Biển Đông đã là chủ đề nổi cộm trong những cuộc gặp giữa các quan chức cấp cao Mỹ với một số nhà lãnh đạo Đông Nam Á.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trao đổi với Tổng thống Myanmar Thein Sein trong chuyến viếng thăm lịch sử đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ đến đất nước một thời gian dài bị cô lập này.
1) Phát triển quan hệ đối tác mạnh mẽ nhằm bảo đảm hơn nữa an ninh khu vực Đông Nam Á.
2) Hỗ trợ sự ổn định khu vực Thái Bình Dương và xa hơn nữa.
3) Tăng cường tính sẵn sàng và khả năng hoạt động chặt chẽ các lực lượng của hai bên.
4) Củng cố hợp tác quốc phòng song phương ở mọi cấp độ.
Những ngày sôi động này trong quan hệ giữa Mỹ với Đông Nam Á, giới quan sát không chỉ nhìn ở các lát cắt về hợp tác quốc phòng với mỗi nước. Sự chọn lựa của Tổng thống Mỹ cho chuyến công du ngoài châu lục đầu tiên ngay sau khi tái đắc cử là đi thăm các đối tác cũ/mới trong vùng, và tham dự hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Campuchia (EAS-7) có nhiều nét lạ.
“Mẻ lưới Thái Bình Dương”
Yếu tố mới và đáng chú ý nhất trong “đợt ra quân đồng loạt” của tân Tổng thống Obama là “mẻ lưới mới” của Mỹ tại vùng Đông Nam Á. Việc Hoa Kỳ gắn thêm “toa” Myanmar vào đoàn tàu trở lại châu Á về mặt quân sự có thể là một bất ngờ. Hoa Kỳ đang từng bước tái lập quan hệ với quân đội Myanmar, mà cho đến gần đây còn bị Washington tẩy chay nghiêm ngặt. Tại Bangkok, ông Obama có cuộc gặp với Thủ tướng Yingluck Shinawatra, tái khẳng định sức mạnh liên minh Mỹ – Thái Lan. Tại Campuchia, ngoài việc dự EAS-7, ông Obama sẽ gặp các nhà lãnh đạo ASEAN.
Trong các cuộc tiếp xúc, Tổng thống Obama thảo luận một loạt các vấn đề bao gồm: thịnh vượng kinh tế, tạo công ăn việc làm thông qua các quan hệ đối tác thương mại, năng lượng, hợp tác an ninh, quyền con người và nhiều vấn đề khác liên quan đến khu vực và toàn cầu.
Ông Obama không tới Naypyidaw, thủ đô mới được xây dựng một cách ẩn dật trong giai đoạn chính quyền quân đội trước đây và là nơi thường để tiếp khách và các đoàn ngoại giao. Trong một sự nhượng bộ bất thường, Tổng thống Thein Sein từ Naypyidaw xuống Rangoon để gặp ông. Được biết, yêu cầu này là của bà Aung San Suu Kyi, người mà ông Obama tới gặp tại căn nhà bên hồ, nơi bà bị quản chế hơn 15 năm. Những thay đổi tại Myanmar từ năm ngoái xảy ra bất ngờ tới mức vẫn còn quá nhiều điều chúng ta chưa thể hiểu hết được.
Hẳn nhiên “mẻ lưới” trên thực tế lớn hơn nhiều. Theo các tuyên bố của ông Panetta lẫn bà Hillary Clinton thì Washington đang khuyến khích hình thành một hình thức liên minh quân sự giữa Mỹ – Nhật – Úc – Ấn như để giăng một tấm lưới rộng hơn trên Thái Bình Dương. Cùng với kế hoạch này, Hoa Kỳ cũng ủng hộ một nước Trung Quốc phát triển trong hoà bình. Nhân dịp này, Hoa Kỳ cam kết thúc đẩy một giải pháp đa phương cho cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các láng giềng, trong đó có Biển Đông. Mặc dầu vừa có lãnh đạo mới, Trung Quốc vẫn chưa tỏ dấu hiệu gì sẽ có thay đổi về tranh chấp lãnh hải.
Để đánh tan các mối hoài nghi nhân một năm công bố chiến lược “pivot” (lấy châu Á làm trục), tổng trưởng Quốc phòng Panetta đã khẳng định kế hoạch “chuyển trục chiến lược” sang châu Á – Thái Bình Dương là một kế hoạch thực sự! Ông nói với báo chí rằng Mỹ cam kết theo đuổi đến cùng kế hoạch đó, dù Trung Đông gặp khủng hoảng và hiện có vấn đề khó khăn về tài chính ở trong nước. Ông nhấn mạnh, kế hoạch tái cân bằng là một lộ trình xác thực và lâu dài.
Cân bằng bên trong châu Á
Hãy nghe cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Thomas E. Donilon phát biểu vào dịp này: “Chúng tôi không chỉ cân bằng lại theo hướng “pivot” về châu Á, mà chúng tôi đang cân bằng lại các nỗ lực ngay bên trong lòng châu Á. Trước đây, chúng tôi từng đầu tư mạnh tại Đông Bắc Á vì các lý do lịch sử và các lý do khác, nhưng giờ đây chúng tôi đang thực sự tập trung theo cách tiếp cận mới mẻ cho Đông Nam Á và ASEAN”.
Theo tin từ đại sứ quán Mỹ ở Singapore, ngoại trưởng Clinton ghé thăm quốc đảo này trong hai ngày trên đường đi dự EAS-7, nơi bà sẽ nhập vào phái đoàn của Tổng thống Obama. Chương trình hoạt động của bà dày đặc. Một trong những mục tiêu của bà Clinton tại Singapore là tham khảo ý kiến đồng minh về giới lãnh đạo mới tại Trung Quốc, đồng thời tìm cách phối hợp hành động ngoại giao để tiếp cận các hồ sơ nhạy cảm tại hội nghị Phnom Penh, đặc biệt là hồ sơ Biển Đông.
Chuyến thăm làm việc tại Bangkok của ông Panetta nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của tình đoàn kết ASEAN. Ông Panetta nhấn mạnh Hoa Kỳ cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ với hiệp hội và sẽ gia tăng số lượng, quy mô các cuộc tập trận mà Mỹ tham gia tại châu Á – Thái Bình Dương, cũng như sẽ dành nhiều khoản ngân quỹ mới cho mục tiêu này.
Bốn lĩnh vực hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Thái Lan trong thời gian tới gồm:
1) Phát triển quan hệ đối tác mạnh mẽ nhằm bảo đảm hơn nữa an ninh khu vực Đông Nam Á.
2) Hỗ trợ sự ổn định khu vực Thái Bình Dương và xa hơn nữa.
3) Tăng cường tính sẵn sàng và khả năng hoạt động chặt chẽ các lực lượng của hai bên.
4) Củng cố hợp tác quốc phòng song phương ở mọi cấp độ.
Ông Panetta khẳng định việc tăng cường quan hệ quân sự chặt chẽ này nhằm giữ ổn định cho cả Đông Nam Á! Hẳn nhiên, đằng sau tuyên bố đàng hoàng, không úp mở này là quy chế đồng minh với Mỹ của Thái Lan. Sâu xa hơn là mối quan hệ song phương đã có 180 năm nay, riêng về các liên hệ quân sự thì đã được thiết lập từ 62 năm về trước.
Theo: XÃ LUẬN
Comments[ 0 ]
Post a Comment