Trung Quốc - Một cú đáp không làm nên chiến hạm

10:52:00 AM |
Chủ Nhật tuần qua lãnh đạo Trung Quốc đã thông báo rằng lần đầu tiên chiếc máy bay chiến thuật J-15 của họ đã đáp lên tàu sân bay Liêu Ninh. Thông tin này không mấy ai ngạc nhiên. 


J-15 đáp xuống tàu sân bay Liêu Ninh
Chiếc tàu sân bay này đã nhận nhiệm vụ gần một năm nay và đã có một loạt các chuyến đi thử để chuẩn bị tiến hành các hoạt động vận hành cho máy bay. Cho chiếc J-15 đáp giữa biển thể hiện rằng không có sự 'trình diễn lực lượng' nào đáng kể. Nhưng thực tế đây lại là một cột mốc rốt cuộc là để thể hiện sức mạnh, và là một cột mốc ở quy mô khiêm tốn.
Quân đội Trung Quốc (PLA) thường có thói quen thử nghiệm và đánh giá các vũ khí ngoài tầm mắt của công chúng, và điều này khiến cho những người bên ngoài khó đo lường được mức độ tiến bộ của quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng thân tàu và máy móc đã đạt được sự sẵn sàng ở mức độ tiêu chuẩn chấp nhận được.
Bây giờ có thể chuyển trọng tâm sang mặt nhân sự. Rất nhiều hải quân trong quá khứ đã hạ thủy các tàu sân bay. Nhưng rất ít trong số đó chuẩn bị lực lượng nhân sự một cách dễ dàng hoặc nhanh chóng. Thành công đã không đến với họ -- và Hải quân Trung Quốc cũng có thể không phải ngoại lệ.
Đôi khi, rào chắn là do quan liêu. Chẳng hạn như trong những năm 1920-1930, chính phủ Anh đã buộc Binh chủng Không quân Hải quân Hoàng gia Anh chuyển sang một hệ thống rất khó là 'điều khiển song song'. Bộ Hải quân Anh chịu trách nhiệm về Hải quân Hoàng gia và Bộ Không quân phụ trách Không lực Hoàng gia - lực lượng vận hành trên bờ - buộc phải thống nhất với nhau về mọi tiến bộ trong đội bay của hải quân.
Giáo sư Geoff Till của Đại học King lưu ý, "trong lĩnh vực con người, việc điều khiển song song giảm bớt dòng người tuyển mộ vào Binh chủng Không quân Hải quân Hoàng gia Anh, và làm cản trở thăng tiến của họ". Cả về mặt vũ khí hạng nặng và con người, không quân của hải quân vẫn là 'con ghẻ' trong các nhiệm vụ có tính chất cấp thiết và lớn lao, chẳng hạn như ném bom chiến thuật và chiến đấu phòng không. Liệu Bắc Kinh có giải phóng binh chủng không quân hải quân của mình khỏi các vận hành mang tính quan liêu vốn gây cản trở tới phát triển chung hay không vẫn là một điều cần xem xét.
Đôi khi thì văn hóa lại là một yếu tố xen vào. Chẳng hạn, Hải quân Đế quốc Nhật Bản (IJN) có vẻ như đã bị đóng hộp trong một trạng thái tâm lý phường hội đối với phi cơ và đội phi công chiến đấu. Các quan chức Nhật bị ám ảnh về mặt chất lượng nhưng lại thiệt hại về mặt số lượng. Williamson Murray và Allan Millett đã chỉ ra trong suốt Thế chiến II, IJN mất tất cả 15 tháng để huấn luyện một người lái máy bay. Còn Hải quân Mỹ mất 18 tháng trong khi luân chuyển các phi công thông qua các chiến trường để tiết kiệm thời gian trong các điều kiện chiến đấu.
Kết quả là: Hải quân Mỹ có thể thay thế các phi công và máy bay bị thiệt hại trong giao chiến. Khi chiến tranh kéo dài, Nhật có thể sản xuất thêm máy bay nhưng lại có ngày càng ít phi công để điều khiển. IJN cũng không thể truyền đạt lại kinh nghiệm chiến đấu cho nhóm huấn luyện. Các phi công dày dạn kinh nghiệm vẫn ở hạm đội cho tới khi họ bị bắn hạ trên trời chứ không được luân chuyển về Nhật để huấn luyện đội ngũ kế cận.
Liệu Bắc Kinh có tránh được các thực tế nêu trên không vẫn là một câu hỏi mở. Nếu không, Hải quân của PLA sẽ rất lâu mới có thể đạt được một đội bay dày dặn kinh nghiệm. Và cuối cùng, yếu tố kỹ thuật cũng có thể can thiệp. Việc phóng và thu máy bay từ một 'sân bay nổi' không phải là ngón điêu luyện dễ làm.
Robert Rubel - chủ nghiệm ngành nghiên cứu chiến tranh hải quân - nhắc lại rằng Hải quân Mỹ đã mất 776 và phi công chỉ trong riêng một năm 1954. Liệu PLA có trải qua được những khó khăn gian khổ ở mức độ đó không? Công nghệ đã tiến triển rất nhiều kể từ những năm 1950, trong khi phi công và lính thủy của Trung quốc có thể học từ các thất bại trước đó của hải quân của họ. Nhưng khó có thể tin rằng lịch sử sẽ miễn trừ cho Hải quân Trung Quốc các cạm bẫy về quan liêu, văn hóa và công nghệ.
Nhưng chiến lược gia Clubber Lang một lần từng nói: "Dự đoán gì ư? Rất đau đớn đấy!".
  • Lê Thu (theo Diplomat)
Read more…

Hải quân Trung Quốc nói gì về phi cơ tàu sân bay?

9:42:00 AM |
Không lâu sau khi J-15 có lần cất hạ cánh thành công đầu tiên trên tàu sân bay Liêu Ninh, quan chức Hải quân Trung Quốc đã phát biểu về sự kiện này.

 Trương Quân Xã, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Hải quân Quốc gia Trung Quốc đã chấp nhận tham gia một cuộc phỏng vấn của tờ Nhân dân nhật báo.

Theo ông Trương, việc J-15 có thể cất hạ cánh thành công trên tàu Liêu Ninh mang "một ý nghĩa tuyệt vời đối với sức mạnh Hải quân Trung Quốc".

Điều này chứng tỏ các máy bay trong tương lai có thể hoạt động tốt trên Liêu Ninh, nâng cao sức mạnh cho con tàu sân bay cũ được mua lại từ Ukraine.

Nhân dân nhật báo dẫn lời ông Trương nói việc vận hành trong tương lai của tàu Liêu Ninh và các máy bay J-15 sẽ "đem lại một diện mạo mới cho Hải quân Trung Quốc".

J-15 được nói là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3 theo tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu, với khả năng chiến đấu với các mục tiêu trên biển và trên không trong khi di chuyển với tốc độ siêu âm.

Hải quân Trung Quốc nói gì về phi cơ tàu sân bay?
Máy bay chiến đấu J-15 trên sàn tàu Liêu Ninh

J-15 cũng được trang bị các hệ thống tên lửa chống hạm tầm xa và tên lửa không đối không do Trung Quốc tự sản xuất.

Theo Nhân dân nhật báo, J-15 có khả năng hoạt động trong phạm vi 3.000 km mà không cần tiếp nhiện liệu. Nếu đây là thông tin chính xác thì máy bay này đã có được khả năng chiến đấu tầm xa khá tốt.

Hiện nay, tàu Liêu Ninh vẫn đang được sử dụng để thử nghiệm các nghiên cứu quân sự đồng thời phục vụ đào tạo thủy thủ.

Sau cuộc thử nghiệm thành công của J-15, Liêu Ninh sẽ được Hải quân kiểm tra thêm nhiều hạng mục khác.

Quá trình này sẽ được thực hiện song song với việc đào tạo các thủy thủ cho tàu sân bay.

Cũng trong bài phỏng vấn với Nhân dân nhật báo, Trương nói khi được chính thức đưa vào hoạt động, Liêu Ninh sẽ có những "đóng góp rất lớn cho nền hòa bình thế giới".

Theo đó, con tàu sẽ thực hiện được các nhiệm vụ cứu hộ nhân đạo do có cả trực thăng và phản lực trên sàn.

"Liêu Ninh và các máy bay của nó có thể cung cấp lương thực, trang thiết bị y tế cũng như các nhân viên cứu hộ trong các nhiệm vụ nhân đạo quốc tế", Trương nói.

Trong khi ca ngợi khả năng của J-15, trang web tìm kiếm lớn nhất của Trung Quốc là baidu.cn thừa nhận nó được phát triển trên nền tảng của J-11, được "cải biến từ Su-33 Nga".

Báo chí Trung Quốc chỉ nói việc J-15 cất, hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh do Tập đoàn máy bay Thẩm Dương thực hiện, nhưng không nói cụ thể J-15 được sản xuất ở đâu.

Theo phỏng đoán của cư dân mạng Trung Quốc, J-15 không ngẫu nhiên được Tập đoàn máy bay Thẩm Dương thử nghiệm cất, hạ cánh. Theo đó, J-15 được sản xuất tại đây, tất nhiên là theo dây chuyền sản xuất bí mật.

Năm ngoái, J-11, máy bay tàng hình đầu tiên của Trung Quốc bị chụp ảnh và lan truyền trên Internet, có thông tin nói rằng người chụp ảnh là nhân viên sân bay quân sự và đã bị tù do "tiết lộ bí mật quốc gia".


VTC News
Read more…

Bài thử lửa của TQ với hộ chiếu ‘lưỡi bò’

5:41:00 AM |
Sau khi Mỹ tuyên bố sẽ đề cập vấn đề với Bắc Kinh, Trung Quốc dường như tìm cách xoa dịu nỗi bất bình của các láng giềng về tấm hộ chiếu mới gây tranh cãi.


Hộ chiếu mới của Trung Quốc in hình bản đồ 9 đoạn (đường lưỡi bò) thể hiện tuyên bố chủ quyền của nước này với hầu hết Biển Đông - nơi nhiều quốc gia Đông Nam Á cũng khẳng định chủ quyền; đồng thời bao gồm cả hai khu vực tranh chấp với Ấn Độ. Hình bản đồ trong hộ chiếu đã khiến nhiều nước trong khu vực phản đối mạnh mẽ.
Trang 8 của tấm hộ chiếu mới Trung Quốc in bản đồ “lưỡi bò”. Ảnh: AP

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng: "Hình ảnh trên hộ chiếu không nên bị diễn giải thái quá. Trung Quốc sẵn sàng duy trì thông tin với các nước có liên quan và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh trong trao đổi giữa nhân dân Trung Quốc và các nước”.

Đu dây

Bình luận của người phát ngôn họ Hồng xuất hiện sau khi phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói sẽ đưa vấn đề này ra với Bắc Kinh. Bà nhấn mạnh, bản đồ “gây ra căng thẳng và bất an giữa các nước có liên quan ở Biển Đông” cho dù Trung Quốc có quyền thiết kế hộ chiếu theo ý muốn nhưng không được "gây thù địch giữa các nước mà chúng tôi muốn chứng kiến họ ngồi lại đàm phán với nhau".

Theo các quan chức và chuyên gia khu vực, tranh cãi trên dường như không gây ảnh hưởng lớn trong quan hệ giữa Trung Quốc và các nước châu Á khác. Nhưng nó cung cấp một cái nhìn về những căng thẳng phát sinh khi Trung Quốc trỗi dậy kể cả về quân sự và kinh tế, cũng như gia tăng quả quyết về vấn đề chủ quyền lãnh thổ.

Lãnh đạo Trung Quốc đang “đu dây” trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ khi vừa phải tránh đổ vỡ quan hệ kinh tế vừa đương đầu với áp lực dân tộc chủ nghĩa ngày càng gia tăng trong nước. Các cuộc biểu tình xảy ra ở Trung Quốc hồi tháng 9 liên quan tới tranh chấp với Nhật về một quần đảo ở biển Hoa Đông thậm chí có lúc vượt khỏi tầm kiểm soát khiến quan chức Trung Quốc phải kêu gọi kiềm chế cho dù có lên tiếng phản đối lập trường của Tokyo.

Các tranh cãi về hộ chiếu mới đã gây ra nhiều bất tiện cho các du khách Trung Quốc khi đi lại trong khu vực. David Li, một người làm việc trong công nghiệp sản xuất giày dép đã gặp khó khăn với tấm hộ chiếu mới. Anh cho rằng: “Chính phủ nên tích cực hội đàm với các nước có liên quan, nếu không, người dân cần đi ra nước ngoài cuối cùng sẽ chịu ảnh hưởng”.

Việt Nam và Philippines đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ về hộ chiếu Trung Quốc in kèm cả “đường lưỡi bò” phi pháp không được quốc tế công nhận.

Ảnh: Reuters

Ấn Độ cũng đã khẩn trương in hình bản đồ của mình lên hộ chiếu của khách nhập cảnh từ Trung Quốc. Người phát ngôn bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định. "Mỗi nước đều có quyền xác định ranh giới của họ. Phía Trung Quốc đã thể hiện quan điểm của họ về ranh giới, chúng tôi cũng có quan điểm riêng của mình”.

Gây tổn hại

Tuyên bố chủ quyền lãnh thổ là một vấn đề lớn tại cuộc gặp ASEAN ở Phnom Penh, Campuchia tuần trước - nơi Tổng thống Mỹ Obama lên tiếng ủng hộ nỗ lực của nhiều nước thành viên tiến hành một thỏa thuận khu vực với Trung Quốc. Trong khi đó Bắc Kinh khăng khăng đòi tranh chấp chỉ nên giải quyết với từng nước có liên quan.

"Trong khi có thể là cường điệu khi coi tấm hộ chiếu mới của Trung Quốc là một hành động khiêu khích, thì bản thân nó đang gây tổn hại cho quan hệ ASEAN - Trung Quốc, và sẽ đổ thêm dầu vào tình hình căng thẳng ở Biển Đông”, Tang Siew Mun, giám đốc nghiên cứu chính sách đối ngoại và an ninh tại Viên Nghiên cứu quốc tế và chiến lược ở Malaysia nói.

Trác Đào Hùng, chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc ĐH Bắc Kinh nói, khó có thể lý giải được nguyên nhân thực sự khiến các nhà chức trách Trung Quốc quyết định in bản đồ lên hộ chiếu. "Chúng tôi có các cơ quan khác nhau, các cá nhân khác nhau", ông khẳng định. "Một số người cho rằng việc này là rất tốt, nhưng trên thực tế có thể không phải luôn là như vậy".

Thẩm Đinh Lực, giáo sư quan hệ quốc tế tại ĐH Phúc Đán Trung Quốc thì cho rằng, bản đồ trên hộ chiếu mới là phản tác dụng với quan điểm của Trung Quốc.

Thái An (theo Wall Street Journal)
Read more…

Trung Quốc với bài “mưa dầm thấm đất”

6:09:00 AM |

Bắc Kinh không chỉ muốn đặt sự đã rồi nhằm thâu tóm biển Đông mà còn cố ý hủy hoại nỗ lực của cộng đồng quốc tế.

Những ngày qua, việc Trung Quốc (TQ) in “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu mới của nước này không chỉ hứng chịu sự chỉ trích dữ dội từ các bên tranh chấp tại biển Đông mà còn khiến cộng đồng quốc tế quan ngại. Đây là diễn biến mới nhất sau một chuỗi các hành động của Bắc Kinh nhằm hợp thức hóa bản đồ phi pháp này.
“Tằm ăn dâu”
Trả lời Thanh Niên, chuyên gia Swee Lean Collin Koh, thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (RSIS) ở Singapore, nhận xét: “Đây là một phần trong chiến dịch tổng thể gồm nhiều mũi nhọn của TQ nhằm nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Động thái trên chẳng hề lạ, vì trước đó TQ cố thiết lập một số biện pháp hàng hải mới để gây ảnh hưởng nhiều hơn đối với vùng biển tranh chấp”. Quả thực suốt thời gian qua, Bắc Kinh đã tiến hành một loạt hành động phi pháp nhằm gia tăng khả năng kiểm soát trên biển Đông. Điển hình như đơn phương ban hành trái phép lệnh đánh bắt cá trên biển Đông, thiết lập cái gọi là “TP.Tam Sa”, thiết lập trung tâm chỉ huy quân sự cho “TP.Tam Sa”, tiến hành tuần tra hải quân ở vùng tranh chấp trên biển Đông.
Trung Quốc vừa phát hành hộ chiếu mới (bên trái) bên trong có in bản đồ “đường lưỡi bò”
Trung Quốc vừa phát hành hộ chiếu mới (bên trái) bên trong có in bản đồ “đường lưỡi bò”
- Ảnh: Guangzhou Daily
 
Tất cả chiêu thức này nằm trong một chiến lược lâu dài của TQ nhằm từng bước “đặt sự đã rồi”, thiết lập quyền kiểm soát trên biển Đông rồi thâu tóm khu vực này. Đây là điều mà tướng (nghỉ hưu) Daniel Schaeffer thuộc Viện Nghiên cứu châu Á 21 (Pháp) từng đề cập. Trong tham luận trình bày tại Hội thảo Quốc tế về biển Đông lần thứ 4 diễn ra từ ngày 19 - 21.11 ở TP.HCM, ông Schaeffer nhận định TQ tỏ ra sẵn sàng “xuống thang” sau khi đẩy những bất ổn lên cao trào. Tuy nhiên, hành động xuống thang của Bắc Kinh không hề trả mọi thứ về nguyên trạng so với trước đó mà thực chất đã thay đổi theo hướng có lợi cho TQ. Điển hình như việc nước này tăng cường tàu công vụ ở bãi cạn Scarborough rồi tạm rút bớt, tướng Schaeffer cảnh báo: “Khi căng thẳng ở đó (Scarborough - NV) đã xuống thang thì truyền thông quốc tế ngừng quan tâm tới vụ việc và vì các lý do sâu xa, họ khiến cho mọi người tưởng rằng căng thẳng đã chấm dứt. Nhưng kết quả cuối cùng lại có lợi cho TQ, bởi vì sau vụ đụng độ, các tàu cá của Trung Quốc vẫn tiếp tục ở lại”. Theo đó, quan ngại đặt ra là TQ về lâu dài sẽ gần như thay thế toàn bộ hộ chiếu mới, chứ không chỉ 6 triệu tấm như hiện nay, được in bản đồ “đường lưỡi bò”. Khi đó, Bắc Kinh có thể ngụy tạo thêm một bằng chứng phi pháp về chủ quyền của họ trên biển Đông. 
Thay đổi DOC
Không chỉ muốn thay đổi nguyên trạng, xa hơn, những động thái trên của TQ sẽ làm xói mòn các cam kết mà Bắc Kinh đã ký kết với cộng đồng quốc tế, điển hình là Tuyên bố chung về ứng xử các bên ở biển Đông (DOC). Trả lời Thanh Niên, chuyên gia Bonnie Glaser, thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược (CSIS) tại Mỹ, cho rằng việc TQ in “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu mới đã vi phạm nguyên tắc của DOC. Bởi hành động trên đã thay đổi nguyên trạng, mà các bên từng cam kết, trên biển Đông.
Không chỉ vi phạm cam kết, Bắc Kinh dường như đang muốn thay đổi cả DOC. Đây là điều mà học giả TQ từng úp mở gần đây. Trả lời phỏng vấn báo chí tại Hội thảo Quốc tế về biển Đông lần thứ 4, Giáo sư Tô Hạo thuộc Đại học Ngoại giao ở Bắc Kinh (TQ) bóng gió đặt vấn đề: “Theo như TQ thì do tình hình (trên biển Đông - NV) đã thay đổi, nguyên trạng không còn được giữ vững, chính vì thế mà chúng ta cần xem lại nhu cầu hình thành COC (Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông - NV). Nguyên trạng đã thay đổi thì liệu chúng ta có cần quay lại điểm xuất phát không”.  
Như thế, TQ dường như không hề có ý định tuân thủ những gì nước này từng cam kết và thậm chí còn muốn đảo ngược nhằm từng bước thâu tóm biển Đông.
Mỹ sẽ nêu vấn đề hộ chiếu với Trung Quốc
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington sẽ nêu những lo ngại với Bắc Kinh về bản đồ có “đường lưỡi bò” trên hộ chiếu mới của Trung Quốc gây “căng thẳng và lo âu” giữa các bên tuyên bố chủ quyền tại biển Đông. Website của Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn lời phát ngôn viên Victoria Nuland ngày 27.11 phát biểu tại Washington: “Chúng tôi dự định nêu điều này với phía Trung Quốc ở góc độ hành động trên chẳng giúp ích cho cách thức mà tất cả chúng ta tìm kiếm nhằm giải quyết các vấn đề”. Trước đó, bà Nuland khẳng định việc Mỹ đóng dấu lên hộ chiếu mới của Trung Quốc không đồng nghĩa với việc Washington ủng hộ hay thừa nhận “đường lưỡi bò” được in trên đó. Trong khi đó, đài CBS ngày 27.11 dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid tuyên bố việc hộ chiếu mới của Trung Quốc có hình bản đồ gồm 2 khu vực Arunachal Pradesh và vùng Aksai Chin là “không thể chấp nhận”. New Delhi đã đáp trả bằng cách cấp thị thực mới cho khách Trung Quốc có in bản đồ bao gồm đầy đủ các phần lãnh thổ trên.
Trùng Quang
Ngô Minh Trí - Báo THANH NIÊN
Read more…

Nhật Bản có thể bán tàu ngầm cho Việt Nam

3:33:00 PM |
                                                 Tàu ngầm lớp Oyashio của Nhật Bản
     TOKYO - Sau nhiều năm chứng kiến ảnh hưởng quốc tế của mình bị xói mòn bởi sự suy giảm kinh tế và sự thiếu linh hoạt, quốc gia yêu chuộng hòa bình như Nhật Bản đang cố gắng để nâng cao hình ảnh của mình theo một phương cách mới, lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ Nhật Bản bắt đầu viện trợ quân sự trong nỗ lực để xây dựng các liên minh phòng thủ khu vực để đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy.


Trong năm nay, Nhật Bản lần đầu tiên từ sau thế chiến thứ II, Nhật thực hiện viện trợ quân sự cho một nước ngoài với trị giá khoảng 2 triệu USD cùng các kỹ sư quân sự giúp đào tạo quân đội Campuchia và Đông Timor nhằm trợ giúp phòng ngừa thảm họa thiên tai và giải quyết các vấn đề còn sót lại của chiến tranh. Tàu chiến của Nhật Bản đã không chỉ tiến hành các cuộc tập trận chung với một tần suất và số lượng tàu chiến ngày càng tăng với các lực lượng quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương, không chỉ vậy họ đã bắt đầu thực hiện các chuyến viếng thăm các cảng nước ngoài thường xuyên hơn để chứng minh sự hồi sinh của quân đội Nhật Bản.


Và sau khi đẩy mạnh các chương trình viện trợ dân sự để đào tạo và trang bị cho
lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia khác, các quan chức quốc phòng Nhật Bản và các nhà phân tích đã tuyên bố rằng, Nhật Bản có thể sớm đạt được một mốc quan trọng: doanh số bán hàng hàng đầu trong khu vực với các trang thiết bị quân sự như của thủy phi cơ và có lẽ cuối cùng sẽ là tàu ngầm tàng hình  diesel- điện, loại được coi là rất phù hợp với vùng biển nước nông, những nơi Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và ngày càng có các hành động quyết đoán…


Keiro Kitagami, một cố vấn đặc biệt về các vấn đề an ninh
cùng Thủ tướng Yoshihiko Noda cho biết: "Trong thời gian chiến tranh lạnh, Nhật Bản đã phải theo Mỹ,". "Với Trung Quốc, hoàn toàn khác Nhật Bản. Nhật Bản đã có một chỗ đứng của riêng mình. "

Động thái
này của Nhật Bản không có nghĩa là họ có thể tự phòng thủ và hành động độc lập về quân sự. Thế giới đã chống lại những nỗ lực tương tự trong quá khứ của một số chính trị gia và phải chỉnh lại hiến pháp để Nhật Bản là một quốc gia hòa bình…


Lực lượng
phòng vệ của quốc gia này đã bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ ở ở Iraq và Afghanistan, nơi Nhật Bản đã và đang ủng hộ Hoa Kỳ dẫn đầu các chiến dịch bằng cách triển khai các tàu chở dầu để tiếp nhiên liệu cho tàu chiến hải quân ở Ấn Độ Dương.

Quan chức Nhật Bản
tuyên bố rằng chiến lược của họ không phải nhằm bắt đầu một cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc, mà là để xây dựng mối quan hệ với các quốc gia khác những nước đang chia sẻ những lo lắng về nước láng giềng của họ. Họ thừa nhận rằng việc giúp xây dựng năng lực bảo vệ bờ biển của các quốc gia khác cũng là một cách để tăng cường năng lực của các quốc gia và quốc gia mình để đứng lên chống lại bất kỳ mối đe dọa từ Trung Quốc.

"Chúng tôi muốn xây dựng
một liên minh riêng của chúng tôi ở châu Á và sẵn sàng để ngăn chặn Trung Quốc cùng chúng ta", ông Yoshihide Soeya, giám đốc của Viện Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Keio ở Tokyo.

Hoặc, như Thứ trưởng Bộ quốc phòng, Akihisa Nagashima, cho biết trong một cuộc phỏng vấn, "Chúng tôi không cho phép Nhật Bản đi
xuống trong yên tĩnh."

Hoa Kỳ đã
thường hoan nghênh những nỗ lực của Nhật Bản, cho rằng điều đó là phù hợp với chiến lược riêng của họ xây dựng các quốc gia châu Á với nền quân sự đủ năng lực để họ có thể giữ vững lập trường của họ đối với Trung Quốc, cũng như sự mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.

Trung Quốc,
nước đã phải chịu sự xâm lược lãnh thổ của Nhật Bản ở thế kỷ 20, Trung Quốc đã phản ứng với cảnh báo rằng Nhật Bản đang cố gắng lật đổ kết quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ II bằng cách dàn dựng một sự trở lại của quân đội. Tại một hội nghị quốc phòng tại Úc vào tháng trước, một Trung tướng của Trung Quốc đã cảnh báo chủ nhà Úc rằng họ chống lại sự liên minh chặt chẽ hơn với những gì mà ông gọi là một quốc gia phát xít đã từng ném bom thành phố của Darwin của Úc.

Với những thay đổi về chính trị và quyền lực trong khu vực, những lo ngại về bất kỳ yếu tố của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản hồi sinh  đang trở nên mờ dần ở một số nước bị lôi kéo vào các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, như Việt Nam và Phi-líp-pin

Các nhà phân tích
trong khu vực và thế giới cho biết các quốc gia này họ hoan nghênh, và đôi khi chào đón, sự giúp đỡ của Nhật Bản.

Rommel Banlaoi, một chuyên gia an ninh Philippine tại Viện Nghiên cứu
Chiến tranh và Hòa bình, và nguy cơ khủng bố tại Manila cho biết: "Chúng tôi đã đặt sang một bên những cơn ác mộng của chúng ta về chiến tranh thế giới thứ II vì mối đe dọa từ Trung Quốc",…


"Nhật Bản sẽ tham gia
cùng Hoa Kỳ và Australia trong việc giúp đỡ chúng tôi đối mặt với Trung Quốc," ông Mark Lim, một nhân viên hành chính thuộc lực lượng Cảnh sát biển Philippine cho biết.

Nhật Bản được xem là quốc gia duy nhất trong khu vực với một lực lượng hải quân đủ mạnh để
so tài cùng Trung Quốc.

Mặc dù chi tiêu quân sự của Nhật Bản đang thu hẹp lại, ngân sách quân sự,
cùng những chi tiêu liên quan chỉ lớn thứ sáu trên thế giới. Nó phù hợp với quan điểm hòa bình của Nhật Bản, Nhật Bản có không mặt trong số các nước có tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân hoặc tàu sân bay lớn cần thiết để thực hiện các hành động quân sự thực sự. Tuy nhiên, tàu ngầm chạy bằng diesel của Nhật Bản được coi là tốt nhất trong các  loại tàu cùng loại trên thế giới. Hải quân Nhật Bản cũng có tàu tuần dương Aegis được trang bị tinh vi có khả năng bắn hạ các tên lửa đạn đạo, và hai lớn tàu sân bay trực thăng.

Hải quân Nhật Bản đã
thực hiện một bước tiến lớn hướng tới việc mở cửa trong năm 2009 bằng cách tổ chức một cuộc tập trận quân sự chung với Australia. Kể từ đó, họ tham gia vào một số các cuộc tập trận đa quốc gia hải quân trong khu vực Đông Nam Á, và trong tháng sáu đã tổ chức cuộc diễn tập chung đầu tiên với Ấn Độ.

Các nhà phân tích và các cựu quan chức nói rằng quân đội Nhật Bản cho đến nay đã
thận trọng để cung cấp sự hỗ trợ cho nước ngoài trong các lĩnh vực như chăm sóc cứu trợ, chống buôn lậu thảm họa thiên tai và chăm sóc sức khỏe. Nhưng ngay cả khi họ thực hiện các bước hạn chế xây dựng các mối quan hệ giữa các lực lượng quân sự. Một kế hoạch hiện đang được thương lượng để đào tạo nhân viên y tế hải quân cho Việt Nam trong năm tới để thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho các  nhân viên sẽ vận hành những tàu ngầm mới mua từ Nga.

Tetsuo Kotani, một nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản ở Tokyo cho biết: "Chiến lược của chúng tôi là
tạo ra một lực lượng  Phòng vệ Nhật Bản mini xung quanh Biển Đông Việt Nam,".

Các quan chức Nhật Bản tuyên bố rằng  họ sẽ viện trợ Philippine khoảng 10 tàu cảnh sát biển trị giá khoảng 12 triệu USD mỗi chiếc. Các quan chức Cục phòng vệ Nhật Bản cũng tuyên bố rằng họ có thể cung cấp các tàu tương tự cho Việt Nam.

Cục phòng vệ Nhật Bản cho biết họ có kế hoạch tăng gấp đôi chương trình viện trợ quân sự của mình cho nước ngoài vào năm tới để giúp In-đô-nê-xi-a và Việt Nam. Việt Nam cũng có thể là nước sẽ được  Nhật Bản bán cho các tàu ngầm của Nhật, theo một cựu ông Toshimi Kitazawa cựu quan chức Cục phòng về Nhật Bản, ông cũng là người đã cho biết các nước tiếp theo có thể mua tàu ngầm Nhật Bản là Úc và Malaysia.
"Nhật Bản đã không nhạy cảm với nhu cầu an ninh của các nước láng giềng trong khu vực", ông Kitazawa cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây. "Chúng tôi có thể cung cấp nhiều hơn để hòa bình luôn giữ vững."                                    

NYT

Read more…

Bài học cuộc chiến tranh Trung-Ấn và chiến tranh Trung-Việt

6:00:00 AM |
                      

Năm 1962- 1979, Trung Quốc đã “dạy” cho Ấn Độ và Việt Nam một “bài học” có giá trị đến ngày hôm nay. Việt Nam luôn nêu cao cảnh giác với nước láng giềng tham lam nham hiểm này- Trong 16 cuộc chiến tranh bảo vệ lãnh thổ thì có 14 lần đụng độ với Trung Quốc.

Read more…

'Biển Đông có nguy cơ trở thành vấn đề Palestine của Châu Á' ?

5:51:00 AM |
Nhà ngoại giao hàng đầu của Đông Nam Á mới lên tiếng cảnh báo rằng các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có nguy cơ trở thành vấn đề ‘Palestine của Châu Á’, xấu đi thành cuộc xung đột bạo lực gây chia rẽ các nước và gây bất ổn toàn bộ khu vực.

Ông Surin Pitsuwan, Tổng thư ký sắp mãn nhiệm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm 10 nước thành viên, nói rằng Châu Á đang bước vào một giai đoạn ‘cam go nhất’ trong những năm gần đây khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông cũng như có đụng độ với Việt Nam, Philippines và các nước khác trên vùng biển này.

Nhà ngoại giao Thái Lan nói rằng nếu các nước không tìm cách hóa giải tình thế một cách mạnh mẽ hơn mà vẫn có tiếp tục gây căng thẳng, thì vùng Biển Đông ‘có thể biến thành một Palestine khác’.

Ông Pitsuwan cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với sự chuyển dịch trọng tâm của Hoa Kỳ sang Châu Á đã đặt các quốc gia Đông Nam Á vào tình thế phải chọn lựa.

ASEAN gần đây đã rơi vào tình trạng thiếu đoàn kết khi Campuchia, một đồng minh của Bắc Kinh và hiện là chủ tịch luân phiên của tổ chức, đã không đứng về phía Philippines và Việt Nam để đoàn kết đối phó với Trung Quốc.

Ông Pitsuwan cho rằng bản thân Campuchia cũng phải tìm cách cân bằng lại mình, và làm những gì nước này phải làm.

Ông cũng cho rằng tình thế xấu đi tại vùng Biển Đông là hệ quả của ‘sự năng động bên trong Trung Quốc’, khi Bắc Kinh chú trọng vấn đề chủ quyền lãnh thổ vì sự thay đổi lãnh đạo gần đây, cũng như sự thịnh vượng gia tăng và tiến trình xây dựng nhà nước vẫn tiếp diễn.

Nhà ngoại giao này cho rằng cách thức tốt nhất để tránh một cuộc xung đột là ASEAN và Trung Quốc phải đạt đồng thuận về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Ông Pitsuwan sẽ rời nhiệm sở vào tháng tới sau 5 năm làm tổng thư ký ASEAN.

Nguồn: Financial Times, CNA
Read more…

Mỹ phản đối tấm hộ chiếu mới của Trung Quốc

5:14:00 AM |

(Reuters) - Hoa Kỳ sẽ nâng cao mối quan tâm đối với Trung Quốc khi Trung Quốc cho công dân nước họ sử dụng hộ chiếu in hình bản đồ tuyên bố chủ quyền với khu vực tranh chấp, động thái này đã gây nên tình trạng bất mãn ở một số nước láng giềng ở Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố ngày 27 tháng 11. 

"Chúng tôi đặt mối quan tâm về những tấm hộ chiếu được in hình bản đồ tranh chấp này vì nó đang gây ra sự căng thẳng và lo lắng của các quốc gia Đông Nam Á trên vùng biển Đông", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ bà Victoria Nuland cho biết trong một cuộc họp báo."Chúng tôi dự định sẽ nêu vấn đề này với Trung Quốc trong khi chúng ta đang tìm hướng để giải quyết vấn đề và sự việc này của Trung Quốc không phải là hữu ích gì."
Philippines và Việt Nam trong những ngày gần đây đã lên án hộ chiếu mới của Trung Quốc cấp cho công dân của họ có in hình tuyên bố chủ quyền đối với những khu vực đang tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.
Ấn Độ, cũng tuyên bố khu vực Himalaya cũng xuất hiện trên bản đồ lãnh thổ Trung Quốc in trong hộ chiếu, Ấn Độ cũng thực hiện biện pháp là cung cấp cho những công dân Trung Quốc này một loại giấy tờ khác. 
Khi được phóng viên hỏi rằng loại hộ chiếu này đã gây ra tranh cãi ngoại giao với các nước láng giềng và khi công dân Trung Quốc dùng hộ chiếu mới nhập cảnh Hoa Kỳ, thì điều đó có phải là thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc hay không.
Bà Nuland trả lời: "Không. Đó không phải là sự thừa nhận."
"Quan điểm của chúng tôi về Biển Đông, như các bạn đã biết, là các vấn đề cần phải được đàm phán giữa các quốc gia liên quan, giữa Asean và Trung Quốc. Một bức hình trong cuốn hộ chiếu không thay đổi được điều này."
Theo bà Victoria Nuland, có một số tiêu chuẩn quốc tế cơ bản về trình bày hộ chiếu cần phải tuân thủ, nhưng một tấm bản đồ không phải là một trong các chuẩn mực này.
"Đứng trên phương diện pháp lý, việc in bản đồ [đường 'lưỡi bò'] đó không ảnh hưởng gì đến quyết định cấp visa hay liệu tấm hộ chiếu có giá trị để nhập cảnh vào Hoa Kỳ hay không," - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định.
"Có nhiều yếu tố khác nữa."
Bà thừa nhận không rõ liệu phía Mỹ đã có thảo luận với phía Trung Quốc hay chưa và chỉ sau khi một số nước phản đối hộ chiếu của Trung Quốc thì chủ đề này mới bắt đầu thu hút sự chú ý của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Tuy nhiên theo bà, nếu như cuốn hộ chiếu này bị các nước khác xem là 'khiêu khích' thì "chúng tôi sẽ nói chuyện [với Trung Quốc]".
"Lập trường của chúng tôi về cách thức giải quyết vấn đề Biển Đông, quan điểm của chúng tôi về vấn đề Biển Đông, hoàn toàn không thay đổi vì điều này."


Read more…

Chuyên gia Trung Quốc “lo lắng” về tương lai cảng Cam Ranh

11:43:00 AM |

Bài viết đăng trên trang “Quan điểm Trung Quốc” cho rằng, với lợi thế vô cùng đặc biệt, quân cảng Cam Ranh rất có thể sẽ là con bài chiến lược giúp Việt Nam kêu gọi sự hiện diện của nước ngoài và cản trở âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mới đây, chuyên gia Cao Vinh Vĩ đã có bài viết phân tích về những bước đi chiến lược của Việt Nam và ý đồ của các cường quốc như Mỹ, Nga quanh vấn đề tương lai của cảnh Cam Ranh.
Sau khi phân tích tất cả những yếu tố độc đáo, lợi hại của Cam Ranh, vị chuyên gia này khẳng định trong những năm gần đây hầu hết các cường quốc lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ… những nước trong quá khứ đã từng được đồn  trú tại Cam Ranh – đều đã thể hiện một cách rất rõ ràng mong muốn được trở lại quân cảng lợi hại bậc nhất thế giới này.
Toàn cảnh khu vực cảng Cam Ranh nhìn từ trên cao
Toàn cảnh khu vực cảng Cam Ranh nhìn từ trên cao
Cam Ranh – niềm mơ ước của Nga, Mỹ
Theo Cao Vinh Vĩ, sau khi Nga rút quân vào năm 2002, vịnh Cam Ranh đã ít được quan tâm nhưng chỉ trong 1-2 năm trở lại đây, vịnh và cảng biển này một lần nữa  trở thành tiêu điểm chú ý của quốc tế. Thể hiện rõ nhất và cũng đã có những bước đi cụ thể nhất là Mỹ. Những năm gần đây, Mỹ đã rất tích cực “từ bỏ hiềm nghi trước đây” đối với Việt Nam, ra sức lôi kéo Việt Nam chính là do muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh.
Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ luôn chú ý đến vịnh Cam Ranh. Trong thời gian này, Mỹ không ngừng đề xuất mức tiền thuê vịnh Cam Ranh đối với Việt Nam, đặc biệt là năm 1992, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi các căn cứ quân sự cuối cùng tại khu vực Đông Nam Á (căn cứ hải quân Subie và căn cứ không quân Clark ở Philippines) nên rất muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh.
Vịnh Cam Ranh nằm gần Biển Đông có vị trí hiểm yếu và có thể kiểm soát chặt chẽ yết hầu của Biển Đông. Hơn thế, nó trấn giữ con đường trọng yếu chiến lược quan trọng nhất nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Vì thế, nhân quay trở lại châu Á, Mỹ tỏ ra tích cực hơn so với các nước khác đối với vịnh Cam Ranh.
Năm 1994, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Richard từng đề xuất tái trở lại căn cứ quân sự vịnh Cam Ranh với phía Việt Nam; năm 2002, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ Blair chính thức đề nghị sử dụng căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh với Việt Nam, với tiền thuê mỗi năm lên đến 1 tỷ USD. Mới đây nhất, ngày 20/11, Phó tư lệnh Thái Bình Dương, Trung tướng Thomas L. Conant cùng đoàn tùy tùng của mình cũng đã có chuyến thăm và làm việc với Hà Nội. Chưa ai biết ông Conant nói những chuyện gì nhưng nhiều khả năng, Cam Ranh sẽ là một trong những đề tài ưa thích.
Tháng 6/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta thăm chính thức Việt Nam và cũng đã có chuyến tham quan căn cứ quân sự trước đây của Mỹ tại vịnh Cam Ranh, trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ thăm vịnh Cam Ranh kể từ năm 1975. Trong chuyến thăm này, ông Panetta cũng đã tuyên bố với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh rằng, nếu Việt Nam có ý muốn cải tạo vịnh Cam Ranh, Mỹ sẵn sàng ủng hộ. Hải quân Mỹ sau này có ý muốn thăm định kỳ vịnh Cam Ranh. Panetta nhấn mạnh Mỹ và Việt Nam cần tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh.
Có tin Việt Nam đã đồng ý cung cấp dịch vụ cho tàu chiến phi chiến đấu Mỹ tại vịnh Cam Ranh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và tàu hậu cần USS Richard E. Byrd thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam hồi tháng 7/2012.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và tàu hậu cần USS Richard E. Byrd thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam hồi tháng 7/2012.
Chuyến thăm của Panetta đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Tờ “Huffington Post” của Mỹ đánh giá: năm 2003 tàu chiến của hải quân Mỹ đã tới thăm Việt Nam; tháng 11/2011, Mỹ-Việt tổ chức diễn tập quân sự chung. Việt Nam thậm chí yêu cầu Mỹ xoá bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam.
Các dấu hiệu trên cho thấy rõ quyết tâm hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ. Từ góc độ của Mỹ, quay trở lại vịnh Cam Ranh, quay trở lại Việt Nam không chỉ có thể tăng cường sự tồn tại quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á, mà còn có thể đạt được mục đích kiềm chế Trung Quốc về mặt quân sự. Có chuyên gia quân sự nói thẳng rằng Mỹ bày binh bố trận tại Việt Nam, mũi nhọn trực tiếp là nhằm vào Biển Đông và eo biển Đài Loan.
Nga cũng đang có những bước chuẩn bị nhằm quay trở lại vịnh Cam Ranh. Ngày 6/10/2010, Bộ Tham mưu Hải quân Nga “đột nhiên” cho biết hải quân Nga đã hoàn thành luận chứng tư liệu liên quan đến việc khôi phục căn cứ hải quân ở vịnh Cam Ranh. Nếu có thể, trong vòng 3 năm tới họ có thể quay trở lại sử dụng căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam.
Tháng 7/2012, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thăm chính thức Nga và có một điểm được ông đề cập đến đã thu hút mọi con mắt của dư luận quốc tế – đó là vịnh Cam Ranh. Khi trả lời phỏng vấn báo chí Nga, ông Trương Tấn Sang nêu rõ trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Nga. Mặc dù ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh Việt Nam không có ý hợp tác với bất kỳ quốc gia nào về việc sử dụng vịnh Cam Ranh vào mục đích quân sự, nhưng việc một vị nguyên thủ của Việt Nam đưa ra tuyên bố trên đúng vào dịp 10 năm Nga rút quân khỏi vịnh Cam Ranh, lập tức tạo ra nhiều phán đoán khác nhau.
Ngày 26/7, Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov cho biết Nga đang bắt tay vào việc triển khai các căn cứ quân sự bên ngoài lãnh thổ Nga và đang thương thảo để xây dựng trung tâm sửa chữa trên biển tại Cuba hay Việt Nam”.
Ngày 27/7, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ cung cấp khoản vay khoảng 10 tỷ USD cho Việt Nam. trong đó khoảng 8 tỷ USD dùng vào việc xây dựng nhà máv điện hạt nhân tại Việt Nam. Đáp lại, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang lập tức bày tỏ phía Việt Nam sẽ cho phép Nga thiết lập một cơ sở sửa chữa tàu thuyền tại cảng Cam Ranh.
Cam Ranh – kẻ phá đám các kế hoạch của Trung Quốc ở Biển Đông
Sau những phân tích có vẻ như rất “khách quan”, Cao Vinh Vĩ lập tức đổi giọng và lộ mặt thể hiện ngay sự khó chịu của Trung Quốc trước viễn cảnh Cam Ranh sẽ trở thành yếu tố cản trở những dã tâm muốn độc chiếm Biển Đông của nước này.
“Vịnh Cam Ranh hết sức quan trọng đối với Việt Nam, nó có khả năng khống chế đối với bất cứ đảo nào tại Biển Đông, cao hơn bất cứ căn cứ hải quân nào của Trung Quốc hiện nay. Vì thế, Việt Nam chắc chắn sẽ biến nó thành căn cứ quân sự quan trọng nhằm tranh giành Biển Đông với Trung Quốc, từ đó kiểm soát vùng biển này”, Cao Vinh Vĩ viết.
Các tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ của Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển của cảng Cam Ranh
Các tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ của Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển của cảng Cam Ranh
“Việt Nam lôi kéo thế lực bên ngoài chính là muốn từng bước quốc tế hoá vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần cho biết không cho thuê vịnh Cam Ranh sử dụng vào mục đích quân cảng, cho rằng “Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh không hợp tác với nước ngoài trong việc sử dụng vịnh Cam Ranh vào mục đích quân sự, nhưng sẽ khai thác tiềm năng của khu vực vịnh Cam Ranh phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Việt Nam đưa ra thông tin khai thác vịnh Cam Ranh, được dư luận coi là “mục đích lôi kéo nhân tố quốc tế, đối kháng Trung Quốc”. Trên thực tế, Việt Nam đã coi vịnh Cam Ranh là con bài mặc cả giữa Mỹ và Nga, thậm chí với cả Trung Quốc.
Không chỉ có vậy, Cao Vinh Vĩ còn trơ trẽn “ngậm máu phun người” khi cho rằng “Việt Nam chưa khi nào từ bỏ ý đồ sử dụng biện pháp quân sự giải quyết vấn đề Biển Đông nhưng thực lực có hạn nên Việt Nam hy vọng biến vịnh Cam Ranh thành một điểm, lôi kéo nước lớn, đối kháng Trung Quốc về mặt quân sự nhằm tăng cường sức uy hiếp đối với Trung Quốc”.
“Ý đồ của Việt Nam phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ và Nga. Việt Nam là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, là một trong những sách lược “kiềm chế” Trung Quốc của Chính quyền Obama.
Có nhà phân tích cho rằng một loạt động thái của Việt Nam trong vấn đề vịnh Cam Ranh chỉ là một mắt xích trong chính sách gây sức ép đối với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Vịnh Cam Ranh có ý nghĩa chiến lược quan trọng, rõ ràng có thể trở thành một quân bài trong tay Việt Nam nhằm gây sức ép với Trung Quốc”, Cao Vinh Vĩ tự “lộ mặt” .
Hiện nay, Mỹ và Nga đang tranh giành vịnh Cam Ranh của Việt Nam, chưa biết ai thắng ai thua, nhưng cho dù Mỹ hay Nga có thể giành thắng lợi đều hết sức bất lợi cho Trung Quốc, nhất là nếu Mỹ có thể kiểm soát vịnh Cam Ranh, như vậy đồng nghĩa với việc bóp chặt yết hầu của Biển Đông, tạo thành mối nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng đối với Trung Quốc.
Đến lúc này thì toàn bộ quan điểm và ý đồ của Cao Vinh Vĩ đã bộc lộ hết nhưng cũng chính vì thế nó một lần nữa cho thấy sự sợ hãi của giới chuyên gia Trung Quốc trước nguy cơ khó có thể hiện thực hóa ý đồ “xua đuổi các nước lớn để dễ bề độc chiếm Biển Đông” mà nhà cầm quyền Trung Quốc đang ra sức thực hiện nhiều năm nay.
(Infonet) - nguyentandung.org
Read more…

Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp Tư lệnh Hải quân Ấn Độ

8:10:00 PM |

Sáng 26-11, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã tiếp xã giao Đô đốc Devendra Kumar Joski, Tư lệnh Hải quân Ấn độ đang ở thăm Việt Nam.
Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp Đô đốc Devendra Kumar Joski
Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp Đô đốc Devendra Kumar Joski.
Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng, cùng với sự phát triển chung của mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực, hợp tác quốc phòng song phương cũng đã có những bước phát triển mới, thể hiện qua các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước và việc quân đội hai nước xây dựng được cơ chế Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Bộ trưởng cũng đánh giá cao sự phát triển cả chiều rộng và chiều sâu trong quan hệ giữa hải quân hai nước, trong đó tập trung vào các lĩnh vực hợp tác như đào tạo huấn luyện, đào tạo tiếng Anh cho học viên quân sự Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng, phát triển lực lượng hải quân.
Đô đốc Devendra Kumar Joski cảm ơn Đại tướng Phùng Quang Thanh đã dành thời gian tiếp đoàn, đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục tăng cường sự hợp tác toàn diện giữa hai Quân đội nói chung và lực lượng hải quân hai nước nói riêng.
Theo QĐND
Read more…

SMX-26 - sự bổ sung hoàn hảo cho tàu ngầm Kilo Việt Nam

5:08:00 PM |

ANTĐ - Hiện các cường quốc hải quân thế giới không ngừng sử dụng các công nghệ có tính đột phá để chế tạo các loại tàu ngầm có tính năng hiện đại. Phát triển lực lượng tàu ngầm đủ sức bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam là xu thế tất yếu, vậy phải lựa chọn những loại tàu ngầm nào cho phù hợp với điều kiện kinh phí và đáp ứng yêu cầu tác chiến biển của hải quân Việt Nam?


Tại triển lãm trang bị hải quân quốc tế châu Âu cuối tháng 10 năm nay, công ty DCNS đã giới thiệu mẫu thiết kế tàu ngầm tương lai SMX-26, thu hút sự chú ý của đông đảo các chuyên gia quân sự. Đây là loại tàu ngầm cỡ nhỏ, có chiều dài 40m, chiều rộng và chiều cao đều là 15m, lượng giãn nước 1000 tấn.

2 cửa phóng ngư lôi hạng nặng và 8 cửa phóng hạng nhẹ được bố trí phần đầu tàu.
Về vũ khí, SMX-26 được trang bị một pháo Canon 20mm và hệ thống phóng tên lửa phòng không. Hai loại vũ khí này được tích hợp chung trên một trục nâng có điều khiển. Bình thường, trục này nằm trong thân tàu ở phần lưng, khi tác chiến, nhân viên điều khiển trục nhô lên mặt biển tấn công tàu thuyền và máy bay địch. Ngoài ra, nó còn được trang bị 2 quả ngư lôi cỡ lớn và 8 quả ngư lôi chống ngầm cỡ nhỏ được lắp đặt các đầu đạn hạng nặng, loại ngư lôi này còn có thể tấn công từ dưới nước vào các tàu sân bay.

SMX-26 có 4 hệ thống đẩy chuyển hướng có điều khiển gập – xếp
SMX-26 có 4 thiết bị đẩy chuyển hướng trục kép kiểu co - duỗi có điều khiển. Các thiết bị này tựa như các vây ngực và vây bụng của 1 con cá, giúp cho tàu có tính năng cơ động rất cao và khả năng chuyển hướng cực kỳ linh hoạt, giúp nó dễ dàng tiếp cận đáy biển và cơ động sát mặt nước mà vẫn giữ trạng thái ổn định rất tốt, di chuyển rất êm.
Vỏ tàu kiểu liền mạch làm giảm sức cản của nước và sóng âm làm tàu di chuyển cực êm, độ ồn rất thấp làm mù các hệ thống Sonar địch. Với khả năng tàng hình cao và hỏa lực rất mạnh, SMX-26 được coi là lực lượng tấn công hàng không mẫu hạm chủ lực hoặc lực lượng dự bị trong tác chiến răn đe hạt nhân.

Khi bị máy bay săn ngầm phát hiện, nó không thèm bỏ chạy mà còn nổi lên đẩy hệ thống giá vũ khí lên mặt biển phóng tên lửa hạ thủ máy bay.

Đi sâu phân tích các tính năng, tham số của tàu ngầm SMX-26, ngoài những tính năng nổi bật cần có ở mọi loại tàu ngầm là: độ ồn thấp, tốc độ cao, khả năng phát hiện địch từ xa…, ta thấy những tàu ngầm kiểu này là sự bổ sung lí tưởng cho 6 tàu ngầm Kilo Việt Nam đặt mua từ Nga.
Tiêu chí của bài viết này không mặc định là phải mua loại tàu ngầm SMX-26, chúng ta đi sâu phân tích những đặc điểm của nó với mục đích từ một nguyên mẫu cụ thể tìm ra mô hình tàu ngầm phù hợp với đặc điểm tác chiến của nước ta, trở thành lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc lãnh hải và chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Khi tàu ngầm lặn, tất cả các càng và hệ thống chuyển hưởng đều thu vào,
hệ thống vũ khí cũng được giấu trong thân
Mô hình tàu ngầm kiểu SMX-26 rất phù hợp với tư tưởng tác chiến phòng thủ Việt Nam
Tàu ngầm Kilo của Nga là các tàu ngầm hạng trung với khả năng tác chiến khá mạnh, hoạt động xa bờ. Tuy vậy, Việt Nam có bờ biển dài, chỉ với 6 tàu ngầm Kilo thì không thể bao quát hết vùng biển rộng lớn của ta. Thế nên, sở hữu thêm 2 lữ tàu ngầm cỡ nhỏ (khoảng 14-16 tàu), tác chiến gần bờ là sự bổ sung hoàn hảo, tạo thành hệ thống phòng thủ nhiều lớp trong phạm vi lãnh hải Việt Nam.
Thứ nhất: Tàu ngầm cỡ nhỏ phù hợp với tư tưởng tác chiến của Việt Nam
Từ trước đến nay, chiến lược quốc phòng của Việt Nam luôn được xây dựng theo định hướng lấy “Bảo vệ Tổ quốc” làm tư tưởng chủ đạo nên các trang bị quốc phòng thường thiên về xu hướng phòng thủ. Hơn nữa, do ngân sách quốc phòng hạn hẹp nên quân đội ta thường mua sắm các loại trang bị cỡ nhỏ nhưng có tính năng cơ động và hiệu quả tác chiến cao.

Tàu ngầm hạng trung Kilo 636 do Nga sản xuất có lượng giãn nước gần 4000 tấn
Điều này có thể thấy rõ qua chiến lược phát triển tàu nổi của hải quân Việt Nam. Hiện trong biến chế của hải quân Việt Nam, ngoài 2 tàu hộ vệ đa năng lớp Gepard 3.9 có lượng giãn nước trên 2000 tấn, đa phần các tàu chiến Việt Nam đều thuộc loại chiến hạm nhỏ, cơ động như: Tàu tên lửa lớp Osa lượng giãn nước gần 200 tấn, tàu tuần tiễu kiểu 10412 lớp Svetlyak tải trọng 364 tấn, tàu tên lửa kiểu 1241РЭ (1241RE) lớp Tarantul lượng giãn nước 500 tấn, tàu tên lửa kiểu 1241.8 Molniya cũng thuộc lớp Tarantul 550 tấn, tàu pháo TT400TP trên 400 tấn…

Nó còn có khả năng tiêu diệt các tàu mặt nước hạng nặng, có thể dùng tấn công tàu sân bay
SMX-26 là tàu ngầm cỡ nhỏ, tính năng cơ động cao, khả năng tấn công đa dạng đối ngầm, đối hạm và phòng không rất phù hợp với tư tưởng tác chiến của hải quân Việt Nam.

Thứ 2: Giá thành không cao
Các chuyên gia của DCNS cho biết, SMX-26 không hề sử dụng một công nghệ nào quá đắt đỏ. Các tính năng ưu việt của nó chủ yếu dựa trên thiết kế tối ưu và ý tưởng sáng tạo, ngay cả khả năng tàng hình của nó cũng dựa trên kết cấu vỏ liền thân và công nghệ vật liệu Composit cùng với khả năng giữ thăng bằng trong di chuyển để giảm lực cản của nước và hạn chế sóng âm.

Thiết kế cửa trượt dọc thân tàu làm cho nó có khả năng mang
và thả các tàu đệm hơi 
dùng cho lực lượng tác chiến đặc biệt
Các giải pháp thiết kế tối ưu đã làm con tàu có tính năng cơ động cao và khả năng tác chiến đa địa hình mà không cần sử dụng các công nghệ bổ trợ, giảm bớt các chi phí phát sinh. Hơn nữa, tàu có kích thước và tải trọng chỉ nhỉnh hơn các loại tàu ngầm mini (tàu ngầm bỏ túi) một chút nên rõ ràng là chi phí đóng tàu không lớn..

Hiện chưa hình thành đơn giá của con tàu nhưng theo tính toán của các chuyên gia công nghệ, vào thời điểm hiện tại, giá của nó không bằng một nửa tàu ngầm Kilo (tàu Kilo có giá khoảng 350 triệu USD/chiếc). Sở hữu khoảng 2 lữ tàu ngầm dạng này cũng chỉ mất ngân sách ngang bằng 6 tàu ngầm Kilo.

Miệng đường ống hút khí kiểu phao tiêu nổi trên mặt biển,
nếu không lại gần 
rất khó có thể quan sát được
Thứ 3: Dễ dàng triển khai dã chiến mà không cần xây dựng căn cứ lớn, phù hợp bảo vệ các cụm đảo có địa hình phức tạp
Do vỏ tàu được thiết kế theo dạng liền thân không ghép mảnh, không phủ ngói cách âm nên SMX-26 chỉ có lượng giãn nước khoảng 1000 tấn (bằng 1/4 trọng lượng lặn của tàu ngầm Kilo là 3900 tấn) với kích thước 40x15x15 (bằng hơn một nửa kích thước Kilo).

Nhân viên trên tàu dùng hệ thống radar và cảm biến quét địa hình dưới đáy biển
Với ưu thế tác chiến ở vùng nước nông, có khả năng tác chiến đa địa hình nên SMX-26 không cần phải xây dựng các căn cứ tàu ngầm bề thế ở các cảng nước sâu. Nó có thể hoạt động gần bờ hoặc di chuyển trong các rạn san hô quanh các đảo nổi, đảo chìm nên chỉ cần xây dựng cơ sở sửa chữa giống như các công trình kiến trúc khác trên các đảo với cầu phao cơ động là có thể tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng được. Lợi thế có thể triển khai dã chiến biến nó trở thành lực lượng bảo vệ hải đảo rất quan trọng, nâng phạm vi hoạt động của tàu lên rất cao so với tiêu chí tác chiến gần bờ của nó.

3 càng nâng, hạ kiểu bánh xe giúp tàu đứng im dưới đáy biển,
thả ống hút khí 
để kiên nhẫn phục kích “con mồi”
Thứ 4: Tàu ngầm kiểu SMX-26 là sự bổ sung tác chiến rất hiệu quả cho tàu ngầm Kilo
Do kích thước lớn hơn nên Kilo không thể hoạt động ở các vùng nước nông và khu vực nguy hiểm như SMX-26, đây sẽ là sự bổ sung hoàn hảo về khu vực tác chiến. SMX-26 còn có khả năng rải các thiết bị cảm biến trong khắp vùng biển nên càng nâng cao khả năng phát hiện tàu địch vốn đã khá ưu việt của Kilo, hơn nữa, nó còn có khả năng bảo vệ Kilo trước sự “nhòm ngó” của các máy bay trinh sát chống ngầm.

Tàu ngầm dễ dàng hạ thủ các loại máy bay trinh sát chống ngầm
bằng hệ thống tên lửa phòng không và pháo Canon 20mm
Từ trước đến nay, các tàu ngầm trên thế giới đều e ngại sự lùng sục của phương tiện chống ngầm này. Tàu ngầm thường không có khả năng phòng không nên khi bị phát hiện nó chỉ có cách vừa lẩn trốn vừa gọi lực lượng hỗ trợ. Với hệ thống pháo và tên lửa phòng không kiểu trục đẩy lên mặt nước của mình, tàu ngầm SMX-26 có thể hạ sát loại máy bay vốn bay chậm và không có khả năng bảo vệ này, là sự bảo vệ đắc lực cho các tàu ngầm Kilo chỉ có khả năng chống ngầm, đối đất và đối hải.
Thứ 5: Rất phù hợp với chiến thuật tác chiến đặc công độc đáo của Việt Nam
Điểm đặc biệt của SMX-26 là nó có khả năng phản ứng nhanh rất hiệu quả, thiết kế cửa mở dạng trượt dọc còn cho phép nó mang theo cả những thiết bị đột nhập chuyên dụng của lực lượng đặc chủng như xuồng đệm hơi, tàu đệm khí cỡ nhỏ. Ngoài ra, nó có thể mang theo 6 người nhái đặc chủng làm nhiệm vụ trinh sát, nắm bắt tình hình, nếu điều kiện thuận lợi người nhái có thể trực tiếp tấn công tàu địch. Tính năng độc đáo này hiếm khi thấy ở các tàu ngầm hiện đại của phương Tây, rất phù hợp với tác chiến kiểu đặc công nước của Việt Nam.

SMX-26 có thể chuyên chở thêm 6 người nhái đặc nhiệm giống đặc công nước Việt Nam
SMX-26 có thiết kế càng nâng, hạ thân tàu kiểu bánh xe giống các bánh tiếp đất của máy bay. Khi tàu bơi trong nước nó được thu vào dưới bụng, khi thả ra nó giúp tàu có thể hạ xuống và di chuyển dưới đáy biển như một con cua.
SMX-26 còn có hệ thống ống thông khí ngầm dưới nước kiểu phao tiêu giúp tàu không cần nổi lên mà vẫn lấy được lượng dưỡng khí cần thiết. Ngoài ra, nó còn có thể rải các hệ thống cảm biến tích hợp thiết bị nhận biết địch - ta ở khoảng cách rất xa tàu để giám sát cả mặt biển và dưới nước ở phạm vi rất rộng.

Với 3 cái "chân" đặc biệt, nó có khả năng tìm kiếm các vực sâu hoặc các lạch nhỏ để ẩn nấp.
Các đặc điểm này có thể giúp tàu khả năng di chuyển dưới đáy biển tìm kiếm các lạch nhỏ hoặc vũng sâu để ẩn nấp, tắt máy, tiềm phục dưới biển trong một thời gian dài, mà không bị phát hiện, rất phù hợp trong phương thức tác chiến phục kích, đón lõng tàu địch.
Nguyễn Ngọc
Tổng hợp


Read more…