Chính sách hướng Đông kết trái
Thursday, December 20, 2012
Hôm nay Ấn Độ sẽ chào đón các Bộ trưởng từ khắp Đông Nam Á đến New Delhi để tham dự một hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Ấn Độ.
Mặc dù nỗ lực của New Delhi có thể là nhằm tới việc tham gia vào nền kinh tế năng động của khu vực Đông Nam Á , nơi Ấn Độ đã đưa ra chiến lược “Chính sách hướng Đông,” trong những năm gần đây đã có những thành tựu chứng minh cho sự tiến bộ bền vững và rằng cả hai bên có thể tự hào.
Không phải là một dịp để tán dương ca ngợi, mà là một cơ hội để Ấn Độ tăng gấp đôi những nỗ lực để tăng cường quan hệ với khu vực và đó phải là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại.
Kinh tế là trung tâm của việc Ấn Độ hợp tác với các nước láng giềng ở phía đông. Trong tháng 8 năm 2011, Ấn Độ đã thực hiện một thỏa thuận tự do thương mại với ASEAN, dau một thời gian dài chờ đợi, bổ sung các hiệp ước thương mại hiện có với Singapore và Malaysia. Một thỏa thuận song song bao gồm các dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ đạt được trước hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 20 năm quan hệ Ấn Độ - ASEAN.
Cởi trói cho nền kinh tế Ấn Độ, những nỗ lực này sẽ cung cấp một sự thúc đẩy thương mại song phương lớn hơn mức 79,2 tỷ USD trong năm 2011-2012.
Như Thủ tướng Singh đã lưu ý, chính sáchHướng Đông nó "không chỉ đơn thuần là một chính sách kinh tế đối ngoại, mà nó còn là một sự thay đổi chiến lược trong tầm nhìn của Ấn Độ trên thế giới ..."
Nhằm mục đích đó, New Delhi đã thăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực Đông Nam Á bằng cách nuôi dưỡng các mối quan hệ chiến lược và quốc phòng với Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam cùng các cuộc diễn tập quân sự chung, trao đổi quân sự cấp cao và hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Từ năm 1995, các quốc gia Đông Nam Á đã tham gia vào cuộc tập trận Milan diễn ra hai năm một với Ấn Độ.
Không chỉ là những cuộc tập dượt nhằm giới thiệu khả năng hải quân của Ấn Độ mà nó còn góp phần tăng cường khả năng tương tác với hải quân các nước trong khu vực và tích cực để có thể định hình nhận thức và chia sẻ các mối quan tâm an ninh, chẳng hạn như bảo vệ các tuyến đường biển của khu vực Đông Nam Á.
Với việc Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy tham vọng chủ quyền ở vùng biển Đông Việt Nam và những hùng biện về chính sách “trọng tâm châu Á” của Obama với việc thiếu đi những nguồn lực, Ấn Độ đã và đang trở thành một đối tác ngày càng hấp dẫn trong khu vực.
Trong khi đó, trước đây New Delhi tránh xa trong việc tham gia vào các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực, nhưng thời gian vừa qua, Ấn Độ đã tuyên bố họ sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng như sự sẵn sàng để thực hiện thăm dò khai thác dầu khí cũng như thực hiện các cuộc diễn tập quân sự chung và không quan tâm tới sự phản đối của Bắc Kinh.
Tuyên bố mới đây của Đô đốc DK Joshi rằng Hải quân Ấn Độ sẽ can thiệp để bảo vệ 4 lô dầu khí ngoài khôi bờ biển Việt Nam, nơi thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng Bắc Kinh vẫn tuyên bố chủ quyền, đây là tuyên bố cứng rắn đầu tiên của Ấn Độ trong những năm gần đây, mặc dù vẫn có những lời đồn đoán về việc Ấn Độ sẽ đánh mất những lợi ích tại đây.
Hơn nữa, tuyên bố này được đưa ra sau khi chính quyền tỉnh Hải Nam Trung Quốc phát đi tuyên bố rằng họ sẽ kiểm tra tất cả các tàu thuyền nước ngoài ở khu vực biển Đông Việt Nam. Và tuyên bố này rõ ràng là một nền tảng vững chắc cho việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược lâu dài trong khu vực.
Mặc dù đã có những thành tựu, nhưng cần nhiều hơn nữa các nỗ lực để làm sâu sắc thêm mối quan hệ của Ấn Độ với Đông Nam Á và thực hiện lời hứa để nó thực sự "hướng đông". Mặc dù suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến người ta nhìn thấy Châu Á tăng thị phần trong khả năng kinh tế của thế giới, nhưng các ngành công nghiệp tri thức của Ấn Độ vẫn còn hướng về phía Mỹ và châu Âu.
Với các hiệp định tự do thương mại hiện nay, nó đã giúp gia tăng sự tham gia vào các thị trường phát triển của khu vực Đông Nam Á và thu hút đầu tư nước ngoài và cần thiết để duy trì tăng trưởng trong nước, nhưng cũng yêu cầu Ấn Độ cần cải thiện cơ sở hạ tầng của mình cũng như hướng về phía trước với các cải cách kinh tế để có thể làm cho Ấn Độ trở thành một quốc gia hấp dẫn môi trường đầu tư nước ngoài.
Với nhiều quốc gia Đông Nam Á đang lo lắng với những hành động hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông, Ấn Độ đang sở hữu một cơ hội để làm sâu sắc thêm mối quan hệ chiến lược với các nước này để đóng góp cho một châu Á hòa bình và thịnh vượng.
Tuyên bố gần đây của Đô đôc hải quân Ấn Độ là một khởi đầu tốt, nhưng New Delhi cần phải chủ động trong việc cung cấp sự hỗ trợ cho các quốc gia ven biển trong việc bảo đảm tự do hàng hải dọc theo tuyến đường biển quan trọng ở biển Đông.
Quan trọng hơn, Ấn Độ có thể tạo ảnh hưởng ngoại giao giúp khu vực hướng tới các giải pháp đa phương trong các tranh chấp, chứ không phải là các giải pháp song phương như Trung Quốc mong muốn.
Sau 20 năm tham gia hợp tác với ASEAN, mối quan hệ của Ấn Độ đã sẵn sàng để kết trái. Sự kết hợp của việc tự do hóa kinh tế ở Ấn Độ và chia sẻ lợi ích chiến lược đã làm cho Ấn Độ trở thành một đối tác quan trọng với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, nếu Ấn Độ muốn đạt được nhiều hơn nữa những thành quả của mối quan hệ đối tác với các nước láng giềng Đông Nam Á, Ấn Độ cần thể hiện sự mạnh mẽ hơn nữa trong chính sách đối ngoại và hành động quyết đoán ở khu vực quốc tế cũng cần cải cách nội bộ. Đó là thử thách cho New Delhi ?
Walter C Ladwig phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Oxford
Bangkokpost
Tags:
Chính Trị Quốc Phòng
Comments[ 0 ]
Post a Comment