MANILA - Trước đó có khá nhiều hy vọng rằng một quá trình chuyển
đổi lãnh đạo tại Trung Quốc sẽ giúp giảm bớt căng thẳng ở vùng biển Đông Việt
Nam ( vùng biển phía Nam Trung Quốc) nhưng hy vọng đó đã trở nên phai mờ khi
Bắc Kinh ngày càng thể hiện hành động
quyết đoán hơn ở khu vực tranh chấp.
Thông báo gần đây của Trung Quốc là họ sẽ kiểm tra bất kỳ tàu
thuyền nào đi vào khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở vùng biển Đông
Việt Nam, điều này cho thấy rằng Trung Quốc đang gây ra mối đe dọa đối với tự
do hàng hải ở một trong những khu vực rất quan trọng đối với
thương mại toàn cầu.
Thêm vào những căng thẳng này, Bắc Kinh vừa qua cũng ban hành hộ
chiếu mới cho các công dân của mình, trên hộ chiếu này in vùng tuyên bố chủ
quyền đối với những khu vực không chỉ là nơi đang tranh chấp với Ấn Độ, Nhật
Bản mà quan trọng nhất là vùng Biển Đông Việt Nam. Động thái này đã gây ra một
loạt những sự cố ngoại giao mới đối với các nước đang có tranh chấp lãnh hải
như Philippines và Việt Nam.
Hơn nữa, một đồng minh quan trọng của Trung Quốc, Cam-pu-chia, họ
đã ngăn chặn những nỗ lực của các quốc gia trong hiệp hội ASEAN khi họ muốn đưa
những vấn đề tranh chấp này vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh,
điều này đã kích thích sự hiềm khích nhất định trong các quốc gia thành viên
ASEAN. Philippines, đã đưa ra những phản đối chính thức đối với sự việc này.
Có một số yếu tố có thể giải thích cho sự quyết đoán mới của
Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. Tập trung vào
việc củng cố quyền lực, lãnh đạo mới của Bắc Kinh rõ ràng là không lo nghĩ về
bất kỳ những rủi ro nào từ những phản ứng dữ dội có thể ập tới, điều này là sự
kế thừa lập trường cứng rắn từ thời đại Hồ Cẩm Đào.
Cũng như Israel đã thử nghiệm Obama-2 khi ông lên nắm quyền lại,
và để Israel kiểm tra cam kết tới Trung Đông của Hoa Kỳ bằng cách tung ra một
cuộc tấn công bất ngờ vào Gaza, và Tập Cận Bình ở Trung Quốc cũng có thể là như
vậy để thử thách Mỹ với cái được gọi là chiến lược "trọng tâm" Châu
Á-của Hoa Kỳ trong khu vực đồng minh. Hơn hai năm với chiến lược “trọng tâm”
của Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước vẫn còn kéo theo câu hỏi về tính khả thi của
chiến lược này, ý định của nó và tác động.
Đồng thời, các quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Philippines
và Việt Nam đã nâng cao các khẳng định của mình về các khu vực tranh chấp và bằng
nhiều cách khác nhau và qua nhiều lần để
không chỉ kiểm tra quyết tâm của Trung Quốc và để “lấy điểm” trong chính trị nội
bộ, không chỉ vậy đây cũng là cách để khuyến khích Mỹ tham gia vào với các chiến
lược lớn ...
Thời điểm của những hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc
là cả một bài học. Trong năm 2010, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tổ chức tại
Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã trực tiếp đưa Mỹ vào tranh chấp biển
Đông Việt Nam bằng cách nói rằng đất nước của mình ( Hoa Kỳ) có "lợi ích
quốc gia" trong vấn dề "tự do hàng hải" ở Tây Thái Bình Dương,
bao gồm cả các vùng biển và quần đảo quanh quần đảo đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Obama quyết định lựa chọn khu vực Đông Nam Á là điểm đến nước
ngoài chính thức đầu tiên của ông để gửi
các tín hiệu đối với nhiệm kỳ của ông - ít nhất cũng là sự tượng trưng - cam
kết của chính quyền ông khi tái khẳng định vai trò của Mỹ như là một "then
chốt cho sự ổn định và thịnh vượng của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.”
"Hoa Kỳ là một quyền lực ở Thái Bình Dương và có lợi ích trực
tiếp chặt chẽ liên kết với an ninh châu Á, kinh tế, và cả trật tự chính trị," cố vấn An ninh Quốc
gia Hoa Kỳ ông Tom Donilon nhận xét về chuyến đi châu Á của Tổng thống Obama
gần đây, các điểm dùng chân của Obama bao gồm Campuchia, Myanmar và Thái Lan,
thành công "của Mỹ trong thế kỷ 21 gắn liền với sự thành công của châu Á
"...
Asia Times
Comments[ 0 ]
Post a Comment