Trung Quốc - Một cú đáp không làm nên chiến hạm
Friday, November 30, 2012
Chủ Nhật tuần qua lãnh đạo Trung Quốc đã thông báo rằng lần đầu tiên chiếc
máy bay chiến thuật J-15 của họ đã đáp lên tàu sân bay Liêu Ninh. Thông tin này
không mấy ai ngạc nhiên.
|
J-15 đáp xuống tàu sân bay Liêu Ninh
|
Chiếc tàu sân bay này đã nhận nhiệm vụ gần một năm nay và đã có một loạt các
chuyến đi thử để chuẩn bị tiến hành các hoạt động vận hành cho máy bay. Cho
chiếc J-15 đáp giữa biển thể hiện rằng không có sự 'trình diễn lực lượng' nào
đáng kể. Nhưng thực tế đây lại là một cột mốc rốt cuộc là để thể hiện sức mạnh,
và là một cột mốc ở quy mô khiêm tốn.
Quân đội Trung Quốc (PLA) thường có thói quen thử nghiệm và đánh giá các vũ
khí ngoài tầm mắt của công chúng, và điều này khiến cho những người bên ngoài
khó đo lường được mức độ tiến bộ của quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người
tin rằng thân tàu và máy móc đã đạt được sự sẵn sàng ở mức độ tiêu chuẩn chấp
nhận được.
Bây giờ có thể chuyển trọng tâm sang mặt nhân sự. Rất nhiều hải quân trong
quá khứ đã hạ thủy các tàu sân bay. Nhưng rất ít trong số đó chuẩn bị lực lượng
nhân sự một cách dễ dàng hoặc nhanh chóng. Thành công đã không đến với họ -- và
Hải quân Trung Quốc cũng có thể không phải ngoại lệ.
Đôi khi, rào chắn là do quan liêu. Chẳng hạn như trong những năm 1920-1930,
chính phủ Anh đã buộc Binh chủng Không quân Hải quân Hoàng gia Anh chuyển sang
một hệ thống rất khó là 'điều khiển song song'. Bộ Hải quân Anh chịu trách nhiệm
về Hải quân Hoàng gia và Bộ Không quân phụ trách Không lực Hoàng gia - lực lượng
vận hành trên bờ - buộc phải thống nhất với nhau về mọi tiến bộ trong đội bay
của hải quân.
Giáo sư Geoff Till của Đại học King lưu ý, "trong lĩnh vực con người, việc
điều khiển song song giảm bớt dòng người tuyển mộ vào Binh chủng Không quân Hải
quân Hoàng gia Anh, và làm cản trở thăng tiến của họ". Cả về mặt vũ khí hạng
nặng và con người, không quân của hải quân vẫn là 'con ghẻ' trong các nhiệm vụ
có tính chất cấp thiết và lớn lao, chẳng hạn như ném bom chiến thuật và chiến
đấu phòng không. Liệu Bắc Kinh có giải phóng binh chủng không quân hải quân của
mình khỏi các vận hành mang tính quan liêu vốn gây cản trở tới phát triển chung
hay không vẫn là một điều cần xem xét.
Đôi khi thì văn hóa lại là một yếu tố xen vào. Chẳng hạn, Hải quân Đế quốc
Nhật Bản (IJN) có vẻ như đã bị đóng hộp trong một trạng thái tâm lý phường hội
đối với phi cơ và đội phi công chiến đấu. Các quan chức Nhật bị ám ảnh về mặt
chất lượng nhưng lại thiệt hại về mặt số lượng. Williamson Murray và Allan
Millett đã chỉ ra trong suốt Thế chiến II, IJN mất tất cả 15 tháng để huấn luyện
một người lái máy bay. Còn Hải quân Mỹ mất 18 tháng trong khi luân chuyển các
phi công thông qua các chiến trường để tiết kiệm thời gian trong các điều kiện
chiến đấu.
Kết quả là: Hải quân Mỹ có thể thay thế các phi công và máy bay bị thiệt hại
trong giao chiến. Khi chiến tranh kéo dài, Nhật có thể sản xuất thêm máy bay
nhưng lại có ngày càng ít phi công để điều khiển. IJN cũng không thể truyền đạt
lại kinh nghiệm chiến đấu cho nhóm huấn luyện. Các phi công dày dạn kinh nghiệm
vẫn ở hạm đội cho tới khi họ bị bắn hạ trên trời chứ không được luân chuyển về
Nhật để huấn luyện đội ngũ kế cận.
Liệu Bắc Kinh có tránh được các thực tế nêu trên không vẫn là một câu hỏi mở.
Nếu không, Hải quân của PLA sẽ rất lâu mới có thể đạt được một đội bay dày dặn
kinh nghiệm. Và cuối cùng, yếu tố kỹ thuật cũng có thể can thiệp. Việc phóng và
thu máy bay từ một 'sân bay nổi' không phải là ngón điêu luyện dễ làm.
Robert Rubel - chủ nghiệm ngành nghiên cứu chiến tranh hải quân - nhắc lại
rằng Hải quân Mỹ đã mất 776 và phi công chỉ trong riêng một năm 1954. Liệu PLA
có trải qua được những khó khăn gian khổ ở mức độ đó không? Công nghệ đã tiến
triển rất nhiều kể từ những năm 1950, trong khi phi công và lính thủy của Trung
quốc có thể học từ các thất bại trước đó của hải quân của họ. Nhưng khó có thể
tin rằng lịch sử sẽ miễn trừ cho Hải quân Trung Quốc các cạm bẫy về quan liêu,
văn hóa và công nghệ.
Nhưng chiến lược gia Clubber Lang một lần từng nói: "Dự đoán gì ư? Rất đau
đớn đấy!".
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment