Hải giám Trung Quốc thống lĩnh ’đội quân tuần tra’ Biển Đông
Sunday, March 10, 2013
Reuters và THX đưa tin, ngày 10/3, Trung Quốc đã công bố các chi tiết của kế hoạch cải tổ chính phủ.
Trung Quốc giao Hải giám thống lĩnh các lực lượng “tuần tra“ Biển ĐôngTheo đó nước này quyết định tái cơ cấu Cục Hải dương Quốc gia để đặt các lực lượng thực thi pháp luật biển, hiện nằm trong nhiều bộ khác nhau, dưới sự quản lý thống nhất của một cơ quan duy nhất là Bộ Đất đai và tài nguyên Trung Quốc quản lý.Hiện tại Trung Quốc duy trì khá nhiều lực lượng để thực hiện cái gọi là "tuần tra", "chấp pháp", "bảo vệ chủ quyền" trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, tuy nhiên các lực lượng này được đánh giá là phân tán, chức năng chồng chéo và hiệu quả không cao, cần phải nhanh chóng cải tổ lại bộ máy.Lần này, các lực lượng Cảnh sát biên phòng ven biển thuộc Bộ Công an, Ngư chính thuộc Bộ Nông nghiệp, Tuần tra Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan sẽ về đầu quân dưới trướng Cục Hải dương quốc gia, sáp nhập cùng với lực lượng Hải giám trở thành đội quân "tuần tra chấp pháp" trên các vùng biển tranh chấp.Tuy nhiên, sau khi thống nhất thành một mối do lực lượng Hải giám làm nòng cốt, Trung Quốc vẫn duy trì hoạt động quản lý ngành dọc của các bộ ngành đối với lực lượng của mình, về mặt danh nghĩa các lực lượng sáp nhập này sẽ thực hiện cái gọi là "tuần tra, chấp pháp" với danh nghĩa của Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc hoặc Cục Cảnh sát biển Trung Quốc.Về mặt nghiên cứu chính sách biển, sách lược chiến lược biển tầm vĩ mô, Trung Quốc quyết định thành lập Ủy ban Hải dương quốc gia, đề án cụ thể sẽ do Cục Hải dương Trung Quốc chuẩn bị.Ngoài ra, trong kế hoạch cải tổ Chính phủ, Trung Quốc còn giảm số bộ trong nội các từ 27 xuống 25, trong đó có việc giải thể Bộ Đường sắt đầy quyền lực.Theo tuyên bố đưa ra trong phiên họp quốc hội thường niên đang diễn ra, Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ sáp nhập Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình với Bộ Y tế, đồng thời tăng cường quyền lực của các cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc men, nhằm phản ứng với một loạt vụ bê bối gần như không ngớt liên quan đến an toàn sản phẩm.Ngoài ra, Cơ quan Năng lượng Quốc gia cũng sẽ được cải tổ để đồng bộ hóa hệ thống hành chính và quản lý trong lĩnh vực năng lượng.Bên cạnh đó, hai cơ quan báo chí là Tổng cục Báo chí và Xuất bản và Cục phát thanh, điện ảnh và truyền hình quốc gia sẽ hợp nhất thành một thực thể để giám sát các lĩnh vực báo chí, xuất bản, phát thanh, điện ảnh và truyền hình.Những cải cách này đánh dấu đợt cải tổ chính phủ lớn nhất của Trung Quốc kể từ năm 1998 và là nỗ lực cải cách thứ bảy trong 30 năm qua, trong bối cảnh ban lãnh đạo Trung Quốc tìm cách thiết lập ít bộ hơn nhưng với quy mô lớn hơn để nâng cao hiệu quả và giải tỏa các quan ngại của công chúng về cơ chế hoạt động của bộ máy hành chính, cũng như giảm bớt sự can thiệp của chính quyền vào thị trường và các vấn đề xã hội.Nguồn Xã Luận
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment