Việc Trung Quốc tự đóng hạm đội tàu sân bay có sức mạnh tương đương với
Hải quân Mỹ, phát triển của lực lượng hỗ trợ hoạt động trên đại dương
của nó, cũng như thiết lập mạng lưới căn cứ hải quân và các trạm tiếp tế
tất yếu đưa Trung Quốc tới sự đụng độ quân sự với Mỹ.
Các vấn đề chiến lược quân sự
Các nhiệm vụ chiến lược quân sự của Trung Quốc
phần nhiều được quy định bởi các nhu cầu của hoạt động ngoại thương và
các vấn đề chính sách đối ngoại của họ có liên quan đến hoạt động này.
Vậy giữa sức mạnh quân sự, ngoại thương và chính sách đối ngoại nói
chung có thể có liên hệ như thế nào? Ví dụ, nếu một quốc gia nào đó phụ
thuộc vào các nguồn cung tài nguyên bằng đường biển, thì rõ ràng là xu
hướng xây dựng quân đội của nước đó thiên về ưu tiên phát triển hải
quân.
Nếu các tuyến đường biển nhập
khẩu năng lượng có chiều dài khá xa, khi đó, quốc gia ấy cần phải quan
tâm đến việc xây dựng các binh đoàn tàu sân bay và các căn cứ hải quân,
các trạm tiếp tế ở nước ngoài. Đó là con đường mà Trung Quốc hiện nay
buộc phải đi uống bởi vì kinh tế Trung Quốc đang có tính chất kinh tế
“hải đảo”.
Nhật Bản dựa vào sự bảo trợ
của quân đội Mỹ để giải quyết các vấn đề an ninh cho hoạt động vận
chuyển hàng hóa đường biển của mình. Dĩ nhiên, để đổi lấy sự bảo trợ đó,
Nhật buộc phải nhượng bộ Mỹ cả trong lĩnh vực chính trị lẫn kinh tế.
Điều đó không thể thỏa mãn toàn thể người Nhật, nhưng nhưng họ đã thua
cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương.
Gần
đây, Trung Quốc đã đóng hoàn thiện tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của
mình vốn do Liên Xô thiết kế. Đúng hai tháng sau sự kiện này, vào ngày
21/11/2012, Tổng giám đốc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc Hu
Wenmin cho biết: “Chúng ta phải tăng cường các dự án phát triển và năng
lực sản xuất sản xuất vũ khí và trang bị của mình để bù đắp sự thiếu hụt
chúng của nước ta và tự chủ đóng các tàu sân bay của mình”.
Tuyên
bố của Hu Wenmin không phải là một sự tuyên chiến, đó là một tuyên bố
về ý định. Tuy nhiên, khi hải quân Trung Quốc phát triển theo phương
hướng mà Hu Wenmin nêu ra, một cuộc đụng độ quân sự Mỹ-Trung là không
thể tránh khỏi. Có thể nó sẽ xảy ra vào gần năm 2020, khi hải quân Trung
Quốc vẫn đạt khả năng chiến đấu tối đa có thể của nó. Con số 2020 khá
thường xuyên thấp thoáng trong các phát biểu của các quan chức chính phủ
cao cấp nhất của Mỹ.
|
Một cuộc đụng độ quân sự Mỹ-Trung là không thể tránh khỏi và có thể sẽ xảy ra vào gần năm 2020 |
Chúng ta giả sử ban lãnh đạo Trung Quốc đã
quyết định thách thức Mỹ trong cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát hoạt
động nhập khẩu dầu mỏ bằng đường biển đến Trung Quốc. Những vấn đề gì
đang chờ đợi Bắc Kinh?
Trước hết, việc
đóng các tàu sân bay và các hạm tàu hỗ trợ cho chúng là một công việc
rất tốn kém. Ví dụ, tàu sân bay mới nhất George W. Bush của Mỹ (đưa vào
biên chế Hải quân Mỹ vào năm 2009) tiêu tốn của người nộp thuế Mỹ 6,2 tỷ
USD, nghĩa là bằng 10% tổng ngân sách quốc phòng của một quốc gia như
Pháp chẳng hạn. Pháp hiện đứng thứ năm thế giới về chi tiêu quốc phòng.
Nhân
đây, liệu có cần nhắc lại về lỗ hổng ngân sách Mỹ mà Tổng thống George
W. Bush đã tạo ra và ông ta đã chi ngân sách như thế nào cho quốc phòng
trong 8 năm cầm quyền của mình?
Chi
phí đóng một tàu sân bay thế hệ mới Gerald R. Ford của Mỹ ước 8,1 tỷ
USD, chưa tính 2,4 tỷ USD chi cho nghiên cứu và thiết kế-thử nghiệm.
Hiển nhiên, chi phí thực tế cho một siêu tàu sân bay mới sẽ cao hơn
nhiều. Bạn có biết tất cả những yếu tố liên quan đến xây dựng quân đội
và đường sá đó không?
Ai cũng biết
Trung Quốc đã kiếm được khối đô la nhờ xuất khẩu giày thể thao sang Mỹ
và EU. Việc đóng các tàu sân bay có thể là một khoản đầu tư tốt đối với
Bắc Kinh. Nhưng có một cái “nhưng”. Cục Dự trữ liên bang FED của Mỹ phát
hành thứ tiền mà các thương nhân trên khắp thế giới đã vui vẻ nhận để
thanh toán trong hơn 100 năm qua. Tuy nhiên, kết quả nhiệm kỳ tổng thống
của George W. Bush con cho thấy rằng, chi tiêu quốc phòng có thể làm
hỏng trật bánh nền kinh tế của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, hơn nữa
là trong thời gian rất ngắn.
Hai là, Mỹ đóng tàu sân bay kể từ
những năm 1920. Họ đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt là
trong đào tạo nhân lực. Ông George Friedman thuộc cơ quan phân tích
Stratfor nói một cách chính xác: “Cần nhiều thế hệ để đào tạo các đô đốc
và đội ngũ nhân viên có khả năng chỉ huy các cụm tàu sân bay chiến đấu.
Vì Trung Quốc chưa bao giờ có các cụm tàu sân bay tiến công, họ cũng
chưa bao giờ có các đô đốc chỉ huy các cụm tàu đó”.
|
Nhìn chung, tình trạng quan hệ Mỹ-Trung hơi
giống quan hệ Mỹ-Nhật vào nửa đầu của thế kỷ XX. Cần lưu ý rằng, Mỹ có
khả năng tạo ra những vấn đề lớn cho chính mình. Ta cũng đã biết lý do
tại sao Chuẩn tướng hải quân Perry đã buộc Nhật Bản mở cửa. Ta cũng biết
lý do tại sao tư bản Anh và Mỹ tài trợ cho Nhật Bản hiện đại hóa và xây
dựng lực lượng hải quân của nước này. Tất cả những điều đó được làm để
chống lại nước Nga và đã kết thúc bằng thất bai của Nga trong trận hải
chiến Tsushima. Còn những gì đã diễn ra sau đó cũng rất nên nhớ lại. Cỗ
máy chiến tranh Nhật Bản đã được vun trồng bằng nguồn vốn của Anh-Mỹ vì
sao đó đột nhiên quay lại chống lại những kẻ đã xây dựng nên nó.
Dựa
vào các nguồn tài nguyên của Trung Quốc đại lục, Nhật Bản đã hoàn toàn
có thể đối kháng với Mỹ ở Thái Bình Dương và thậm chí có thể đã đánh bại
Mỹ. Nếu không có bom nguyên tử, Mỹ đã không thể đánh bại Nhật Bản. Điều
đó là hoàn toàn rõ ràng. Washington có bom, còn Tokyo thì không, do đó,
mối quan hệ giữa hai kẻ thù tử đối đầu đã đạt đến một trình độ mới sau
ngày 6 và 9/8/1945.
Như vậy, cũng giống như với Nhật Bản,
Washington đã đóng góp khá nhiều cho sự trỗi dậy và phát triển của Trung
Quốc. Chẳng lẽ, nguồn vốn của phương Tây nói chung và của Mỹ nói riêng
đã đóng góp ít cho sự vươn lên của kinh tế Trung Quốc và tiến bước của
nước này lên những đỉnh cao quyền lực?
Điều dễ hiểu là Mỹ
và EU đã mở các thị trường của mình cho Trung Quốc xuất phát từ những lý
do trục lợi. Rõ ràng là họ cũng đã bóp chết nền công nghiệp của mình vì
cùng những lý do đó.
Washington hiện tại có thể lôi ra cái gì từ
ống tay áo để chống lại Trung Quốc như đã xảy ra với Nhật Bản vào tháng
8/1945? Không được quên rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ thường tổ chức kích động
một cách có hệ thống về việc Bắc Triều Tiên sở hữu bom hạt nhân, điều
đó có thể thực sự tồn tại hoặc là một điều hư cấu khéo léo tạo ra. Trung
Quốc thực sự có các tên lửa đường đạn hạt nhân xuyên lục địa. Điều đó
đã được xác minh.
Tuy nhiên, đó là các vấn đề của Mỹ và NATO, chứ không phải của Trung Quốc.
Như
vậy, việc Trung Quốc tự đóng hạm đội tàu sân bay có sức mạnh tương
đương với Hải quân Mỹ, phát triển của lực lượng hỗ trợ hoạt động trên
đại dương của nó, cũng như thiết lập mạng lưới căn cứ hải quân và các
trạm tiếp tế tất yếu đưa Trung Quốc tới sự đụng độ quân sự với Mỹ.
|
Hơn nữa, việc Trung Quốc nhảy vào một cuộc chạy
đua vũ trang với Mỹ có thể kết thúc bằng những vấn đề kinh tế nghiêm
trọng và làm khánh kiệt nước này. Không nên quên rằng, Cục Dự trữ liên
bang Mỹ vẫn đang phát hành loại tiền tệ toàn cầu và như vậy, Mỹ vẫn nắm
giữ một lợi thế cực mạnh trong đấu tranh với bất kỳ đối thủ cạnh tranh
kinh tế nào.
Không nhất thiết bác bỏ quyền của Trung Quốc tự đóng
hạm đội tàu sân bay của họ, nhưng tiến hành chạy đua vũ trang với một
quốc gia mà Trung Quốc hiện đang xây dựng sự phồn thịnh kinh tế của mình
dựa vào hoạt động thương mại với quốc gia đó là một việc khá vô lý.
Vậy,
Trung Quốc không có lối thoát và không có cơ hội tự giải thoát khỏi
xiềng xích của chính sách thực dân mới của phương Tây ư? Không phải vậy.
Có
lẽ, việc dựa vào các phương pháp đã biết như “đa dạng hóa” và “đáp trả
phi đối xứng” sẽ là phương án lựa chọn tốt nhất đối với Trung Quốc trong
cuộc đấu tranh chống lại sự bóc lột của phương Tây. Nhưng điều đó sẽ
được đề cập trong phần 4 của bài báo.
Comments[ 0 ]
Post a Comment