Cái bắt tay của cảnh sát Đài Loan-TQ ở Biển Đông
Tuesday, March 12, 2013
Vương Tiến Vượng, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Đài Loan cho hay lực lượng này sẽ tăng cường "hợp tác" và trao đổi thông tin với Cảnh sát biển Trung Quốc trong việc tăng cường cái gọi là "tuần tra" trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 11/3 dẫn lời Vương Tiến Vượng, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Đài Loan cho hay lực lượng này sẽ tăng cường "hợp tác" và trao đổi thông tin với Cảnh sát biển Trung Quốc trong việc tăng cường cái gọi là "tuần tra" trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Vương Tiến Vượng cho hay, trước mắt Đài Loan và Trung Quốc sẽ thông qua các cuộc hội thảo giữa cơ quan nghiên cứu cũng như lực lượng Cảnh sát biển hai bờ eo biển Đài Loan để trao đổi những "ý tưởng" cũng như những nỗ lực mở rộng hoạt động trên thực tế.
Lực lượng Cảnh sát biển Đài Loan tuyên bố sẽ tăng cường cái gọi là "tuần tra" trên Biển Đông và nhóm đảo Senkaku ngoài Biển Hoa Đông. Đài Loan cũng "tuyên bố chủ quyền" đối với 2 khu vực này.
Tàu Đài Loan đã trở nên manh động hơn trên các vùng biển tranh chấp buộc Cảnh sát biển Nhật Bản phải dùng vòi rồng đối phó.
Ông Vượng cho biết Cảnh sát biển Đài Loan phụ trách giải quyết các vấn đề "một cách hòa bình và hợp lý", ưu tiên bảo vệ "quyền đánh cá" của mình trong khu vực. Vương Tiến Vượng cho biết thêm, sức mạnh phòng thủ của Đài Loan tại đảo Ba Bình (nằm trong quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam bị Đài Loan chiếm đóng trái phép - PV) đã được tăng cường với cối 40 mm và 120 mm triển khai hồi tháng 8, tháng 9 năm ngoái.
Hiện tại Đài Loan duy trì lực lượng "bán vũ trang" đồn trú trái phép tại đảo Ba Bình và kiểm soát trái phép Bãi Bàn Than ở Trường Sa do Cục Cảnh sát biển thuộc Viện Hành chính quản lý. Là một bên tranh chấp, nhưng chưa bao giờ Đài Loan được tham gia cơ chế đàm phán giải quyết vấn đề do lực cản từ phía Trung Quốc.
Trong một động thái có liên quan, Trung Quốc vừa quyết định cải tổ bộ máy "chấp pháp trên biển" theo hướng tập trung các lực lượng khác nhau về dưới trướng Cục Hải dương quốc gia thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên quản lý, lấy Hải giám làm chủ lực. Tất cả các lực lượng tuần tra biển của Trung Quốc tới đây sẽ lấy danh nghĩa Cảnh sát biển Trung Quốc.
Hiện tại Trung Quốc đang duy trì một lực lượng tàu thuyền khá lớn hoạt động trái phép ngoài Biển Đông, trong đó 1 biên đội Hải tuần 3 tàu 1 trực thăng hoạt động trái phép tại khu vực Đá Vành Khăn - Trường Sa, 1 biên đội tàu Ngư chính đang hoạt động trái phép tại bãi cạn Scarborough và 1 biên đội Hải giám 3 tàu 1 trực thăng đang hoạt động trái phép tại quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam).
Theo GDVN/ CNA
Tags:
Biển Đông
Comments[ 0 ]
Post a Comment