Theo Global Times, việc máy bay Malaysia mất tích có thể làm dịu căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trên Biển Đông.
Lực lượng không quân Việt Nam đứng trước một chiếc phi cơ tại sân bay Tân Sơn Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 9/3 trước khi tiến tới khu vực giữa Việt Nam và Malaysia, nơi chiếc phi cơ Boeing 777 mất tích vào rạng sáng thứ bảy (8/3).
Trước đó, chiếc máy bay Boeing 777-300 của hãng hàng không Malaysia mang theo 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn đã mất liên lạc ở Biển Đông vào rạng sáng ngày 8/3 khi đang bay từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Global Times (Hoàn cầu Thời báo - một phụ trương của Nhân dân Nhật báo) nhận định rằng sự mất tích của chiếc máy bay này có thể làm dịu tình hình căng thẳng ở Biển Đông, khi các nước cùng nhau chống khủng bố.
Một nhóm khủng bố ở Trung Quốc tự xưng là “Lữ đoàn Tử vì đạo” đã gửi một tuyên bố bằng PDF cho nhiều nhà báo Trung Quốc vào ngày 9/3 rằng: “Nếu các người giết một thân quyến của chúng tôi, chúng tôi sẽ giết chết 100 người để trả thù”. Chúng tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ chuyến bay mang số hiệu MH307 mất tích. Tuy nhiên, đến nay, các cơ quan truyền thông và các nhà phân tích vẫn hoài nghi về tính xác thực của thông tin này.
Các nhà chức trách không loại trừ bất cứ khả năng nào, bao gồm cả khủng bố, nhất là sau khi phát hiện hai hành khách có mặt trên chuyến bay sử dụng hộ chiếu đánh cắp. Hai người khác cũng nằm trong diện tình nghi trong khi chính phủ Malaysia đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan quốc tế, bao gồm FBI, để điều tra vụ mất tích bí ẩn này. Trung Quốc cũng cử các chuyên gia an ninh và chuyên gia chống khủng bố hỗ trợ công tác điều tra.
Mặc dù vậy, bất kể đây có phải là một vụ khủng bố hay không, các hoạt động phối hợp chống khủng bố giữa các nước vẫn diễn ra trên Biển Đông, bao gồm các cuộc diễn tập trận chung.
Kể từ khi chuyến bay mang số hiệu MH307 mất tích, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Phillipines và nhiều quốc gia khác đã gạt bất đồng một bên, cùng huy động tàu, máy bay và các đội cứu hộ tham gia hoạt động tìm kiếm và cứu nạn. Trong khi căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông chưa thể giải quyết trong thời gian ngắn, việc các nước phối hợp với nhau như thế này sẽ góp phần xây dựng lòng tin.
Song Tú - ĐSPL (Theo WantChinaTimes)
Comments[ 0 ]
Post a Comment