Ngay cả khi có một nước “chư
hầu” là Campuchia làm Chủ tịch luân phiên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN), Trung Quốc cũng khó có thể kiềm chế các nước thành viên
ASEAN trong vấn đề giải quyết những tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh
với một số nước thành viên hiệp hội này.
Sự
thất vọng và mỉa mai là điều rõ ràng, khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Trung Quốc Tần Cương nêu ra “bài toán” chưa có lời giải đằng sau những
mối quan hệ phức tạp của Trung Quốc với ASEAN.
Đầu tiên, ông Tần Cương nói về một bài
toán phải tính đến hội nghị cấp cao Đông Á của ASEAN – cơ chế “10+8” –
10 nước ASEAN và 8 cường quốc khác, trong đó có Trung Quốc và Mỹ. Sau
đó, ông Tần Cương nói rằng có “một bài toán khác” bên trong bản thân
ASEAN. “Đó là bài toán 10+2,” ông Tần Cương nhấn mạnh, một ám chỉ rõ
ràng nhằm vào Philippines và Việt Nam, hai quốc gia ASEAN mà Bắc Kinh lo
ngại đang thực hiện chiến dịch quốc tế hóa những tranh chấp Biển Đông
với Trung Quốc. “Và cái nào lớn hơn?” Ông Tần Cương tự đặt câu hỏi tu từ
bên lề Hội nghị cấp cao Đông Á vừa diễn ra tại Phnompenh.
Thật không may, các nước ASEAN đang cảnh
báo rằng những cách “cách giải toán chính trị” đang tiến hành hiện nay
không đơn giản như vậy, khi khu vực Đông Nam Á phát hiện ra rằng họ bị
lôi kéo vào sự đối địch chiến lược mở rộng giữa Trung Quốc và Mỹ.
Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những
thách thức đang ngày càng gia tăng từ ASEAN xung quanh tranh chấp Biển
Đông khi một năm đầy tranh cãi của Campuchia trên cương vị Chủ tịch luân
phiên ASEAN chấm dứt. Mặc dù đã gặp nhiều khó khăn, ít nhất thì trong
ngắn hạn, thời gian 1 năm Campuchia làm Chủ tịch ASEAN là điều tốt cho
Bắc Kinh.
Campuchia, một nước nhận viện trợ của
Trung Quốc trong thời gian dài, đã bị cáo buộc thực hiện những mệnh lệnh
của Trung Quốc trong những tháng gần đây nhằm trì hoãn sự tập trung
đang được tăng cường của ASEAN trong việc giải quyết những tranh chấp
lãnh hải trên Biển Đông, cần phải nhớ rằng, mục đích cuối cùng của Trung
Quốc là muốn dàn xếp việc giải quyết những tranh chấp cụ thể với từng
nước có tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông – điều mà hầu hết các
chuyên gia phân tích tin rằng sẽ có lợi rõ ràng cho Bắc Kinh.
Đầu tiên, Campuchia đã gây ra sự đổ vỡ
lịch sử của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 (AMM-45) hồi tháng 7
vừa qua, khi những tranh cãi về việc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển
Đông như thế nào đã gây ra những hiềm khích chưa từng có tiền lệ giữa
các nước thành viên ASEAN. Trong nhiều thập kỷ, ASEAN luôn đặt sự đồng
thuận lên trên tất cả. Thế nhưng, lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm tồn
tại của hiệp hội này, các Ngoại trưởng ASEAN đã không thể đưa ra được
một thông cáo chung.
Sau thất bại đó, các nhà lãnh đạo đã đến
Phnompenh với quyết tâm thúc đẩy tiến triển về một Bộ quy tắc ứng xử
mang tính chất ràng buộc với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông nhằm quản lý
tốt hơn những căng thẳng trong vấn đề này. Đến nay, tất cả vẫn dừng ở
mức quyết tâm không để vấn đề này làm sa lầy các vấn đề khác như kinh
tế, thương mại và hội nhập.
Hôm 17/11 vừa qua, Campuchia, nước chủ
nhà Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7, đã
tuyên bố rằng các nhà lãnh đạo ASEAN đã chính thức nhất trí từ nay trở
đi không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao
Campuchia Kao Kim Hourn nói thêm rằng các cuộc đàm phán giữa ASEAN với
Trung Quốc sẽ là diễn đàn duy nhất cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp
chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông. Tuy nhiên, tuyên bố mà Campuchia đưa
ra đã làm dấy lên nhiều nghi vấn, và thỏa thuận mà Campuchia nói đến
trên thực tế không tồn tại.
Với việc các nhà lãnh đạo, bao gồm Tổng
thống Mỹ Barack Obama và các đồng minh đến từ Nhật Bản, ôxtrâylia, tập
trung tại Phnompenh với quyết tâm nêu lên sự cần thiết phải giảm bớt
những va chạm trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, thì đó là một thỏa
thuận đáng chú ý, và là một chiến thắng dành cho nỗ lực vận động hậu
trường của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, sự đồng thuận mà Campuchia
rêu rao chỉ kéo dài chưa đầy một ngày. Phái đoàn Philippines do Tổng
thống Benigno Aquino dẫn đầu, đã lên tiếng phản đối, tố cáo Campuchia
xuyên tạc và cảnh báo rằng không có một thỏa thuận nào như vậy, đồng
thời khẳng định quyền tìm kiếm sự quốc tế hóa vấn đề Biển Đông nếu như
Manila cảm thấy rằng chủ quyền quốc gia của họ bị đe dọa.
Sự đoàn kết của ASEAN lại bị phá vỡ và
Biển Đông dường như đã quay trở lại chương trình nghị sự toàn cầu mở
rộng, bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh , Các phái viên ASEAN đã xác
nhận rằng không có thỏa thuận chính thức nào về việc hạn chế các cuộc
thảo luận liên quan vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Cuối cùng, một số người trong cuộc đã bị
ngạc nhiên bởi sự đổi hướng của những sự kiện, Trên hết, Thủ tướng Hun
Sen của Campuchia, một cựu chỉ huy Khmer Đỏ giờ đây được coi là nhân vật
lãnh đạo cuối cùng thiên về bạo lực chính trị tại Đông Á – không chỉ
nổi tiếng về sự xảo quyệt ngoại giao của ông ta. Khi các phái viên được
đưa đến Cung điện Hòa bình của Hun Sen do Trung Quốc xây dựng, họ phát
hiện trên những bức tường giăng đầy những băng rôn ca ngợi mối quan hệ
“trường tồn” của Campuchia với Trung Quốc và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Những
băng rôn đó sẽ được giữ lại cả tuần, ngay cả khi các nhà lãnh đạo 16
quốc gia khác có những phát biểu tại Cung điện Hòa Bình.
Những người quan sát kỹ hơn sẽ thấy
những hàng binh sĩ vây quanh các con phố với những khẩu súng trường kiểu
097 và xe môtô do Trung Quốc sản xuất.
Báo chí địa phương thì tràn ngập thông
tin trong cuộc gặp với Thủ tướng Hun Sen, Ôn Gia Bảo đã cam kết thực
hiện thỏa thuận viện trợ 50 triệu USD cho Campuchia, một cam kết giá trị
nhất trong số những thỏa thuận tổng trị giá 500 triệu USD mà Trung Quốc
đã đưa ra hồi tháng 9 trong tất cả các lĩnh vực quan hệ giữa hai nước,
từ phát triển mở rộng, đến kinh tế và thương mại. Những thỏa thuận này
đã đưa Trung Quốc trở thành đối tác quốc tế quan trọng nhất của
Campuchia.
Một phái viên ASEAN tuyên bố: “Chắc chắn
Hun Sen đã thực hiện nhiệm vụ mà Trung Quốc giao cho trong năm nay. Tuy
nhiên, điều đó chỉ giúp Bắc Kinh trì hoãn, chứ không phải là thành công
hoàn toàn. Nó cũng dẫn đến một quyết tâm đã được làm mới để đưa các
cuộc đàm phán quay trở lại đúng hướng và có thể tiến triển hơn. Mọi
người đều muốn nhặt những mảnh vỡ lên và tiến về phía trước”.
Trong khi mối quan hệ với Campuchia vẫn
mang ý nghĩa chiến lược sâu sắc, các quan chức và học giả Trung Quốc
cũng đã nhấn mạnh những thách thức phía trước khi chức Chủ tịch luân
phiên ASEAN được chuyển cho Brunây.
Vương quốc giàu dầu mỏ này – chế độ quân
chủ hoàn toàn cuối cùng ở Đông Nam Á – sẽ là một “cục than nóng” đầy
khó khăn đối với Trung Quốc. Dù là một nước khá lặng lẽ trong ASEAN,
nhưng Brunây là một trong 4 đối thủ tuyên bố chủ quyền với Trung Quốc ở
Biển Đông, bên cạnh Philippines, Việt Nam và Malaysia.
Singapore – nước muốn thấy tiến triển
trong năm tới về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông – và các quốc
gia khác đã kín đáo giúp đỡ Brunây để nước này sẵn sàng quay trở lại
ánh đèn sân khấu ngoại giao.
Một sự phức tạp tiềm tàng là việc xoay
vòng chức Tổng Thư ký ASEAN – một vị trí ít quyền lực nhưng có ảnh hưởng
đáng kể. Cựu Ngoại trưởng Thái Lan Surin Pitsuwan đã trao lại chức vụ
này cho nhà ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh, người sẽ nắm giữ chức vụ
này trong 5 năm.
Ông Lê Lương Minh, một người có nhiều
kinh nghiệm làm việc tại Liên hợp quốc, dự kiến sẽ duy trì mạnh mẽ sự
thúc đẩy của ASEAN đối với Bộ quy tắc ứng xử về vấn đề Biển Đông trong
chương trình nghị sự của tổ chức này.
Cựu Tổng Thư ký Surin Pitsuwan đã có
những lúc có vẻ như miễn cưỡng đi vào những chi tiết về căng thẳng Biển
Đông, ngoài những lời kêu gọi nhẹ nhàng về sự đoàn kết. Khi bầu không
khí “tăng nhiệt”, ông Surin đã lẩn tránh báo chí.
Tuy nhiên, tân Tổng Thư ký ASEAN Lê
Lương Minh sẽ có nguy cơ bị chỉ trích nếu như ông này quá thẳng thắn
trons việc thể hiện lập trường của Hà Nội chống Trung Quốc.
Vị trí Tổng Thư ký ASEAN vẫn là một điều
gì đó cho thấy một công việc có tiến triển và là một cơ hội cho ông Lê
Lương Minh biến điều đó trở nên quan trọng hơn. Như một số học giả đã
nhấn mạnh, ASEAN cần nhiều hơn ở một vị tướng, thay vì chỉ là một thư
ký.
Những vấn đề mà ông Lê Lương Minh sẽ
phải đối mặt ít nhất không là gì khác ngoài một cuộc chiến vì tinh thần
của ASEAN. Lại một lần nữa ASEAN thấy mình đứng ở trung tâm của các đổi
thủ hùng mạnh như thời kỳ cao trào của thời Chiến tranh Lạnh. Và dĩ
nhiên là không ai muốn thấy lại kỷ nguyên đẫm máu đó.
Theo cách nói khoa trương của Wasington,
việc Mỹ tái can dự khắp Đông Nam Á là một phần của nỗ lực nhằm định
hình sự trỗi dậycủa Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải tuân theo các quy
chuẩn quốc tế. Với sự thận trọng đáng kể, Mỹ đã củng cố những nỗ lực của
các nước ASEAN trong việc phối hợp và tổ chức những phản ứng ngoại giao
đối với những thách thức từ phía Trung Quốc. Ví dụ, trong khi
Philippines công khai đứng ra phản đối, những nước khác đang giúp đỡ ở
hậu trường.
Về phía Trung Quốc, các quan chức và học
giả nước này đã cho thấy rõ ràng rằng ở hướng ngược lại, họ quyết tâm
định hình sự trỗi dậy của ASEAN. Trung Quốc cần phải không bị đe dọa,
kiềm chế hay thách thức tại sân sau hàng hải của riêng họ, và những
tranh chấp song phương phải không trở thành chủ đề để nước ngoài can
thiệp.
Như Giáo sư Tra Đạo Quýnh của Đại học
Bắc Kinh (Hồng Công) đã nóigần đây, Trung Quốc không quan tâm đến một
ASEAN bị chia rẽ, nhưng Trung Quốc phải cẩn thận, trong thời gian dài
ASEAN không phát triển giống như một Liên đoàn Arập ngày càng quyết đoán
và theo chủ nghĩa can thiệp. Giáo sư Tra Đạo Quýnh nói rằng Trung Quốc
có một lợi ích chiến lược ở trong khối ASEAN vững mạnh, đoàn kết và có
khả năng dẫn dắt các cuộc họp của khu vực mà không có các cường quốc bên
ngoài, nhưng Trung Quốc phải duy trì được chương trình nghị sự lâu dài
là kiến tạo hòa bình và tránh xung đột, thay vì làm bất kỳ điều gì quyết
liệt hơn. Theo Giáo sư Tra Đạo Quýnh, Trung Quốc sẽ không bao giờ muốn
thấy việc hình thành một nhóm các nước “đấu tranh bằng hành động quân sự
bên trong bản thân nhóm đó hoặc chống lại các nước khác ở bên ngoài”.
Một số nước ASEAN rõ ràng muốn Trung
Quốc nhận thức rõ hơn về sức mạnh của nước này, và từ bỏ những hành động
gần đây vì những mối quan hệ tốt đẹp.
Theo hãng tin Bloomberg, khi Tổng thống
Philippines Aquino trở về Manila sau khi đưa ra một lời kêu gọi quốc tế
hành động khẩn cấp, nhà lãnh đạo này đã khẳng định rằng chính phủ của
ông vẫn muốn Trung Quốc “trở thành ví dụ về sự khôn ngoan và đi đầu
trong việc tìm kiếm hòa bình”. Tổng thống Aquino nói: “Khu vực của chúng
ta có nhiều nơi rất khác nhau và sự hài hòa của khu vực có thể dễ dàng
bị phá vỡ bởi việc làm chệch hướng chính trị, quân sự hoặc sức mạnh kinh
tế”.
Chỉ cách đây 4 năm, Trung Quốc đã thành
công trong việc giữ cho các nước ASEAN chính thức yên lặng trong vấn đề
Biển Đông. Những sự kiện gần đây đã chứng tỏ rằng bất chấp những nồ lực
đáng kể, những tính toán giờ đây đã trở nên phức tạp hơn nhiều.
Tài liệu tham khảo đặc biệt - TTXVN - REDS.VN
Comments[ 0 ]
Post a Comment