Cuộc tranh đua gế Tổng thống Mỹ, cho dù ai
chiến thắng thì sự khác biệt đối với chúng tôi (các nước ĐNA) sẽ không đáng là
bao . Chính sách của Mỹ ở châu
Á-Thái Bình Dương đã được định hình, đã được định sẵn.
Obama hay Romney? Đảng
Cộng hòa hay Dân chủ? Ai quan
tâm? Chính sách của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương đã được định hình sẵn.
Sau một thời gian với nỗi ám ảnh kéo dài một thập kỷ với cuộc
chiến ở Iraq và Afghanistan, Hoa Kỳ cuối cùng cũng đã chuyển sự tập trung về
phía phía Đông.
Về bản chất, Washington đã thừa nhận vai trò trung tâm
của châu Á cả về kinh tế và bây giờ là cả chính trị.
Động thái này đã được đặt tên là “ trọng tâm châu Á"
(và đặc biệt là sự "ngăn chặn" đối với Trung Quốc) càng trở nên sâu
sắc hơn và thể chế hoá.
Về cơ bản, Hoa Kỳ sau nhiều thập kỷ là một nước nhập khẩu
ròng năng lượng nhưng nay họ đang nổi lên như là một nước xuất khẩu mới.
Xu hướng này được thúc đẩy bởi các cuộc cách mạng khí đá
phiến sét và nó sẽ định hình lại bằng cách mà người Mỹ thể hiện trên thế giới.
Chắc chắn, những nước quyền lực về dầu như Saudi Arabia
và các nước Ả Rập sẽ thấy ảnh hưởng của Washington DC đối với họ.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, mức tiêu thụ năng
lượng của Mỹ lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc và có trữ lượng khí đá
phiến sét khổng lồ (khoảng 860 nghìn tỷ mét
khối).
Thật vậy, Theo The Economist trong bài viết vào tháng Bảy
năm 2012, ước tính lượng khí đá phiến sét hiện đóng góp 1/3 lượng khí đốt cho
Mỹ và vào năm 2035 và có thể tăng đến 50%.
Hơn nữa, những phát triển mới có thể tạo ra 3.000.000
việc làm ở Hoa Kỳ vào năm 2020.
Ngoài ra còn có khả năng – đang gây tranh cãi và sôi động
với các tranh luận rằng nước Mỹ có thể bắt đầu xuất khẩu LNG ( khí đốt tự nhiên
hóa lỏng từ đá phiến sét), theo Michael A. Levi của Hội đồng Quan hệ đối ngoại
trong một phát biểu vào tháng tám 2012 trên Thời báo New York, từ sự việc trên
Hoa Kỳ có thể có thêm 3 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế.
Thật khó để tưởng tượng về một nước Mỹ sẽ độc lập về năng
lượng và họ sẽ cư xử như thế nào với
phần còn lại ?
Không còn nghi ngờ rằng Trung Đông sẽ không còn được coi
như trung tâm của chính sách đối ngoại của Mỹ. Thay vào đó, một nước Mỹ đang hồi sinh
cũng có thể có đủ khả năng để kiểm soát Trung Quốc trong sân sau của họ và phổ
biến là khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hơn nữa, một làn sóng nhập khẩu LNG của Mỹ có thể tăng
cường ảnh hưởng của nó đối với các nước như Nhật Bản (đang tìm cách bước ra
khỏi điện hạt nhân) và các thị trường năng lượng của châu Á sẽ hoàn toàn đảo
ngược, bao gồm cả ở Đông Nam Á...
Hãy tưởng tượng về một siêu cường và sự tự chủ về an ninh
năng lượng gắn với những chính sách kiềm tỏa nếu không phải là "hoang
tưởng": xem lại những động thái ở biển Đông Việt Nam, eo biển Malacca và
Myanmar như là một loạt các động thái cố ý để hạn chế phạm vi hoạt động của
Trung Quốc .
Vì vậy, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ không có bất kỳ ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chúng tôi, Đông Nam châu Á sẽ có thể có được
cơ hội trong một giai đoạn để sử dụng lợi thế quan trọng tuyệt vời về địa chính
trị tận dụng những lợi ích từ hai siêu cường.
ASEAN từ trước tới giờ chưa có biến cố nào trong các cuộc
họp, nhưng vừa qua tại Phnom Penh đã có sự cố tranh cãi.
Khi nói điều này, khu vực đã phác họa trong chiến dịch
tranh cử .
Obama-Romney cuối cùng cuộc tranh luận về chính sách đối
ngoại chỉ đơn thuần là một bộ phần của “mối đe dọa Trung Quốc.”
Tuy nhiên, Obama đi theo hướng "chính sách trọng tâm"
hướng tới châu Á và Romney nói về
một "Khu kinh tế theo thuyết Reagan" của khối "tự do thương
mại" theo định hướng quốc gia để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tất nhiên, tất cả những điều này không có gì đáng ngạc
nhiên.
Chúng ta đều biết rằng trọng lực kinh tế đang chuyển sang
Châu Á và lần lượt cũng sẽ đẩy mạnh tầm quan trọng chiến lược đối với Đông Nam
Á.
Vì vậy, dù muốn hay không, những thách thức trong chính
sách đối ngoại chính của tổng thống kế tiếp của Mỹ có khả năng bắt đầu từ Đông
Nam Á chứ không phải là bất cứ nơi nào khác.
Chúng ta không quên rằng Trung Quốc cũng sẽ có một lãnh
đạo mới, người được cho là sẽ “lên ngôi” là Tập Cận Bình.
Như tôi đã nói trước đó, Đông Nam Á có thể sẽ là tiền
tuyến của cuộc đua thống trị toàn cầu kế tiếp. Hãy hy vọng chúng ta sẽ có thể để đối
phó với mọi sự chú ý.
CERITALAH By KARIM RASLAN -
THESTAR
Comments[ 0 ]
Post a Comment