt nhiệm vụ thực dụng - "trấn an” các nước ASEAN có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, thâm nhập những thị trường năng lượng mới và v.v...
Nói cách khác, cả chiến lược toàn cầu và khu vực, mọi thứ nhìn bề ngoài đều khá thuyết phục và hợp lý. Nhưng như đã rõ, từ những khẩu hiệu châm ngôn đẹp đẽ đến thực tế là cả khoảng cách lớn và con đường dài. Việc không chỉ ở chỗ Trung Quốc có vượt qua thành công hay chăng. Điều chính yếu liên quan đến cả hai phương án – trên đất liền (mặc dù ở đây có nhiều kết quả và thành tựu) cũng như đặc biệt là trên biển (ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương), lại chính là nơi mà qua mỗi năm Trung Quốc càng có thêm nhiều đối thủ. Và chẳng “lợi ích chung, thắng cuộc chung” nào có thể thuyết phục được những đối thủ này.
Comments[ 0 ]
Post a Comment