NEW DELHI: Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng trong đó bao gồm có cả Ấn Độ, nhưng lãnh đạo của đất nước Trung Quốc không có đủ "trí tuệ" để giải quyết chúng, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc (CICIR) tại Bắc Kinh cố vấn cho biết ngày hôm nay.
"Chúng tôi muốn giải quyết tất cả các tranh chấp lãnh thổ của chúng tôi trong đó bao gồm các vấn đề trên biên giới với Ấn Độ. Nhưng lãnh đạo Trung Quốc, nhưng họ không có đủ sự khôn ngoan để giải quyết những vấn đề này", người đứng đầu Viện CICIR ông Feng Zhangping cho biết tại hội thảo.
Ông cho biết chính phủ Trung Quốc đã có các tranh chấp lãnh thổ và biên giới với các nước láng giềng bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam và Phi-líp-pin trong thời gian hơn 40-50 năm và cần để tránh một cuộc đối đầu với họ...
Trung Quốc có tranh chấp với Nhật Bản về vấn đề chủ quyền lãnh thổ đối với một số hòn đảo gần biên giới của họ. Trung Quốc cũng dính lứu đến một tranh chấp với Việt Nam về chủ quyền lãnh thổ ở vùng biển Đông Việt Nam ( Trung Quốc gọi là vùng biển phía Nam).
Nói về những tranh chấp lâu dài trên biên giới giữa Ấn Độ-Trung Quốc, Zhangping cho biết vấn đề này có thể đã được giải quyết một cách dễ dàng cách đây 15-20 năm trước, khi không có nhiều người sử dụng internet.
"Chúng tôi có thể giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng cách đây khoảng 15 đến 20 trước, nhưng bây giờ vấn đề sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều trong thời đại internet hiện nay khi nhận thức trong nhân dân ngày càng tăng ... Những loại áp lực mới làm cho mọi việc trở nên thêm nhiều phức tạp", ông nói.
Bình luận về triển vọng của Trung Quốc để trở thành một cường quốc toàn cầu, Zhangping cho biết con đường hướng tới mục tiêu này không bắt đầu từ mối quan hệ với Mỹ.
"Về lâu dài Trung Quốc muốn là một cường quốc toàn cầu thì phải bắt đầu từ mối quan hệ với các nước láng giềng trong đó có Ấn Độ. Chúng tôi cần hợp tác," ông cho biết.
Kế hoạch của Mỹ là triển khai một phần chính của hạm đội hải quân của họ ở Ấn Độ như là một phần của việc tái cân bằng chiến lược của họ, Zhangping cho rằng chiến lược tái cân bằng đó chủ yếu phục vụ cho mục đích kinh tế đáp ứng với các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng trong khu vực.
"Các nền kinh tế khu vực này rất quan trọng cho sự hồi sinh của nền kinh tế Mỹ, và rất quan trong đối với bất kỳ chính quyền nào ở Mỹ, nền kinh tế luôn là ưu tiên số một. Chúng ta không nên nghĩ rằng đây chỉ là để kiềm chế Trung Quốc", ông cho biết.
Theo:
economictimes.indiatimes
Comments[ 0 ]
Post a Comment