Trung Quốc ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu dầu mỏ, nên một
trong những phương tiện để Mỹ kiểm soát về chính trị hoạt động nhập khẩu
này là thúc đẩy thiết lập các chế độ thân Mỹ tại các nước xuất khẩu dầu
mỏ hoặc tạo tình hình chính trị bất ổn tại các nước này.
Các vấn đề chính sách đối ngoại
Vấn đề chính sách đối ngoại chính của Trung
Quốc là việc nước này có các quốc gia đối thủ rất muốn làm họ lâm vào
tình trạng thảm hại và bất lực. Những quốc gia đối thủ đó không phải là
sự hiện thân của đại ác, họ đơn giản theo đuổi các lợi ích của mình, cả
lợi ích kinh tế lẫn lợi ích chính trị.
Đối
thủ đối ngoại chủ yếu của Trung Quốc là Mỹ. Phần lớn tầng lớp lãnh đạo
Trung Quốc hiểu rõ điều đó, vì thế họ không nhìn thấy triển vọng ở các
loại dự án có tính trang trí kiểu như G2 mà thi thoảng chính quyền
Washington lại soạn thảo ra.
Liên quan
đến thời gian trước khi đảng cộng sản Trung Quốc và cá nhân Mao Trạch
Đông lên cầm quyền ở Trung Quốc vào năm 1949, thì lợi ích của các nước
phương Tây và Nhật Bản tại Trung Quốc là ăn cướp và bóc lột nhân dân
Trung Quốc, đầu độc họ bằng thuốc phiện. Ngày nay, lợi ích của Mỹ, EU và
Nhật Bản đối với Trung Quốc không khác mấy so với trước đây, nhưng
chúng hoặc là bị ngăn chặn, hoặc là bị hạn chế bởi khả năng của quân đội
Trung Quốc.
Vậy lợi ích của Mỹ và đồng minh ở Trung Quốc nằm ở đâu?
Trước
khi trả lời câu hỏi này, cần lưu ý đến vấn đề sau đây. Ý tưởng về một
trật tự thế giới và vị trí của Trung Quốc trong đó sống trong đầu óc
giới chính trị gia phương Tây rất đơn giản. Một tỷ người Trung Hoa đỏ
phải sản xuất hàng hóa vật chất cho phương Tây với đồng lương 200
USD/tháng. Cái gọi là “tỷ bằng vàng” (Golden Billion) có quyền tùy ý
tiêu xài hàng hóa được sản xuất ở Trung Quốc và các nước khác thuộc thế
giới thứ ba. Phần lớn dân chúng các nước phương Tây đang làm việc trong
lĩnh vực dịch và và kiếm được 1.200 USD/tháng, bởi lẽ cũng phải có ai đó
làm công việc bảo vệ, chăm sóc y tế, giáo dục, văn phòng ở các văn
phòng bất động sản và nói chung là phục vụ một bộ phận đặc quyền (thường
là chiếm 20%) của “một tỷ bằng vàng”. Còn việc dọn rác trên đường phố
các thành phố phương Tây thì những lao động làm thuê nước ngoài từ các
nước Hồi giáo có thể giải quyết công việc quan trọng này một cách hiệu
quả, hơn nữa với mức thù lao rất khiêm tốn.
Như
vậy, thậm chí không phải lợi ích mà nhiệm vụ của Mỹ với tư cách quốc
gia lãnh đạo chính trị-quân sự của phương Tây là hiện thực hóa ý tưởng
nêu trên và bảo đảm hoạt động thông suốt của trật tự thế giới đã được
thiết lập.
Do đó, những sự kiện gần
đây gây ra sự khó hiểu nào đó. Cụ thể là việc Thủ tướng Trung Quốc Ôn
Gia Bảo đề nghị bỏ cấm vận vũ khí phương Tây đối với Trung Quốc và yêu
cầu của Trung Quốc đòi đưa nhân dân tệ vào giỏ SDR để đổi lấy trợ giúp
tài chính cho EU. Nỗ lực của một tỷ người Trung Hoa đỏ trở thành một
phần của “một tỷ bằng vàng” thật ngây ngô gần như là sự càn rỡ thành
thật.
Nhiệm vụ của Mỹ là giữ Trung Quốc trong sự kiểm
soát về quân sự, chính trị, kinh tế và ý thức hệ. Người lao động Trung
Quốc phải làm việc ngoan ngoãn và nhịp nhàng để cung cấp một nửa số sản
phẩm do họ sản xuất ra sang các nước phương Tây để đổi lấy miếng giấy in
nhiều màu do Cục Dự trữ liên bang Mỹ FED phát hành, tiêu thụ các sản
phẩm của Hollywood và coi nước Mỹ là ngọn hải đăng của tự do và thịnh
vượng.
Những cách thức và phương pháp
của Mỹ kiểm soát Trung Quốc rất khác nhau. Trước hết, chúng ta sẽ nói
đến một số khả năng chính trị nhằm giữ Trung Quốc trong vòng kiềm tỏa.
Mục
tiêu chính trị chủ yếu của Mỹ đối với Trung Quốc là cô lập quốc tế tối
đa, dựng vòng vây thù địch quanh đường biên giới Trung Quốc và dựng lên
một khối quân sự-chính trị chống Trung Quốc. Tất cả những điều đó đang
được thực hiện dưới ngọn cờ của học thuyết “Trở lại châu Á”.
Nền
tảng của khối chống Trung Quốc tương lai mà đúng hơn là đã hiện hữu sẽ
là Mỹ, các đồng minh của họ trong NATO, Australia (với tư cách nơi trú
đóng các căn cứ quân sự) và Nhật Bản. Washington cũng đang tích cực lôi
kéo Ấn Đội vào khối chống Trung Quốc. Ấn Độ có quan hệ thù địch từ lâu
với Trung Quốc, vốn thỉnh thoảng lại biến thành tranh chấp ngoại giao và
chiến tranh biên giới. Ấn Độ nằm trong câu lạc bộ hạt nhân, có chương
trình vũ trụ, nền tảng khoa học phát triển và triển vọng không tồi để
thách thức Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế.
Ngoài
ra, Mỹ cũng duy trì quan hệ hữu hảo với nhiều nước Đông Nam Á có xung
đột với Trung Quốc ở Biển Đông và nói chung là lo sợ sự tăng cường quân
sự của Trung Quốc trong khu vực. Hiện nay, Washington đang tìm cách
thiết lập quan hệ quan hệ đối tác quân sự-chiến lược với Việt Nam. Về
vấn đề này, có thể trích dẫn phát biểu của người đứng đầu Lầu Năm góc
vào mùa hè năm nay.
“Việc tiếp cận của các tàu quân sự Mỹ tới cơ
sở này (vịnh Cam Ranh) là yếu tố then chốt trong quan hệ của chúng tôi,
và chúng tôi nhìn thấy ở đây tiềm năng to lớn cho hợp tác. Sự hợp tác
với các đối tác như Việt Nam và sử dụng các vịnh như vịnh này có tầm
quan trọng đặc biệt trong bối cảnh chúng tôi đang chuyển các hạm tàu và
các căn cứ của chúng tôi tới đây, đến khu vực Thái Bình Dương”, Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói với các phóng viên trên boong tàu
vận tải Richard Byrd. Vịnh Cam Ranh là một trong những vị trí chiến lược
trọng yếu nhất cho phép kiểm soát Đông Nam Á.
Bởi lẽ Trung Quốc
ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu dầu mỏ, nên một trong những
phương tiện để Mỹ kiểm soát về chính trị hoạt động nhập khẩu này là thúc
đẩy thiết lập các chế độ thân Mỹ tại các nước xuất khẩu dầu mỏ hoặc tạo
tình hình chính trị bất ổn tại các nước này.
|
Ví dụ hùng hồn cho điều đó là các sự kiện ở
Sudan. Kể từ năm 1999, Trung Quốc đã đầu tư hơn 15 tỷ USD vào đất nước
Phi châu lạc hậu này. Năm 2006, Sudan đã trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ
lớn thứ tư vào Trung Quốc. Cùng năm, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở
thành nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.
Tuy
nhiên, các mỏ dầu Sudan lại tập trung ở miền nam nước này, từ đó dầu mỏ
được bơm qua các đường ống đến các cảng biển đầu mối ở miền bắc. Theo
khẳng định của nhà báo nổi tiếng William Engdahl,
Chính phủ Mỹ
đã tài trợ cho các phần tử ly khai Nam Sudan và công khai ủng hộ kết quả
trưng cầu dân ý năm 2011 về vấn đề tách khu vực khai thác dầu lửa của
nước này khỏi phần còn lại của Sudan.
Định
hướng chống Trung Quốc trong chính sách của Mỹ vốn được đẩy mạnh gần
đây không liên quan đến việc Washington muốn phá vỡ trật tự thế giới đã
hình thành, ném bom Bắc Kinh và tiến hành dân chủ hóa và phi cộng sản
hóa triệt để Trung Quốc. Hoàn toàn không phải thế. Chính phủ Mỹ, trái
lại, ủng hộ duy trì hiện trạng toàn cầu (không phù hợp với nó là các chế
độ mà Bộ Ngoại giao Mỹ gọi là “các nhà nước cứng đầu”) hình thành sau
khi Liên Xô sụp đổ, và đang nhiệt tình đóng vai sen đầm quốc tế.
Theo
chính phủ Mỹ, Trung Quốc và một số hành động của nước này nhằm có sự
độc lập và ảnh hưởng lớn hơn là một vấn đề đối với trật tự thế giới và
sự yên bình của thế giới. Chẳng hạn, mong muốn lộ liễu của Trung Quốc
bảo vệ các tuyến đường vận chuyển dầu mỏ đến Trung Quốc, trước hết là
tuyến “Liên châu” (chuỗi ngọc trai). Để làm thế, Trung Quốc cần có hàng
loạt căn cứ hải quân, căn cứ hậu cần và điểm tựa nằm dọc theo con đường
đi của các tàu chở dầu. Rõ ràng là các thỏa thuận của Trung Quốc với
Pakistan (Gwadar), Sri Lanka (Hambantota), Bangladesh (Chittagong)… chủ
yếu là nhằm mục tiêu này.
Comments[ 0 ]
Post a Comment