Khi sức mạnh của Mỹ suy yếu và Trung Quốc ngày càng mạnh, các quốc gia khác đã bắt đầu tìm kiếm đồng minh cho mình.
Khi sức mạnh của Mỹ giảm cùng với vai trò của Mỹ như một kênh hòa giải của khu vực châu Á và nơi này sẽ gia tăng những căng thẳng, Việt Nam đã và đang tìm kiếm các nước khác làm đồng minh tiềm năng trong việc đối phó với những rủi ro đối với quyền bá chủ của Trung Quốc trong khu vực. Ấn Độ, với mối quan tâm chiến lược về Bắc Kinh, đang nổi lên như là một "ân nhân" và đối tác tiềm năng.
Sự cấp thiết của việc tìm kiếm đồng minh mới của Việt Nam càng nhất thiết sau khi các tàu hải quân Trung Quốc cắt cáp của hai tàu thăm dò dầu Việt Nam tháng năm và tháng 6 năm 2011, nơi nằm trong những gì Việt Nam coi là vùng đặc quyền kinh tế của mình trong vùng biển Đông Việt Nam (vùng biển phía Nam Trung Hoa. Vụ việc bắt đầu với các tuần với các cuộc biểu tình tại Việt Nam - một sự việc hiếm có ở một đất nước được điều hành bởi một chính phủ khó cho phép vài cuộc biểu tình dưới bất kỳ hình thức nào. Mười một cuộc biểu tình chống-Trung Quốc đã được tổ chức giữa tháng Sáu và tháng Tám.
"Đó là một cú sốc lớn, về cơ bản họ cũng huy động rất nhiều ý kiến tầng lớp công chúng Việt Nam chống lại Trung Quốc. Điều này cũng buộc một số các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Việt Nam yêu cầu nhà nước thể hiện rõ ràng lập trường của họ trên biển Đông Việt Nam, và làm thế nào để đối phó với Trung Quốc và đó là vấn đề ", theo ông David Koh, một chuyên gia về chính trị và xã hội dân sự Việt Nam tại Học Viện Đông Nam Châu Á.
"Ban đầu các cuộc biểu tình phục vụ cho mục đích của chính phủ bởi vì họ ra hiệu cho Trung Quốc rằng sự quyết đoán của Việt Nam trong vùng biển Đông (vùng biển phía Nam Trung Hoa) nhưng đã có một sự phản tác động tác dụng đến quan hệ song phương", ông Carlyle Thayer, một giáo sư chính trị về Việt Nam tại Đại học New South Wales.
Tuy nhiên, những biểu hiện hiếm gặp của tình cảm công chúng cuối cùng đã dừng lại bằng vũ lực. "Nhưng các cuộc biểu tình mặc nhiên họ đã trở thành một trách nhiệm pháp lý tiềm năng về các phương pháp tiếp cận ngoại giao của chính phủ Việt Nam đối với Trung Quốc," theo Thayer.
Thực tế là Việt Nam không thể đủ khả năng để thúc đẩy Trung Quốc đi quá xa vì sự bất đối xứng trong mối quan hệ của họ. "Tôi đã gọi là sự chuyên chế về địa lý," Thayer, "Việt Nam không thể chọn người hàng xóm của họ. hiện tại với 89 triệu người và là một quốc gia đông dân thứ 12 trên thế giới, Việt Nam chỉ là một tỉnh của Trung Quốc nếu so về kích thước. Chính phủ Việt Nam đã bị chia rẽ giữa những người hiểu được cần phải hành động như thế nào với sự thận trọng đối với Trung Quốc và những người muốn nhìn thấy một lập trường cứng rắn hơn. "
Thay vì trực tiếp làm mất lòng người Trung Quốc, Việt Nam đã lựa chọn để tìm cách khác để hỗ trợ cho minh. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á trong Tháng Mười Một 2011, các nước khác trong khu vực đã tham gia cùng với Hoa Kỳ cùng yêu cầu được giải quyết tranh chấp hàng hải theo phương pháp đa phương, chứ không phải song phương như Trung Quốc thích.
"Đây là hình thức của sự quyết đoán ở vùng biển phía Nam Trung Hoa và Biển Đông Trung Quốc không chỉ giới hạn cho Việt Nam. Đây là một phần của một sự quyết đoán rộng lớn hơn từ Trung Quốc. Điều này liên quan đến tất cả các nước láng giềng của Trung Quốc có chung biên giới đất liền và hàng hải với Trung Quốc. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đã thể hiện rõ ràng đối với Trung Quốc rằng họ không có thể tiếp cận song phương, việc này cần phải được tiếp cận đa phương, "ông Gopalapuram Parthasarathy, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Myanmar.
Như là một dấu hiệu cho thấy rằng đây là mối quan tâm, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam. Tướng Phùng Quang Thanh, mời các quan chức quân sự hàng đầu của Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing, đã thực hiện đi đầu tiên của mình ra nước ngoài trong tháng mười một đến Việt Nam. Min Aung Hlaing đã làm như vậy, rõ ràng ông đã không chọn một chuyến đi đến Trung Quốc như người tiền nhiệm của ông đã làm. Mặc dù không có thông báo chi tiết về chuyến hành trình của Bộ trưởng quốc phòng, nhưng quan sát viên quân sự nói rằng chuyến thăm được dự kiến là để cả hai nước thất chặt hợp tác song phương cũng như báo hiệu một nỗ lực để đặt một số không gian, khoảng cách giữa các mối quan hệ chặt chẽ của Myanmar trước đó sang Trung Quốc.
"Trung Quốc nhận ra rằng Ấn Độ đại diện cho một trong một số những quốc gia có liên quan về sự quyết đoán của mình trong vùng biển phía Nam và do lo ngại rằng một liên minh chống Trung Quốc có thể xuất hiện", Thayer nói.
Ấn Độ vẫn đang tập trung chính vào ngoại giao của Việt Nam. Chủ tịch Việt Nam, Trương Tấn Sang, đã đến thăm Ấn Độ lần đầu tiên trong tháng Mười. "Đó là một chuyến thăm quan trọng và tôi nghĩ rằng thời gian của chuyến thăm là tình cờ. Ấn Độ là một trong những nước mạnh mẽ đứng xa phía tây của lục địa châu Á cho Việt Nam ", Koh nói.
Việt Nam đã tìm cách hợp tác với Ấn Độ trong các hình thức đào tạo quân sự, với điểm chung là cả hai nước sử dụng trang thiết bị vũ khí rọng rãi của Nga. Họ cũng dự kiến sẽ mua tàu ngầm và hy vọng có được sự chấp thuận để mua tên lửa hành trình chống tàu từ quốc gia Nám Á này.
Đổi lại, Ấn Độ được tham gia vào việc thăm dò khai thác dầu khí ở vùng biển Việt Nam, và có lẽ quan trọng hơn là hải quân của họ được sử dụng cảng biển Việt Nam đó là cảng Nha Trang, có thể dẫn đến một sự hiện diện đáng kể của hải quân Ấn Độ trong vùng biển phía Nam Trung Quốc.
Biển Đông Việt Nam (biển phía Nam Trung Quốc) đóng một vai trò quan trọng trong việc cân nhắc chiến lược của Ấn Độ. Khi cựu đại sứ Ấn Độ Parthasarathy chỉ ra rằng, 40% thương mại của Ấn Độ với Mỹ đi qua vùng biển Nam và Đông Trung Quốc, cũng như thương mại với Hàn Quốc và Nhật Bản, hai trong số các đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ.
Sau đó là có dầu. "Mọi nước đều có lợi ích từ việc thăm dò dầu khí. Trung Quốc không thể ra lệnh cho chúng tôi, nơi chúng ta đang tìm kiếm dầu khí, "Parthasarathy nói.
Nền dân chủ lớn nhất trên thế giới đã hợp tác đáng kể với đối tác cộng sản. Có tranh chấp lãnh thổ trên dải biên giới đất liền được chia sẻ với hai nước láng giềng lớn. Ấn Độ đang lo lắng quá về tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc, và những gì Ấn Độ xem như Trung Quốc xâm nhập vào Ấn Độ Dương. Trung Quốc gần đây đã xây dựng các cảng ở Sri Lanka và Myanmar.
Trung Quốc cũng được gọi là "người bạn trong mọi thời tiết" của kiến trúc an ninh của Ấn Độ với đối thủ Pakistan, nước được Bắc Kinh coi là một cách để ngăn chặn tham vọng của New Delhi ở Trung Á.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ không lấy làm vui gi khi Ấn Độ vào sân sau của mình. "Có thể có được lợi thế gì cho Trung Quốc nếu hải quân Ấn Độ thường xuyên hiện diện trong vùng biển Đông Việt Nam ?" Koh hỏi.
Tuy nhiên, lực lượng diều hâu ở Ấn Độ như Parthasarathy muốn thấy đất nước của họ có một sự "cân bằng" với Trung Quốc, và tăng tình hữu nghị với Việt Nam là một trong những cách để đạt được mục tiêu này.
"Chúng tôi không tuyên bố Ấn Độ Dương là lãnh thổ của Ấn Độ, giống như người Trung Quốc với vùng biển phía Nam", Parthasarathy. "Mối quan hệ của chúng tôi với Việt Nam đã tốt đẹp ngay cả trước khi các mối quan hệ Trung Quốc Việt Nam trở nên căng thẳng. Chúng tôi là một trong những nước phản đối cuộc chiến của Mỹ, chúng tôi đã thể hiện sự không hài lòng của chúng tôi khá rõ ràng. "
"Người Trung Quốc đang hoạt động trên tất cả các sân sau của chúng tôi, tại sao họ lại làm phiền về điều này? Nếu bạn nghĩ rằng chúng tôi đang sợ hãi người Trung Quốc tôi có thể đảm bảo với bạn rằng chúng tôi không sợ, "ông kết luận.
Theo: asiasentinel
Comments[ 0 ]
Post a Comment