Hiện nay, Nga xuất khẩu các sản phẩm quân sự đến hơn 60 quốc gia. Các quốc gia nhập khẩu chính các sản phẩm quân sự từ Nga trong năm 2011 là: Afghanistan, Algeria, Argentina, Armenia, Azerbaijan, Brazil, Chad, Trung Quốc, Síp, Congo, Ecuador, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Iraq, Ecuador, Kazakhstan, Kuwait, Venezuela, Thái Lan, Syria và Việt Nam, các quốc gia đối tác chiến lược truyền thống lớn của Nga trong lĩnh vực này là Ấn Độ và Trung Quốc.
Một trong những ưu tiên để mở rộng ảnh hưởng địa chính trị và thị trường vũ khí mới là về quân sự, chính trị, cùng một số mặt về kinh tế.
Nga đang là quốc gia đứng đầu và điều khiển hầu như tất cả các phân khúc của thị trường vũ khí thế giới. Sự cạnh tranh mạnh nhất là trong lĩnh vực máy bay chiến đấu. Các máy bay chiến đấu xuất khẩu của Nga như Su-27, Su-30, MiG-29 đang có sự cạnh tranh khốc liệt với các máy bay chiến đấu của Mỹ như F-16, F-18, F-22, của Pháp là Rafale, Thụy Điển là Gripen. Trong lĩnh vực trực thăng xuất khẩu đáng nói là các máy bay Ka-52, Mi-35, Mi-8, Mi-17.
Nhiều đồn đoán cho rằng Việt Nam đã đặt mua xe tăng T-90MS của Nga
Các xe tăng Nga nổi bật trên thị trưỡng vũ khí thế giới là T-72, T-80, T-90, xe bọc thép hạng nhẹ như BMP-2, BMP-3, vv. Trong phân khúc phòng không, các hệ thống điển hình như S-300, Buk, Pantsir...
Trong hải quân, Nga cũng đang đứng đầu về việc cung cấp tàu chiến và các trang thiết bị vũ khí liên quan cho lực lượng hải quân các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, mặc dù thị trường vũ khí của Nga rộng, trang bị vũ khí có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, nhưng Nga không phải luôn luôn thắng thầu trong các cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các trang bị vũ khí Nga trên thị trường vũ khí toàn cầu, Nga cần giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất, Nga cần thiết phải cắt giảm thời gian từ thời điểm ký hợp đồng cung cấp vũ khí đến khi giao hàng, cũng như cung cấp các phụ tùng thay thế đến bảo dưỡng và các dịch vụ sau bán hàng.
Thứ hai, Nga cần phải tăng cường sự hỗ trợ đối với các khu phức hợp công nghiệp-quân sự Nga. Thành công của ngành công nghiệp quốc phòng phụ thuộc vào việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cùng khối lượng hợp đồng xuất khẩu và trang bị cho quân đội. Hiện nay Nga có khoảng 1.700 các công ty và tổ chức trong lĩnh vực quân sự. Các doanh nghiệp có các trang thiết bị công nghệ trên 10 năm chiếm khoảng 80%, và trên 20 năm khoảng 60%. Các trang thiết bị hiện đại liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm đã giảm liên tục trong 6 năm qua, từ 70-35%.
Các nhà nghiên cứu trang bị vũ khí của Nga thấp hơn so với Mỹ 15 lần và 25 lần so với châu Âu. Tình hình tài chính khó khăn của các doanh nghiệp và các tổ chức công nghiệp quốc phòng trong những năm qua đã dẫn đến một sự suy giảm đáng kể số lượng các chuyên gia Nga trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Cần lưu ý rằng, trong những năm 90 thì Liên Xô đã có một tiềm lực khoa học kỹ thuật rất mạnh. Tuy nhiên sau khi sụp đổ, đã có sự suy giảm rất nghiêm trọng trong lĩnh vực phát triển khoa học và công nghệ. Từ đó dẫn đến sự mất mát trong một số lĩnh vực quan trọng, các cơ sở vật chất kỹ thuật xuống cấp, lương của các cán bộ khoa học kỹ thuật sụt giảm.
Hôm nay, có hơn 30% các doanh nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng đang tiến hành đổi mới. Trong đó có các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hàng không, điện tử... họ đã nghiên cứu sáng tạo mở rộng các sản phẩm, nâng cao chất lượng, sử dụng các linh kiện và vật liệu hiệu quả hơn. Trong ngành công nghiệp đóng tàu cũng đang triển khai việc đổi mới, chủ yếu là trong lĩnh vực công nghệ, phương pháp sản xuất mới, cùng với việc cho ra đời các sản phẩm với công nghệ mới nhằm giảm chí phí vật liệu trong sản xuất.
Một phái đoàn quân sự Việt Nam đến thăm một đơn vị quân đội Nga vào tháng 10 năm 2012
Yếu tố chính cản trở quá trình đối mới của ngành công nghiệp quốc phòng Nga là kinh tế, phần lớn các doanh nghiệp quốc phòng thiếu nguồn ngân quỹ riêng. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp nếu muốn nghiên cứu phát triển sản phẩm đều cần đến doanh nghiệp thứ hai, đó là yếu tố chính làm chậm lại quá trình đổi mới và thiếu sự hỗ trợ tài chính từ nhà nước.
Thời kỳ kinh tế khó khăn, thiếu vốn đã hạn chế các doanh nghiệp đổi mới và cho ra đời các sản phẩm mới. Trong khi đó công tác chế tạo các sản phẩm mới cho ngành công nghiệp quốc phòng lại thiếu các chuyên gia có trình độ, thiếu thông tin về các yêu cầu mới của thị trường mới và công nghệ mới.
Hiện nhà nước Nga cũng đang thiếu các văn bản quy phạm pháp luật và pháp lý để điều chỉnh các hoạt động đổi mới, loại bỏ hoặc tìm giải pháp khác cho các cơ sở kém phát triển đổi mới...
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp quốc phòng Nga trên thị trường vũ khí thế giới, rất cần quan tâm đến các chương trình bồi thường hợp đồng.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch thăm Nga tháng 4 năm 2016
Đối với các quốc gia xuất khẩu trang thiết bị vũ khí, hiện nay một trong những mục tiêu chính để dành được các hợp đồng quân sự là các chương trình bồi thường cho khách hàng và tìm kiếm các phương thức hiệu quả để tiếp thị các sản phẩm quân sự.
Các chương trình bồi thường sẽ góp phần vào việc duy trì và phát triển trong hợp tác kỹ thuật-quân sự, cùng đó giải quyết một loạt các vấn đề lớn về kinh tế và chính trị. Ngoài ra còn cung cấp thêm việc làm, dòng ngoại tệ mạnh sẽ trở thành một công cụ để mở rộng và tăng cường ảnh hưởng của mình tại nước ngoài.
Việc cung cấp các khoản tín dụng cho khách hàng cũng là một phương cách để bán các sản phẩm quân sự. Trong khi đó cho thuê là một trong những hình thức thú vị nhất trong việc xuất khẩu vũ khí. Thứ nhất, quốc gia xuất khẩu (cho thuê) vẫn nắm giữ công nghệ trong tay; thứ hai, nước xuất khẩu vẫn sẽ có một sự hiện diện tại quốc gia thuê, điều này sẽ cung cấp cho quốc gia xuất khẩu các lợi ích về địa chính trị.
Cần lưu ý rằng, cả thế giới đang bước vào kỷ nguyên công nghệ thứ sáu, khoảng 25 đến 30 năm nữa công nghệ thứ sáu sẽ chi phối sự phát triển của các nền kinh tế. Theo phát biểu của các lãnh đạo Nga, hiện nay phần lớn năng lực sản xuất của nước Nga đang ở giai đoạn công nghệ thứ tư, là những thành tự nổi bật của Liên Xô. Và nếu Hoa Kỳ đang có trong tay 60% năng lực ngành công nghiệp hoạt động ở giai đoạn thứ năm, như vậy chúng ta (Nga) chỉ có 10% năng lực thứ năm tương tự Mỹ.
Đây là lý do tại sao chúng ta cần thực hiện một bước nhảy vọt về chất đến năng lực công nghệ thứ sáu, cần phải bỏ qua giai đoạn thứ năm, đó là chiến lược quan trọng đối với chúng ta. Các lĩnh vực cơ bản của nền tảng công nghệ thứ sáu như công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ gen, công nghệ màng lượng tử, công nghệ nano điện tử, lượng tử ánh sáng phân tử, vật liệu nano và các lớp phủ cấu trúc nano... Không chỉ ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, công nghệ thứ sáu sẽ áp dụng nhiều các lĩnh vực dân sự và các phương tiện sản xuất sẽ được thực hiện ở các nhà máy được gọi là nhà máy kỹ thuật số.
90% vũ khí Nga đang giúp Việt Nam bảo vệ độc lập chủ quyền
Rõ ràng Nga sẽ phải cần một lực lượng nhân lực mới, Bộ Giáo dục và các bộ ngành liên quan cần thực hiện những giải pháp ưu tiên cho vấn đề này.
Muốn quốc gia mình có nền khoa học kỹ thuật phát triển cao thì càng cần nhiều các chuyên gia có trình độ cao, có nhiều khả năng đột phá trong khoa học. Trên thế giới hiện nay, kiến thức đã trở thành một loại vũ khí không kém phần quan trọng so với các loại vũ khí thông thường khác. Việc đưa vào sử dụng một loạt các ứng dụng của nền công nghệ thứ sáu, cùng với việc đổi mới các hoạt động của không chỉ trong ngành công nghiệp quốc phòng mà còn cả trong lĩnh vực dân sự, từ đây sẽ giúp Nga không chỉ mở rộng các mối quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự, mà còn giúp tăng cường sức mạnh địa chính trị của Nga.
Tác giả: Giáo sư, Tiến sĩ, cựu Đại tá Vyacheslav V. Baskakov,
Giáo sư, Tiến sĩ, Đại tá Sergey Fedoseyev
Theo Độc Lập
Comments[ 0 ]
Post a Comment