Sự lựa chọn của Ấn Độ trong tranh chấp Biển Đông
Thursday, March 20, 2014
Tranh chấp Biển Đông là nơi sản sinh ra cuộc cạnh tranh quyền lực rất lớn giữa Mỹ và Trung Quốc, đặt ra câu hỏi nghiêm túc về tính khả thi của các kiến trúc an ninh kiểu trung tâm và nan hoa (hub and spoke model) của Hoa Kỳ trong quan hệ với Đông Á. Đáng chú ý, các kiến trúc an ninh kiểu trung tâm và nan hoa với thể chế tự do được Mỹ tạo ra ở Đông Á trong thời kỳ hậu Chiến tranh không chỉ có ý nghĩa chống lại sự bành trướng của Cộng sản Liên Xô mà quan trọng hơn là để trói buộc các nước vào hệ thống liên minh kiểu nan hoa: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan, Úc và Đài Loan - vào một hệ thống quan hệ song phương chặt chẽ. Cụ thể hơn, mô hình này nhằm loại bỏ một nước Nhật Bản quân phiệt và biến quốc gia này thành một quốc gia hòa bình trong khi Hoa Kỳ lại được duy trì các căn cứ quân sự của mình nhằm chống lại khối Cộng sản.
Với sự biến mất của các mối đe dọa mang tên Liên Xô, kiến trúc an ninh trung tâm và nan hoa của Mỹ có nguy cơ sụp đổ. Nhưng nó đã đã không sụp đổ. Thay vì như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ hồi sinh quan hệ đồng minh với Nhật Bản và gần đây họ đã tái cân bằng lại mối quan tâm của mình trong khu vực Đông Á trong chính sách trọng tâm của mình. Mỹ tìm cách tiếp cận với các đối thủ cũ như, Myanmar và Việt Nam, vì các nước này là những mắt xích không thể thiếu trong chiến lược trọng tâm này. Những điều chỉnh của Hoa Kỳ là nhằm trả đũa lại việc Trung Quốc thành lập khu Nhận Diện Phòng Không (AIDZ) trên biển Hoa Đông và các mối đe dọa đặt ra khi Trung Quốc có các hành động quyết đoán hơn và thành lập ADIZ trên Biển Đông. Trên thực tế, ADIZ một mặt là thể hiện sự trỗi dây và sự quyết đoán của Trung Quốc, mặt khác là nhằm thử thách Hoa Kỳ với vai trò là kẻ bảo lãnh nền an ninh của khu vực Đông Á.
Những tình huống trên đã đặt Mỹ vào tình trạng rất khó xử. Phải thể hiện được độ tin cậy trước việc các đồng minh bị Trung Quốc gây hấn. Tuy nhiên, gây thêm sự thù địch với Trung Quốc không phải vì lợi ích của Mỹ, khi mà hai nền kinh tế này càng gắn bó chặt chẽ với nhau một cách sâu sắc hơn. Mỹ trong thâm tâm vẫn muốn các đồng minh của mình giữ nguyên hiện trạng và không mở rộng lãnh thổ và một Trung Quốc không làm ảnh hưởng đến hòa bình khu vực. Nhưng các nước trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, Philippines và Việt Nam, với quá khứ lịch sử họ bị thống trị nên họ cực kỳ nhạy cảm về vấn đề chủ quyền và do đó họ không bao giờ từ bỏ tuyên bố mang tính chủ nghĩa dân tộc của mình.
Hoa Kỳ cũng có những sự lựa chọn khác như việc sẽ chia sẻ quyền lực với Trung Quốc trong việc quản lý trật tự Đông Á như sáng kiến G-2 được đưa ra trong năm 2009. Nhưng lựa chọn này chắc chắn sẽ làm giảm sút nghiêm trọng uy tín của Hoa Kỳ và sẽ làm Nhật Bản trở thành nước quân phiệt. Hơn nữa, Shinzo Abe đã gợi ý rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sẽ không thể bảo đảm cho một mối quan hệ hòa bình. Với kịch bản này thì sẽ đẩy khu vực đến độ cạnh tranh rất cao. Ngoài ra còn có một câu hỏi đối với khu vực Đông Á rằng nếu Mỹ không trợ giúp các đồng minh thì, họ sẽ lựa chọn điều gì?
Trong khi Ấn Độ không phải là một bên tranh chấp của khu vực nhưng đã bị lôi vào cuộc vì "Chính sách Hướng Đông" của mình. Do đó, Ấn Độ bắt buộc sẽ phải tìm cách để thoát khỏi cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường hiếu chiến như Trung Quốc, những gì diễn ra đang tương tự như cuộc xung đột lưỡng cực Chiến Tranh Lạnh. Đối với Ấn Độ, thay vì giữ chức năng như một cực xoay trong cuộc cạnh tranh quyền lực Mỹ - Trung Quốc, tương tự như những gì Trung Quốc đã làm trong những năm 1970 và những năm 1980 khi phải lựa chọn phải đi theo một trong hai quyền lực, lựa chọn chiến lược tốt nhất là tạo nên thế đa cực - một cực thứ ba. Cực thứ ba này sẽ bao gồm, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines và Nhật Bản, từ đây sẽ cho phép các bên có thể tạo ra một không gian chiến lược trong thế rối loạn lưỡng cực (bipolarism) Mỹ-Trung.
Mỹ cần phải giữ được vị trí tiên phong, sự hiện diện của cực thứ ba sẽ tạo cho Trung Quốc sự nghi ngờ và sẽ gây ra sự sụp đổ cuối cùng của cực Trung Quốc... Thứ hai, sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với khu vực vượt ra ngoài cả lý do là nước bảo đảm an ninh cho các đồng minh, có thể thấy điều hiển nhiên trong mối quan hệ không rõ ràng với Nhật Bản và Đài Loan. Thứ ba, việc Ấn-Mỹ hợp tác nhằm chống lại Trung Quốc sẽ biến sức nóng của mối quan hệ Trung-Pakistan hướng vào chính Ấn Độ. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không phá rối cực thứ ba, cực sẽ ngăn chặn Trung Quốc và bảo vệ lợi ích của Mỹ trong khu vực bằng cách chia sẻ chiếc áo an ninh với các đối tác liên minh của mình và các nước thân thiện.
Việt Nam và Philippines nên là thành viên của cực thứ ba khi họ là những nạn nhân trong sự hiếu chiến của Trung Quốc và có lợi ích chung trong việc chống lại Trung Quốc với các tuyên bố chủ quyền ngang ngược ở Biển Đông. Sự hiện diện của Nhật Bản là rất quan trọng, và New Delhi đã đưa mối quan hệ với Tokyo vào trung tâm trong Chính sách Hướng Đông của mình. Quan trọng hơn, là chính sách đối ngoại và bản thân Nhật Bản, chính quyền Shinzo Abe đang chuẩn bị hướng tới một Nhật Bản ''bình thường'', bằng cách thay đổi Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản trong vai trò quân sự của Nhật Bản. Một Nhật Bản "bình thường" cũng là một lợi ích của Ấn Độ, không chỉ để chống lại sự hiếu chiến của Trung Quốc mà còn để củng cố Chính Sách Hướng Đông của Ấn Độ.
Tóm lại, trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc có sự cạnh tranh quyền lực rất lớn đang diễn ra, việc tạo ra một thế đa cực - cực thứ ba sẽ cho phép Ấn Độ giữ được quyền tự chủ chiến lược và đồng thời tránh bị hút vào tình trạng thù địch Mỹ-Trung. Quan trọng hơn, cực thứ ba sẽ có Nhật Bản đi cùng thuyền, từ đây sẽ cho phép Ấn Độ có thể duy trì áp lực ở khu vực ngoại vi Trung Quốc và chống lại thách thức Trung-Pakistan...
Abanti Bhattacharya, Phó Giáo sư, Khoa Nghiên cứu Đông Á, Đại học Delhi - Eurasiareview
Tags:
Biển Đông,
VietNam-India
Comments[ 0 ]
Post a Comment