Mặc dù quan hệ Việt - Trung năm qua có những tiến triển nhất định, song đáng tiếc Trung Quốc lại tiến hành những sự vụ liên quan tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông làm ảnh hưởng đà phát triển ổn địnhquan hệ song phương.
Hợp tác quan hệ giữa hai nước trong năm qua được duy trì và có những tiến triển nhất định. Về chính trị, hai bên tiếp tục duy trì các hoạt động trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao.
Nhân dịp Trung Quốc tổ chức đại hội đảng, Việt Nam đã cử Trưởng Ban Đối ngoại TƯ Hoàng Bình Quân sang chúc mừng thành công đại hội và chuyển điện mừng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Tổng bí thư Tập Cận Bình.
Trưởng Ban Đối ngoại TƯ Hoàng Bình Quân (trái) hội kiến ông Lưu Vân Sơn, Bí thư Ban Bí thư TƯ ĐCS Trung Quốc tại đại lễ đường nhân dân. Ảnh: TTXVN
Giao lưu trao đổi giữa các bộ, ngành, địa phương và giao lưu nhân dân tiếp tục được triển khai như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung lần thứ 13 tại Trung Quốc, hội nghị các tổ chức hữu nghị nhân dân ASEAN - Trung Quốc lần thứ 7 tại Việt Nam...
Về hợp tác kinh tế, kim ngạch thương mại hai chiều tính đến tháng 10 đạt 33,67 tỷ USD (tăng 17,4%).
Tình hình biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ cơ bản ổn định. Đối với vấn đề trên biển, hai bên đã có những trao đổi cụ thể nhằm thực hiện nhận thức chung cấp cao.
Sóng ở Biển Đông
Mặc dù quan hệ Việt - Trung năm qua có những tiến triển nhất định, song đáng tiếc Trung Quốc lại tiến hành những sự vụ, hành động liên quan tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông làm ảnh hưởng đà phát triển quan hệ song phương ổn định, mà lẽ ra đã có thể tiếp tục được củng cố hơn nữa.
2012 thực sự ghi nhận những hành động leo thang của Trung Quốc liên quan tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, đặc biệt từ nửa sau năm này, không chỉ khuấy động sóng ở Biển Đông mà còn đặt mối quan hệ Việt - Trung đứng trước những thử thách sâu sắc.
VietNamNet điểm lại một số diễn biến phức tạp, những hành động đơn phương nghiêm trọng của Trung Quốc:
Lập cái gọi là "thành phố Tam Sa"
Thông tin phía Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam) được phát đi cuối tháng 6.
Đến tháng 7, Trung Quốc chính thức lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" có trụ sở đặt tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bất chấp sự phản đối của cộng đồng
quốc tế.
Trung Quốc chính thức thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" có trụ sở đặt tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Chinadaily
Ngay sau đó, phía Trung Quốc ráo riết củng cố cái gọi là bộ máy
chính quyền"
Tam Sa" như xây bến cảng, sân bay, cầu tàu, văn phòng hành chính...
Không chỉ vậy, tiếp tục các hoạt động phi pháp mà Việt Nam khẳng định là "hoàn toàn
vô giá trị," "thị ủy" và "chính quyền" cái gọi là "thành phố Tam Sa" còn dự định sẽ lần lượt khởi công xây dựng các công trình về xử lý chất thải,
chung cư, đường đi tại Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm của Việt Nam)...
1/10, Trung Quốc tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa; 3/10, Hạm đội Nam Hải Trung Quốc diễn tập trực chiến khẩn cấp tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa...
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định những hoạt động của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.
Mời thầu 9 lô dầu khí
Tháng 6, Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Đến tháng 8, nước này lại mời thầu quốc tế tại lô dầu khí 65/12
xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Người phát ngôn Lương Thanh Nghị khẳng định, đây là hành động phi pháp và không có giá trị.
9 lô dầu khí mà CNOOC mở thầu quốc tế hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam
Ông nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt - Trung, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Bắt giữ tàu cá, ngư dân
Năm qua, Trung Quốc đã bắt giữ 21
ngư dân và 2 tàu cá của Việt Nam tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong công hàm trao cho Đại sứ quán Trung Quốc, Việt Nam phản đối hành động của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, yêu cầu phía Trung Quốc thả vô điều kiện các ngư dân và tàu cá, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.
Sau khi Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao ở mức cao, phía Trung Quốc đã buộc phải thả 21 ngư dân và 1 tàu cá.
Hộ chiếu 'lưỡi bò'
Việc Trung Quốc chính thức lưu hành hộ chiếu phổ thông điện tử in bản đồ đường
lưỡi bò thực tế đã diễn ra từ tháng 5. Ngay sau khi phát hiện, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái trên hộ chiếu này.
Hộ chiếu mới của Trung Quốc có kèm bản đồ "lưỡi bò". Ảnh: Bussiness Insider
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định việc làm trên của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông.
Leo thang vi phạm
23/11, Trung Quốc xuất bản
bản đồ “Tam Sa”, phạm vi bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
27/11, tỉnh
Hải Nam thông qua bản sửa đổi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, trong đó đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào phạm vi áp dụng.
30/11, trong khi tàu Bình Minh 02 của Việt Nam đang tiến hành thăm dò địa chấn bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam thì bị 2 tàu cá Trung Quốc cố tình cản trở và gây
đứt cáp, bất chấp các lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh báo.
Linh Thư
Comments[ 0 ]
Post a Comment