Trước một kẻ thù to lớn, hung hăng, hiếu chiến, điều quyết định đầu tiên là Hải quân Việt Nam có dám đánh lại chúng hay không? Vì chỉ khi dám đánh mới nghĩ ra cách đánh để thắng.Việt Nam lặng lẽ trang bị cho mình những thứ cần thiết đủ để đối đầu mà chẳng dọa nạt ai và có vẻ như cũng chẳng coi sự dọa nạt của ai là cái gì hết.
Lực lượng Hải quân Việt NamDám đánh vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.Vấn đề cũng cần thiết phải đặt ra bởi trong suốt chiều dài chống ngoại xâm của dân tộc Việt, chẳng phải trong lần chống Nguyên Mông xâm lược lần thứ 2, khi phía Nam quân Toa Đô đánh thốc ra, phía Bắc bị Thoát Hoan và Ô Mã Nhi với lời tuyên bố ngạo mạn: “Cha con Nhật Huyên (hiệu úy của vua Trần) dù có chạy lên trời thì quân Nguyên Mông cũng lên trời tìm bắt…” khiến vua Trần có ý định xin hàng hay sao?.
Lịch sử ghi nhận ý định này và cũng đồng thời phủ định, bằng lời nói bất hủ biểu hiện ý chí của dân tộc Việt “Nếu bệ hạ muốn hàng hãy chém đầu thần trước đã”, bằng chiến thắng hiển hách mà Nhật Bản phải cảm ơn Trần Hưng Đạo và dân tộc Việt, bởi không có trận thắng này thì hơn 400 thuyền chiến của Ô Mã Nhi thay vì tấn công Nhật Bản (lần thứ nhất bị bão đánh chìm gần hết 500 tàu chiến) đã phải dừng lại để rửa hận bằng cuộc tấn công xâm lược lần thứ 3 vào Việt Nam.
Cụm tàu chiến đấu sân bay Mỹ, thiếu nó không thể gọi là Hải quân tác chiến tầm xaTrong thời đại Hồ Chí Minh, khi 50 vạn quân Mỹ tràn vào miền Nam với sức mạnh khủng khiếp, vượt trội hàng trăm lần, chính quyền Ngô Đình Diệm hô hào lấp sông Bến Hải, Trung Quốc sợ, can đừng đánh Mỹ mà chúng ta vẫn dám đánh thì ngày nay, thế và lực Việt Nam đã khác, dám đánh là chắc chắn rồi, chẳng phải nghi ngờ điều đó.
Ý chí, tư tưởng “dám đánh” để bảo vệ biển đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc đã biểu hiện rõ từ ngay người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và quân đội Việt Nam. Đương nhiên, dân tộc Việt thì luôn mang trong mình truyền thống “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” là không phải bàn.
Cho đến thời điểm này, chỉ cần nhìn qua cung cách chuẩn bị tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí, sử dụng lực lượng…cho thấy HQVN không ngán ngại một đối tượng nào.
Biết đánh để chiến thắng.
Sức mạnh của lực lượng Hải quân tác chiến tầm xa (HQTX) và sức mạnh của lực lượng Hải quân tác chiến tầm gần (HQTG) trong chiến tranh hiện đại sử dụng vũ khí công nghệ cao nếu so sánh thì chỉ cho kết quả mang tính tương đối.
Chẳng hạn, chỉ riêng một cụm tàu chiến đấu sân bay Mỹ khi tranh chấp Trường Sa thì không thể đương đầu nổi về phương diện thời gian tác chiến và hỏa lực của không quân và tên lửa bờ của Việt Nam.
Cụm tàu chiến đấu sân bay Trung Quốc, thiếu nó không thể gọi là Hải quân tác chiến tầm xaVề hỏa lực, nếu Mỹ có 70-80 máy bay và hàng trăm quả tên lửa Tomahok thì Việt Nam cũng có hàng chục sân bay trên bờ và hàng trăm tên lửa đất đối hải, nhưng về thời gian tác chiến thì Mỹ bị hạn chế, trong khi Việt Nam không bị hạn chế. Vì nếu không có căn cứ quân sự hay hay tàu phục vụ hậu cần thì Mỹ gặp vô vàn khó khăn không thể giải quyết.
Tất nhiên khi chiến tranh trên biển xảy ra thì các cường quốc biển với lực lượng Hải quân tác chiến tầm xa của họ không chỉ sử dụng một cụm tàu chiến đấu sân bay mà còn rất nhiều lực lượng khác như tàu ngầm, tàu khu trục tên lửa, máy bay tàng hình…cùng tham gia.
Nhưng so sánh đơn lẻ, tách rời như vậy để chứng tỏ một điều rằng Hải quân Việt Nam chẳng cần phải có tàu sân bay và nếu như Hải quân một quốc gia nào đó đóng tàu sân bay, tàu khu trục lớn, xây dựng cụm tàu chiến đấu…là do nhu cầu tác chiến chứ không phải để chiếm ưu thế tác chiến.
Ưu thế lớn nhất của HQTX là hỏa lực tấn công rất mạnh và tập trung bởi một lực lượng lớn với thời gian tác chiến ngắn, đánh nhanh, thắng nhanh. Đối phương luôn giành quyền chủ động đánh đòn phủ đầu (gây chiến trước). Quốc gia ven biển nào thiếu bản lĩnh, thiếu kinh nghiệm chiến tranh sẽ dễ dàng sụp đổ hoặc mất sức chiến đấu ngay từ loạt đạn đầu.
Tuy nhiên, đối tượng tác chiến của HQTX không chỉ là HQTG mà gồm lực lượng phòng thủ biển từ đất liền, cho nên khi tác chiến sẽ tồn tại những “tử huyệt” bất khả kháng như: phải tấn công vào một khu vực chọn sẵn của đối phương (khu vực phòng thủ); vị trí xuất phát tấn công phải ngoài tuyến đầu của hệ thống phòng thủ đối phương; đội hình tác chiến rộng, dài và nhiều thành phần tham gia mà khả năng phòng thủ của nó như các tàu phục vụ hậu cần… kém nên dễ bị tiêu diệt.
Trong khi đó, HQTG nói chung và của Hải quân Việt Nam nói riêng cũng có những ưu thế lớn, đó là: Được sự hỗ trợ tấn công rất lớn của đất liền và các đảo; lợi dụng được địa hình địa vật ngụy trang, ém sẵn lực lượng để tổ chức phòng thủ và tấn công; chỉ cần bảo đảm không bị tê liệt khi đối phương tác chiến điện tử thì thời gian sẽ là vũ khí “hố đen” hủy hoại đối phương.
Để chiến thắng HQTX, HQTG cùng lực lượng phòng thủ biển phải làm được 3 vấn đề cốt yếu:
Kiên quyết không cho đối phương triển khai vị trí xuất phát tấn công trong khu vực phòng thủ, buộc chúng dạt ra xa để tạo điều kiện cho lực lượng đánh chặn có thời gian đối phó, đồng thời làm giảm độ chính xác của hỏa lực đối phương.
Dám đánh, biết đánh để thắng Hải quân tác chiến tầm xa của địchKhông được để hệ thống thông tin liên lạc, chỉ huy và hệ thống “ngắm bắn” bị đối phương áp chế. Bị “điếc và mù” coi như thất bại trong công cuộc phòng thủ đất nước và sẽ chịu vô vàn khó khăn, tổn thất xương máu sau này.
Lợi dụng địa hình, ngụy trang, phân tán lực lượng để tránh bị hỏa lực mạnh, tập trung của đối phương tiêu diệt (Ưu thế của HQTX khiến cho HQTG và lực lượng phòng thủ biển bị nguy hiểm nhất là sự chủ động khi mở màn tấn công, tức là sử dụng đòn đánh phủ đầu). Đây là sự bảo toàn lực lượng cực kỳ quan trọng, nếu chỉ cần 80% lực lượng tai qua nạn khỏi bởi đòn phủ đầu của đối phương thì coi như chiến thắng.
Làm được những điều cốt yếu trên nghĩa là đã bẻ gãy đòn đánh phủ đầu của đối phương hoặc biến đòn đánh phủ đầu thành đòn đánh không bị bất ngờ làm phá sản yêu cầu tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh” của đối phương ”. Lúc đó, đòn phản công vào các “tử huyệt bất khả kháng” của HQTX bắt đầu.
Những điều cốt yếu này rất dễ thấy bởi từ sự quan tâm của các vị lãnh đạo; từ sự mua sắm, cải tiến, chế tạo vũ khí và từ sự bố trí lực lượng trên chiều dài đất nước.
Việt Nam lặng lẽ trang bị cho mình những thứ cần thiết đủ để đối đầu mà chẳng dọa nạt ai và có vẻ như cũng chẳng coi sự dọa nạt của ai là cái gì hết.
Tác giả Lê Ngọc Thống - nguyentandung.org
Comments[ 0 ]
Post a Comment